Giám đốc Công an tỉnh ra đường bắt xe
Đây là lần đầu tiên người dân sống gần trạm cân ở Thừa Thiên – Huế chứng kiến số lượng xe tải bị đưa về kiểm tra và xử phạt nhiều đến vậy
Sau khi Báo Người Lao Động phản ánh tình trạng một số CSGT làm việc tại Trạm Kiểm tra tải trọng xe tỉnh Thừa Thiên – Huế lơ là, tạo điều kiện cho xe quá tải vượt trạm, khuya 4-8, đích thân thiếu tướng Mai Văn Hà, Giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế và đại tá Lê Quốc Hùng, phó giám đốc, đã có mặt tại trạm cân để chỉ đạo kiểm tra, xử lý.
Vây ráp xe quá tải
Khoảng 20 giờ ngày 4-8, có mặt tại Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động (TC008) tỉnh Thừa Thiên – Huế đóng trên Quốc lộ 1A (đoạn qua xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy), phóng viên Báo Người Lao Động nhận thấy rất nhiều xe tải mang biển kiểm soát của các tỉnh Bình Định, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị… đậu gần trạm cân chờ cơ hội vượt trạm.
Ở phía Bắc trạm cân, các xe quá tải chở gỗ tràm xuất phát từ Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị nằm án binh bất động. Cánh tài xế đã bỏ xe lân la tới gần trạm cân quan sát lực lượng chức năng và liên tục điện thoại báo tình hình cho nhau. Đến khoảng 21 giờ, thấy cán bộ trạm cân không chặn xe từ hướng Bắc vào Nam nên ngay lập tức, rất nhiều xe chở gỗ tràm đánh liều vượt trạm. Mỗi đợt có 3-4 chiếc nối đuôi nhau, nép sau các xe container chạy qua trạm với tốc độ cao.
Xe quá tải phóng nhanh sau khi vượt Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Thừa Thiên – Huế Ảnh: QUANG TÁM
Từ 21 giờ 35 phút, lượng xe chở gỗ tràm án ngữ phía Bắc (cách trạm chưa tới 50 m) lên đến hàng chục chiếc, kéo dài vài cây số khiến nhiều phương tiện khác lưu thông qua đây rất khó khăn. Lúc này, một xe chở gỗ tràm tăng tốc định vượt trạm, các xe khác được đà rồ ga chạy theo. Vừa đến trạm cân, chiếc xe này bất ngờ bị chặn lại khiến tài xế các xe chạy phía sau hoảng loạn tấp vào lề ở khu vực trạm cân. Các xe quá tải rơi vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan, phải dàn hàng hai, hàng ba.
Gần 23 giờ cùng ngày, thiếu tướng Mai Văn Hà và đại tá Lê Quốc Hùng có mặt tại trạm cân để chỉ đạo kiểm tra, xử lý. Ngay lập tức, hàng chục CSGT, cảnh sát cơ động, Công an thị xã Hương Thủy cùng với 2 xe cẩu của CSGT… được điều động tới hiện trường.
Lực lượng chức năng liền triển khai tới các địa điểm xe quá tải đậu né trạm, áp tải đưa về trạm kiểm tra. Quá lo sợ trước sự quyết liệt của lực lượng chức năng, cánh tài xế đánh liều quay đầu bỏ chạy vào các trạm xăng dầu hoặc lên đường tránh TP Huế.
Cùng thời điểm này, tại phía Bắc trạm cân, lực lượng CSGT bố trí nhiều xe tuần lưu chốt chặn và áp tải các xe quá tải né dọc đường về trạm. Sau khi chỉ đạo tại trạm cân, thiếu tướng Mai Văn Hà và đại tá Lê Quốc Hùng đến các cây xăng, khu vực xe né trạm để kiểm tra, vận động và áp tải xe về trạm cân.
Chấn chỉnh cán bộ, xử lý cò xe
Theo báo cáo của Phòng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế, từ 22 giờ ngày 4 đến 6 giờ ngày 5-8, tổng cộng 65 xe đã được đưa vào kiểm tra, trong đó có 25 xe bị nhắc nhở, 40 xe bị lập biên bản chở quá tải từ 50%-60%.
Đến sáng 5-8, ở khu vực quanh các cây xăng, đường tránh còn rất ít xe chở gỗ tràm đậu. Lực lượng CSGT vẫn kiểm tra dọc đường, áp tải xe quá tải về trạm. Trong sáng cùng ngày có thêm 12 xe (chủ yếu chở gỗ tràm) bị lập biên bản vì quá tải trọng từ 30%-50%. Trong tổng số 52 xe bị xử phạt có đến 45 xe mang biển số của tỉnh Thừa Thiên – Huế (chiếm trên 86,5% xe vi phạm). Nhiều người dân sống tại trạm cân cho biết đây là lần đầu tiên họ chứng kiến số lượng xe bị đưa vào kiểm tra và xử phạt nhiều đến vậy.
Đại tá Lê Quốc Hùng cho biết việc kiểm tra, chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế vào tối 4-8 và rạng sáng 5-8 nhằm chấn chỉnh một số vướng mắc sau khi trạm cân chuyển về Phú Bài.
Theo đại tá Hùng, trong hơn 2 tuần chuyển trạm cân về vị trí mới, tài xế lợi dụng khu vực này đang thi công đường nên đậu xe gây ách tắc nhằm tạo áp lực lên lực lượng chức năng. Vì vậy, trong một vài thời điểm, lực lượng CSGT không thể tiến hành kiểm tra tải trọng xe vì sợ tắc đường, tai nạn giao thông khiến xe lọt trạm.
Công an tỉnh đã triển khai chiến dịch đồng bộ nhằm xử lý xe né trạm, dừng đậu tại các cây xăng, trục đường giao thông, khu vực tiếp giáp. Bước đầu, quá trình kiểm tra dọc tuyến đã ghi nhận hàng trăm xe dừng đậu, lực lượng chức năng đã lập biên bản xử lý, chứng minh vi phạm, vận động tài xế đưa xe về trạm kiểm tra. “Chúng tôi không phân biệt xe địa phương hay ngoại tỉnh và sẽ luôn bố trí lực lượng CSGT, công an địa phương, xe cẩu… để xử lý xe né trạm” – đại tá Lê Quốc Hùng nói.
Đại tá Lê Quốc Hùng cho biết thêm chiến dịch này cũng nhằm kiểm tra, xác minh thông tin xuất hiện cò bảo kê, lừa tài xế tại trạm cân. Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế đã chỉ đạo nghiêm cấm lực lượng công an ăn cơm trong khi làm nhiệm vụ tại trạm cân nhằm tránh sơ hở để xe lọt trạm. Đồng thời đã kiến nghị Sở Giao thông Vận tải tỉnh Thừa Thiên – Huế cắm các bảng dừng đậu 2 đầu trạm cân (5 km về mỗi phía); thống nhất xử lý tải trọng theo thiết kế xe, không xử phạt nếu xe vi phạm dưới 10%.
Video đang HOT
Bất lực trước cò xe
Trạm cân trọng tải ở tỉnh Bình Thuận được coi là một trong những cửa ải khó qua nhất của cánh tài xế lái xe quá tải bởi không thực hiện việc đóng chốt, kiểm tra một chỗ mà cho 2 ô tô liên tục đi tuần tra, kiểm soát 24/24 giờ trên quốc lộ. Nếu phát hiện xe có dấu hiệu chở quá tải, lực lượng chức năng sẽ đuổi theo, yêu cầu đưa vào trạm cân kiểm tra. Tuy vậy, sau 2 ngày đêm theo dõi, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số xe có dấu hiệu quá tải lách được trạm cân này vào những giờ cao điểm từ 18 giờ đến 20 giờ và 22 giờ đến 3 giờ.
Lúc 18 giờ ngày 31-7, tại trạm cân này, nhiều xe tải chủ động kéo bạt phủ phía sau lên cao, lộ phần thùng trống hoặc hàng hóa nhẹ để chạy qua trạm, khỏi bị kiểm tra. Nhân cơ hội xe tuần tra vừa rời khỏi trạm đi tuần, 1 xe tải có dấu hiệu chở quá tải đã luồn qua trạm. Khoảng 20 phút sau, một chiếc xe nữa cũng vượt trạm bằng cách này. Từ 18 giờ đến 20 giờ ngày 31-7, thêm vài xe có dấu hiệu quá tải len lỏi giữa dòng xe container và xe khách đông đúc vượt trạm. Đến 3 giờ ngày 1-8, xe lưu thông qua trạm khá nhiều. Hai chiếc xe tuần tra của trạm cân thay nhau đi tuần liên tục trên đường theo 2 hướng của trạm cân. Từ 3 giờ đến 5 giờ, dù lưu lượng xe tải và container qua trạm có dấu hiệu quá tải khá nhiều nhưng chỉ có 3 xe được đưa vào kiểm tra.Tình trạng tương tự cũng xảy ra vào chiều tối 1-8.
Ở trạm cân Bình Thuận có gần 50 cò xe túc trực suốt đêm ngày. Nhiều nhất là ở khu vực quán cà phê Thắng Hải (cách trạm cân chừng 100 m), một nhóm khoảng 7 người ẩn nấp, chia nhau theo dõi xe tuần tra và chỉ đạo, dẫn đường cho xe vượt trạm. Ở các khu vực đối diện trạm cân, chốt xe ôm, đường dẫn vào Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận…, lúc nào cũng có hàng chục cò theo dõi mọi động tĩnh của trạm cân.
Xem những hình ảnh do chúng tôi cung cấp, ông Huỳnh Ninh Thạch, Chánh Thanh tra giao thông tỉnh Bình Thuận, cho hay thanh tra giao thông đi tuần chỉ cần nghe tiếng xe chạy ì ạch, nhìn độ lún bánh xe để nhận định xe quá tải hay không rồi mới đưa vào kiểm tra, chứ thấy xe nào cũng bắt vào sẽ gây phiền hà cho dân. “Tuy kiểm tra, nhận định bằng mắt thường nhưng khả năng phán đoán của anh em rất chính xác. Có thể những xe qua trạm do anh em cho rằng không quá tải nên không yêu cầu vào kiểm tra” – ông Thạch giải thích.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Long, Trạm trưởng Trạm Kiểm tra tải trọng lưu động tỉnh Bình Thuận, khẳng định: “Nếu đi trên Quốc lộ 1 thì khó có xe quá tải vượt trạm. Nhiều xe tải phủ bạt kín mít và nhô cao lên, nhìn bên ngoài có vẻ rất lớn, trông như quá tải nhưng thực tế lại rất nhẹ, khi đưa vào trạm kiểm tra thì không hề vượt tải”.
“Chúng tôi không thể làm gì được cò. Mọi động tĩnh của chúng tôi đều bị giám sát” – ông Thạch nói và cho hay đã có văn bản yêu cầu công an điều tra, xử lý nạn cò dẫn đường xe quá tải nhưng đến nay vẫn chưa thấy công an TP Phan Thiết hồi âm.
Theo Vietbao
Sản phụ chết bất thường, trách nhiệm thuộc về ai?
Liên tiếp xảy ra các trường hợp sản phụ tử vong trong thời gian vừa qua, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế cũng có một phần trách nhiệm khi thiếu các biện pháp tích cực để làm hạn chế tình trạng này.
Vài năm trở lại đây những vụ sản phụ chết bất thường diễn ra ngày càng phổ biến. Điều khiến dư luận bức xúc và đặt ra câu hỏi lớn là tại sao trang thiết bị ngành Y tế ngày càng hiện đại, đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu nhưng những cái chết thương tâm của các sản phụ vẫn diễn ra?
Tại sao trước sự ra đi của các sản phụ, sự mất mát của các gia đình, hầu như chưa có cá nhân nào chịu sự trừng phạt của pháp luật? Phải chăng điều này cũng khiến một số người chịu trách nhiệm cho sự an toàn của sản phụ và trẻ sơ sinh chưa nhận thức rõ được nhiệm vụ của mình, dửng dưng trước những nguy hiểm cận kề mà các sản phụ đang phải đối mặt?
Để có điểm nhìn pháp lý rõ hơn về vấn đề này, báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Luật sư Giang Hồng Thanh - Văn phòng luật sư Giang Thanh.
- Mới đây nhất, ngày 15/7, tại BV Đa khoa tỉnh Bình Thuận, sản phụ Nguyễn Thị Minh Hồng khi sinh nở tại viện đã tử vong, chỉ cứu được bé sơ sinh nặng 3,2 kg. Trước đó không lâu, ngày 4/7, sản phụ Lê Thị Thu cũng đột ngột tử vong tại Bệnh viện TP Huế. Chị Phí Thị Thúy khi sinh con tại Bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành, Hải Dương cũng đã ra đi đột ngột vào rạng sáng ngày 2/4. Trước những thông tin về cái chết thương tâm thời gian gần đây, Luật sư đánh giá như thế nào về tính chất cũng như mức độ của sự việc?
Thật ra không phải chỉ từ đầu năm 2014 trở lại đây mà trong cả năm 2013 hoặc 2012 đều liên tiếp xảy ra các vụ sản phụ tử vong đã được báo chí đưa tin khiến người dân vô cùng bức xúc.
"Chửa cửa mả" là đúc kết từ xa xưa, cho thấy sự nguy nan của sản phụ trong quá trình sinh con. Chỉ một sơ suất nhỏ của người hộ sinh cũng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường cho mẹ và em bé.
Đã là muộn để có sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Y tế cũng như của các cơ quan chức năng nhằm hạn chế những tai biến sản khoa, nhưng còn hơn là để sự việc trở thành không thể khắc phục được.
Các cơ quan ban ngành cần làm rõ trách nhiệm cá nhân đối với từng trường hợp tử vong cụ thể cũng như trách nhiệm của người quản lý khi mà tình trạng này xảy ra ngày càng nhiều.
Người nhà của sản phụ Lê Thị Thu (thôn Dạ Khê, Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) đau lòng trước sự ra đi đột ngột của chị và đứa con sắp sinh.
- Người nhà bệnh nhân cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết thương tâm của các sản phụ là do trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém cũng như khả năng chẩn đoán và điều trị của các bác sĩ còn hạn chế. Luật sư nhận định như thế nào về trách nhiệm của các y bác sĩ trong sự việc này?
Việc xác định có sự yếu kém trong trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bác sỹ, người hộ sinh hay không khi sản phụ tử vong cần phải dựa vào quy trình làm việc, phác đồ điều trị được ban hành, dựa vào kết luận của cơ quan có thẩm quyền...
Bản thân luật sư không thể khẳng định được rằng những người tham gia hộ sinh đã làm hết trách nhiệm hay chưa. Nhưng tất cả mọi người, đặc biệt là thân nhân sản phụ, có quyền đặt ra những nghi ngờ và họ cần phải được cơ quan chức năng giải đáp những nghi ngờ đó.
- Theo Luật sư, kíp hộ sinh cũng như bệnh viện phải có trách nhiệm bồi thường như thế nào cho gia đình các sản phụ?
Theo quy định của pháp luật, khi có thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe xảy ra, người bị hại hoặc đại diện của họ có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại bồi thường.
Nếu người gây thiệt hại là kíp hộ sinh thì bệnh viện có trách nhiệm đứng ra bồi thường. Các khoản phải bồi thường gồm có chi phí mai táng cho người bị thiệt hại về tính mạng, tổn thất về tinh thần cho những người thân của người đó và tiền cấp dưỡng cho những người mà người đã chết có trách nhiệm nuôi trước khi chết như con cái, cha mẹ...
- Theo Luật sư, ngành Y tế có trách nhiệm như thế nào khi để xảy ra hàng loạt cái chết bất thường của các sản phụ?
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, trong đó có lĩnh vực sức khỏe sinh sản.
Trong phạm vi của mình, Bộ Y tế ban hành các tiêu chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản; quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, đồng thời giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Trước sự việc liên tiếp xảy ra các trường hợp sản phụ tử vong trong thời gian vừa qua, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế cũng có một phần trách nhiệm khi thiếu các biện pháp tích cực để làm hạn chế tình trạng này.
Các biện pháp tích cực thể hiện qua việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát quy trình thực hiện kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản; xác minh nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên và giải pháp ngăn chặn; phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra hoặc cơ quan chức năng khác để truy cứu trách nhiệm đối với cán bộ nhân viên do mình quản lý đã gây ra cái chết cho sản phụ...
Một khi Bộ Y tế thực hiện đồng bộ và quyết liệt các biện pháp trên, khi đó có thể nói Bộ đã làm tròn trách nhiệm của mình và chắc chắn sẽ hạn chế được những tai biến sản khoa đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến cái chết cho nhiều sản phụ.
- Vụ việc có thể khởi tố vụ án hình sự để điều tra hay không, thưa Luật sư?
Để có thể khởi tố vụ án hình sự, cơ quan điều tra sẽ phải tìm hiểu việc sản phụ tử vong là do nguyên nhân khách quan (bệnh lý...) hay chủ quan (lỗi của một cá nhân nào đó...).
Nếu là do lỗi của cá nhân thì tùy vào hành vi cụ thể, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo những tội danh tương ứng.
Tuy nhiên như tôi đã nhắc đến ở trên, từ trước đến nay chúng ta chưa thấy có cá nhân nào bị xử lý hình sự trong các trường hợp sản phụ bị tử vong. Vậy thì đó là do các sản phụ bị chết đều vì nguyên nhân bệnh lý, hay đã có sự bao che ở đây?
Dư luận rất mong nhận được câu trả lời của cơ quan chức năng để sự việc được sáng tỏ.
- Xin cảm ơn luật sư!
Một số vụ sản phụ tử vong trong thời gian gần đây
- Ngày 15/7, Văn phòng UBND tỉnh Bình Thuận cho biết Chủ tịch tỉnh vừa có văn bản giao Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo BV Đa khoa tỉnh Bình Thuận tổ chức kiểm điểm, làm rõ nguyên nhân dẫn đến sản phụ Nguyễn Thị Minh Hồng tử vong tại bệnh viện tỉnh ngày 18/5.
Cụ thể, vào ngày 18/5, chị Hồng (33 tuổi) là giáo viên mầm non có đến khoa Sản BV Đa khoa tỉnh Bình Thuận để sinh con. Vào 15h, gia đình chị Hồng có yêu cầu đẻ mổ. Tuy nhiên, chị Hồng khi đưa vào phòng sinh lại không được mổ luôn mà phải đợi đến mãi 20h ngày 18/5.
Sau khi bệnh viện yêu cầu gia đình ký cam kết hút thai cứu bé thì chị Hồng tử vong, chỉ cứu được bé sơ sinh nặng 3,2 kg.
- Ngày 4/7, chị Lê Thị Thu (43 tuổi, trú thôn Dạ Khê, Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế) đến Bệnh viện TP Huế khám thai để chuẩn bị sinh thì được bác sĩ ở đây khám và hẹn ngày 9/7 tới nhập viện.
Đến ngày 7/7, do thai quá ngày dự sinh, gia đình chị Thu trở lại Bệnh viện TP Huế xin chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế, nhưng bác sĩ từ chối lời đề nghị của gia đình và tiếp tục hẹn đến ngày 9/7 nhập viện.
Chị Thu nhập viện đúng hẹn, cho đến 9h thì bị đau bụng nên bệnh viện chuyển vào phòng sinh và chỉ định sinh thường. Nhưng đến khoảng 13h30 cùng ngày, bác sĩ thông báo sản phụ Thu nguy kịch phải chuyển lên Bệnh viện Trung ương Huế cấp cứu.
Khi được chuyển đến khoa sản Bệnh viện Trung ương Huế, sản phụ Lê Thị Thu đã hôn mê sâu, tim đập yếu, không có mạch, xuất huyết âm đạo và miệng.
Chị Thu nhập viện được khoảng 5 phút thì tim ngưng đập. Mặc dù bác sĩ đã đánh sốc điện để lấy lại nhịp tim, tim sản phụ đập trở lại nhưng rất yếu, nghi chết não. Thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ. Đến khoảng 22h ngày 9/7 thì chị Thu tử vong. Sáng 10/7, thi thể sản phụ Lê Thị Thu và thai nhi đã được người thân đưa về nhà lo hậu sự.
Sự việc thương tâm trên cũng xảy ra với sản phụ Phí Thị Thúy (ở 14A, Chu Văn An, TP Hải Dương) khi sinh con tại Bệnh viện đa khoa huyện Kim Thành vào rạng sáng ngày 2/4.
Được biết, chị Thúy nhập viện vào lúc 9h sáng ngày 1/4 trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường. Các bác sĩ khi chuẩn đoán cho thai nhi kết luận sản phụ đẻ bình thường.
Đến 22h đêm ngày 1/4, chị Thúy có triệu chứng bất thường như đau, chảy chất dịch, gia đình chị có thông báo cho các bác sĩ trong kíp trực đêm đó, nhưng đến 0h25 đêm ngày 2/4 bác sĩ mới có mặt.
Mãi cho tới 2h sáng ngày 2/4, chị Thúy được đưa lên tầng 2 của bệnh viên để mổ cấp cứu. Tuy nhiên đến 4h sáng thì chị Thúy tử vong.
VIỆT HƯƠNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cha thú tính ép con gái làm "nô lệ tình dục" Gia đình luôn là chỗ dựa cho mọi người, nhưng đối với bị hại trong bài viết này thì hoàn toàn khác. Mới hơn 15 tuổi, em đã bị cha ruột ép quan hệ. Cái kết dành cho vụ án đã có nhưng nỗi đau của bị hại cùng những người liên quan mãi không thể phai nhòa. Người cha thú tính Nguyễn...