Giám đốc chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng rồi bỏ trốn
Bằng thủ đoạn gian dối, Long đã chiếm đoạt của công ty ALC II gần 56,7 tỉ đồng rồi bỏ trốn. Hơn 2 năm sau năm, Long bị bắt theo lệnh truy nã.
Chiều 18/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Vũ Văn Long (giám đốc ông ty TNHH dịch vụ vận tải và giao nhận Phương Mai – công ty Phương Mai) 10 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, tháng 9/2007, Vũ Văn Long đến công ty cho thuê tài chính II (công ty ALCII), chi nhánh Nam Sài Gòn làm thủ tục đề nghị thuê tài chính. Tài sản thuê là tàu biển chở hàng khô có tên Phúc Hải 6 của công ty Phúc Hải (sau đó đổi tên tàu thành Phương Mai), với số tiền đề nghị thuê là 33 tỉ đồng, cam kết sử dụng tài sản thuê đúng mục đích, trả tiền thuê đầy đủ và đúng thời hạn.
Bị cáo Long tại tòa.
Sau khi thẩm định, ngày 8/11/2007, Phạm Nhật Kiều, giám đốc chi nhánh Nam Sài Gòn đã ký hợp đồng cho thuê tài chính với công ty Phúc Hải, thời hạn cho thuê là 120 tháng. Sau khi nhận thuê tài chính đối với tàu Phương Mai và kinh doanh vận tải đường biển, từ tháng 12/2007 đến tháng 12/2011, Vũ Văn Long không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, lãi theo hợp đồng.
Trước đó, ngày 14/7/2011, hội đồng quản trị công ty ALC II ra quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh Nam Sài Gòn. Ngày 5/9/2011, công ty ALC II thông báo chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính với Vũ Văn Long và thu hồi tàu, song không liên lạc được với Long.
Video đang HOT
Nhờ công an xác minh, được biết trụ sở công ty Phương Mai không còn hoạt động từ ngày 3/12/2011. Đến ngày 29/8/2012, công ty ALC II mới phát hiện tàu Phương Mai đang neo đậu tại khu vực đập Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng nên đã phối hợp với cơ quan chức năng thu hồi tàu. Tuy nhiên, kết quả thẩm định giá tàu Phương Mai lúc này chỉ còn hơn 6,6 tỉ đồng. Căn cứ kết quả thẩm định giá, công ty ALC II đã bán đấu giá được 6,7 ti đồng.
Như vậy, tính đến ngày 25/9/2014, Long còn nợ công ty ALC II gần 56,7 tỉ đồng, trong đó nợ gốc là 26,2 tỉ đồng, nợ lãi 30,4 tỉ đồng.
Sau khi vụ án bị khởi tố, do Long bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã. Đến ngày 17/12/2016, đã bắt được Long tại xã Đăk N’Drung, huyện Đắc Song, tỉnh Đắk Nông. Quá trình điều tra có đủ cơ sở kết luận, Vũ Văn Long đã chiếm đoạt số tiền theo hợp đồng thuê tài chính nêu trên là toàn bộ số nợ gốc 26,2 tỉ đồng, đồng thời phải chịu trách nhiệm dân sự đối với khoản nợ lãi hơn 30,4 tỉ đồng.
Vụ án còn liên quan đến hành vi của Phạm Nhật Kiều (nguyên Giám đốc) và Lê Mạnh Dũng (nguyên Phó Giám đốc công ty ALCII – chi nhánh Nam Sài Gòn) trong việc thẩm định, phê duyệt cho Vũ Văn Long thuê tài chính gây thiệt hại tài sản của Nhà nước. Trước đó Kiều bị TAND TPHCM tuyên phạt 3 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, còn Dũng bị tuyên phạt 14 năm tù về tội cố ý làm trái Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó, cơ quan tố tụng quyết định không xem xét xử lý 2 đối tượng trên trong vụ án này.
Tại phiên tòa hôm nay, Long thừa nhận toàn bộ hành vi chiếm đoạt số tiền của công ty ALCII, đồng thời cho rằng không biết việc mình bị cơ quan điều tra truy nã.
Đại diện phía bị hại công ty ALCII, yêu cầu bị cáo Long bồi thường toàn bộ số tiền thiệt hại. Còn về mặt hình sự thì đại diện công ty này xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Long.
Sau khi nghị án, HĐXX nhận định hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, tuy nhiên bị cáo thành khẩn khai báo, có nhân thân tốt gia đình có công với cách mạng. Từ đó tuyên phạt bị cáo mức án 10 năm tù về tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Xuân Duy
Theo Dantri
Đại gia Hứa Thị Phấn tiếp tục bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 900 tỷ
Quyết định khởi tố được tống đạt cho đại gia Sáu Phấn tại bệnh viện ở quận 7, TP.HCM, nơi bà điều trị bệnh chỉ còn 7% sức khỏe.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ngày 25.8 tiếp tục khởi tố bà Hứa Thị Phấn - nguyên Cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín (TrustBank), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Phú Mỹ - về hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hiện bà Phấn đang nằm chăm sóc tại Bệnh viện Tân Hưng, quận 7. Ảnh: CTV
Đây là lần thứ 3 đại gia Sáu Phấn bị khởi tố vì những sai phạm được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng trong quá trình điều hành và tái cơ cấu TrustBank.
Ở cáo buộc lần này, nhà chức trách xác định bà Phấn đã thành lập doanh nghiệp, lập dự án đầu tư bất động sản sau đó chỉ đạo HĐQT, Hội đồng đầu tư, Ban điều hành TrustBank và cấp dưới đầu tư hơn 900 tỷ đồng vào 3 dự án.
Sau khi nhận tiền, bà Phấn không đầu tư vào dự án mà rút tiền sử dụng cá nhân, gây thiệt hại cho TrustBank.
Đại gia Sáu Phấn lũng đoạn Ngân hàng Đại Tín
Ngân hàng Đại Tín có tiền thân là Ngân hàng Nông thôn cổ phần Rạch Kiến huyện Cần Đước, được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và UBND tỉnh Long An cấp phép hoạt động năm 1994.
Năm 2007, bà Phấn đại diện nhóm Phú Mỹ (gồm Công ty đầu tư phát triển Phú Mỹ và 14 người trong gia đình) đứng ra mua gần 85% cổ phần của ngân hàng này (tương đương hơn 2.500 tỷ đồng) và giữ chức vụ cố vấn cấp cao Hội đồng quản trị. Bà Phấn có nhiệm vụ tư vấn cho Thường trực HĐQT về công tác quản trị và hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của Đại Tín.
Tuy nhiên, theo cơ quan điều tra, bà Phấn lợi dụng là cổ đông lớn nắm quyền chi phối, điều hành mọi hoạt động của nhà băng, thâu tóm toàn bộ HĐQT, Ban điều hành, cán bộ, nhân viên 2 chi nhánh Sài Gòn và Lam Giang, lũng đoạn mọi hoạt động đầu tư, thu chi tiền mặt.
Ở giai đoạn đầu vụ án, bà Phấn bị kết luận gây thiệt hại cho Trustbank khoảng 12.000 tỷ đồng. Khi vụ án bị phanh phui, nữ đại gia phải điều trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa cột sống thắt lưng; không có khả năng đi lại. Giám định y khoa cho thấy sức khỏe của bà bị tổn thương đến 93%.
Liên quan các sai phạm trong hai vụ đại án ngân hàng xảy ra tại OceanBank và TrustBank, hồi cuối tháng 5, bà Phấn bị tuyên phạt 20 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, 20 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp với bản án 17 năm tù do TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên trước đó, bà Phấn phải chấp hành 30 năm tù (mức án cao nhất của hình phạt có thời hạn).
Theo Nhật Vy (VNE)
Nữ bị cáo ôm theo con nhỏ đến phiên tòa xét xử Hứa Thị Phấn Bùi Thị Kim Loan được xác định là người giúp sức tích cực cho Hứa Thị Phấn để rút tiền ra khỏi ngân hàng. Trước khi mở phiên tòa ít ngày thì Loan sinh con nhỏ và phải mang cả con tới phiên tòa. Ngày 8/5, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử vụ án Hứa Thị Phấn (nguyên cố vấn cao cấp...