Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai:”Các băng nhóm “tín dụng đen” núp bóng doanh nghiệp”
Liên quan đến vấn đề tình hình “ tín dụng đen”, trả lời chất vấn về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tại Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh Đồng Nai khóa IX ngày 7/12, đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, tình hình tội phạm đang nổi lên các băng nhóm núp bóng doanh nghiệp cho thuê tài chính, kinh doanh cầm đồ để hoạt động “tín dụng đen”, cho vay nặng lãi.
Quang cảnh kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Đồng Nai khóa IX. Ảnh Báo LĐĐN
Kèm theo đó là hoạt động đòi nợ thuê, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản gây mất an ninh trật tự, trong đó đáng chú ý là các băng nhóm hoạt động có tổ chức. Trước hệ lụy của nạn “tín dụng đen”, Công an tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ và công an địa phương rà soát, xác định các đối tượng, băng nhóm cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê để điều tra làm rõ. Đồng thời tổ chức các đợt tấn công trấn áp băng nhóm cho vay nặng lãi, nhằm hạn chế thấp nhất điều kiện phát sinh tội phạm.
Video đang HOT
Cũng theo Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, trong năm 2018, tình hình tội phạm hình sự xảy ra 1.416 vụ và có một số loại tội phạm giảm mạnh như giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ. Tuy vậy, tình hình băng nhóm tội phạm hoạt động khá phức tạp với những phương thức hoạt động tinh vi, có sự móc nối giữa các đối tượng trong và ngoài tỉnh.
Hầu hết các băng nhóm đều tập hợp đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng sử dụng ma túy để hoạt động bảo kê, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, cưỡng đoạt tài sản. Địa bàn hoạt động chủ yếu ở vùng giáp ranh các tỉnh, thành như TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng.
M.Nguyệt
Theo PLO
Nhức nhối nạn dân "anh chị" đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi
Ngày 7/12, tại kỳ họp HĐND tỉnh, Thiếu tướng Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn đang gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Hiện có hơn 40 băng nhóm với gần 300 đối tượng chủ yếu từ tỉnh Nghệ An, Hải Phòng vào Quảng Bình hoạt động "tín dụng đen", đòi nợ thuê.
Theo vị "tư lệnh" ngành Công an tỉnh Quảng Bình, hoạt động cho vay nặng lãi (tín dụng đen) tình hình an ninh trật tự trên địa bàn diễn biến phức tạp. Lãi suất của "tín dụng đen" thường cao hơn gấp nhiều lần so với mức lãi suất của ngân hàng, thủ tục cho vay lại đơn giản.
Được biết, các đối tượng cho vay thường là dân "anh chị" có tiền án tiền sự, các băng nhóm hoạt động "bảo kê" theo kiểu dân "xã hội đen".
Thiếu tướng Từ Hồng Sơn, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, hoạt động "tín dụng đen" trên địa bàn đang gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội.
Những vụ việc xảy ra gần đây trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cho thấy, nếu người đi vay không trả nợ đúng hạn thì nhóm dân "xã hội đen" này sẽ tìm các gây áp lực. Nếu không ép được người vay trả tiền đúng hạn, bọn chúng có khi còn manh động dùng súng để gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật.
"Thời gian qua, lực lượng công an tỉnh đã tăng cường công tác điều tra, phát hiện và xử lý nhiều vụ liên quan đến cho vay nặng lãi, đồng thời tham mưu với tỉnh và tích cực phối hợp với địa địa phương tuyên truyền, phòng ngừa những tệ nạn xấu do hoạt động "tín dụng đen" gây ra", Thiếu tướng Từ Hồng Sơn cho hay.
Trước những khó khăn mà nhiều người dân Quảng Bình đang gặp phải, ông Hoàng Đăng Quang, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh này yêu cầu Ngân hàng chính sách xã hội, chính quyền các cấp cần tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo không có tài sản thế chấp được vay vốn làm ăn, kinh doanh nhằm hạn chế tình trạng người dân rơi vào vòng xoáy "tín dụng đen" bất hợp pháp.
Đặng Tài
Theo Dantri
Mất nhà, đất... vì trót vay nặng lãi Hàng trăm gia đình dính bẫy tín dụng đen, nhiều gia đình mất cả nhà cửa, đất đai... - đó là thực trạng nhức nhối đang xảy ra ở hầu khắp các địa phương ở Tây Nguyên. Mặc dù, cơ quan chức năng đã vào cuộc, xử lý nhiều đối tượng nhưng xem ra tình trạng cho vay nặng lãi vẫn đang "nở...