Giám đốc BVĐK Hòa Bình nói gì về việc tồn dư hóa chất 260 lần?
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương cho biết đã nắm được thông tin về kết quả kiểm định tồn dư hóa chất trong nước lọc thận trong vụ việc 8 bệnh nhân tử vong gần một tháng trước. Ông thừa nhận, trong quá trình kiểm tra, bảo trì cán bộ tại bệnh viện đã làm chưa đầy đủ, thiếu thủ tục bàn giao.
Ông Trương Quý Dương, Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Liên quan tới kết quả kiểm định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an về mẫu nước thu tại đầu cấp vào 2 máy lọc thận cho thấy độ PH rất thấp; độ dẫn điện rất cao, hàm lượng Florua cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép, sáng 24.6 trao đổi với Tiền Phong, ông Trương Quý Dương – Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình cho biết, ông đã nắm được thông tin này nhưng chưa nhận được kết quả kiểm định bằng văn bản từ Viện Khoa học hình sự.
Trước đó cán bộ tại bệnh viện đã chưa làm đầy đủ, thiếu thủ tục bàn giao về hệ thống thiết bị lọc thận sau khi đơn vị bảo trì hoàn tất dẫn đến xảy ra sự cố.
Theo ông Dương, về nguyên tắc khi ký hợp đồng bảo trì thiết bị y tế, bệnh viện nhận bàn giao sản phẩm đúng, đạt tiêu chuẩn. Đơn vị nào không làm đúng thì phải chịu trách nhiệm. Trong hợp đồng với đơn vị bảo trì, có điều khoản phải đảm bảo đúng nguồn nước theo quy chuẩn.
Video đang HOT
“Sau khi hoàn tất công tác kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng sẽ có nghiệm thu tay ba giữa phòng vật tư bệnh viện, đơn vị bảo trì và chuyên khoa sử dụng”, ông Dương nói.
Trước đó, trao đổi với Tiền Phong Thiếu tướng Ngô Sỹ Hiền – Viện trưởng Viện Khoa học hình sự Bộ Công an cho biết, đơn vị vừa có kết luận chuyên môn về thiết bị y tế chạy thận tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, nơi xảy ra vụ 8 bệnh nhân chạy thận tử vong gần một tháng trước.
Theo đó, kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự cho thấy các mẫu nước thu tại đầu cấp vào 2 máy lọc thận độ PH rất thấp; độ dẫn điện rất cao, hàm lượng Florua cao gấp 245 và 260 lần mức cho phép.
“Ngoài hai máy lọc thận, nước tại các máy chạy thận nhân tạo khác cũng được giám định và xác định hàm lượng Florua đều vượt mức quy định hàng trăm lần. Sau khi có kết luận, đơn vị đã gửi kết luận này tới cơ quan cảnh sát điều tra để tiếp tục làm rõ”, Thiếu tướng Ngô Sỹ Hiền thông tin.
Theo Minh Đức – Nguyễn Hoàn (Tiền Phong)
Nước quan trọng như thế nào trong quá trình chạy thận?
Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương vừa đưa ra nghi vấn "nguồn nước" có thể là nguyên nhân gây tai biến khiến 18 người sốc phản vệ (8 người tử vong) sau khi chạy thận nhân tạo ngày 29.5. Theo các chuyên gia y tế, nước dùng trong quá trình lọc máu cần phải tinh khiết ở mức cao nhất, chỉ cần một chút tạp chất cũng có thể nguy cơ gây tai biến.
Sáng 8.6, bác sĩ Hoàng Đình Khiếu - Phó Giám đốc BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình - trực tiếp lên BV Bạch Mai đón 10 bệnh nhân về Hòa Bình. Chia sẻ với báo chí về vai trò của hệ thống nước trong quá trình chạy thận, ông Khiếu cho biết: "Hệ thống nước lọc dùng để hòa vào các hóa chất, đưa ra nồng độ để thẩm tách chất độc, chất dư thừa, thẩm tách nước ra khỏi cơ thể người bệnh. Nguồn nước ô nhiễm khả năng sẽ gây nhiễm độc cho người bệnh".
Tại Khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) luôn có gần 100 máy chạy thận, với công suất 4 ca/ngày để lọc máu chu kỳ cho hơn 600 bệnh nhân.
TS Nguyễn Hữu Dũng - Trưởng khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) cho biết, quy trình chạy thận nhân tạo có vài chục công đoạn: Chuẩn bị nước, quả lọc, chuẩn bị bệnh nhân... khâu nào cũng phải hết sức cẩn trọng. Tuy nhiên, chạy thận nhân tạo rất dễ xảy ra biến chứng. "Có khoảng 20 biến chứng có thể xảy ra trong quá trình lọc máu và biến chứng nào cũng nghiêm trọng, xảy ra rất nhanh nếu cấp cứu không kịp thì bệnh nhân rất có thể tử vong. Do đó, các bác sĩ phải theo dõi sát sao bệnh nhân trong suốt 3-4 tiếng lọc máu" - TS Dũng nhận định.
Bệnh nhân chạy thận tại BV Bạch Mai luôn được giám sát chặt chẽ. Ảnh: D.L
Vì thế, tại BV Bạch Mai, cứ 6 máy lại có 1 nhân viên y tế thay phiên nhau giám sát, túc trực. Khoa Thận nhân tạo là khoa duy nhất của BV Bạch Mai không có khái niệm "ngày nghỉ", kể cả lễ, Tết.
Do thận của bệnh nhân không còn làm việc nên chạy thận nhân tạo, nói đơn giản là việc "rút máu" từ cơ thể bệnh nhân để lọc hết chất độc, sau đó lại bơm máu trở lại. Hệ thống lọc máu là một vòng tuần hoàn, gồm kim ra và kim vào. Máu từ đường ra sẽ qua màng lọc với chất thẩm tách (gồm nước siêu tinh khiết và chất điện giải) để lọc sạch máu và nước dư thừa. Máu sau khi lọc sạch sẽ được truyền dẫn trở lại cơ thể.
TS Dũng khẳng định, chất lượng nước được sử dụng cho chạy thận rất quan trọng, cần phải giám sát chặt chẽ. Loại nước này gần giống như nước cất với tỷ lệ vô trùng rất cao. Có tới 21 chỉ số lý hóa cần kiểm soát trong nước dùng cho chạy thận. Để tạo nước siêu tinh khiết cần qua nhiều công đoạn: Lọc thô và lọc tinh, qua cát, than hoạt, lọc mềm... Nếu hệ thống nước bị nhiễm bẩn do vi khuẩn, tạp chất vì không được lọc kỹ thì bệnh nhân chạy thận có thể bị sốc phản vệ.
Chỉ cần một chút tạp chất trong nước là bệnh nhân chạy thận có thể bị tai biến (khoa Thận nhân tạo, BV Bạch Mai). Ảnh: D.L
Trước đó, TS Nguyễn Cao Luận - nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo (BV Bạch Mai) cho biết, việc xảy ra tai biến "chùm" trong chạy thận nhân tạo như vậy ông chưa từng gặp trong 40 năm làm chuyên môn. TS Luận cũng đặt ra nghi vấn, nếu để xảy ra tai biến cùng lúc nhiều người như vậy thì phải xem xét ngay hệ thông nước dùng trong chạy thận có đảm bảo hay không, việc vệ sinh quả lọc có được sạch sẽ, không dính hóa chất hay không?
Theo TS Luận, dịch pha hóa chất dùng trong quá trình chạy thận phải là nước đặc biệt, 95% là nước chưng cất. Nếu nước xử lý không tốt hoặc chất lượng dịch không đảm bảo sẽ khiến nhiều bệnh nhân gặp biến chứng. Và trong suốt quá trình chạy thận 3-4 tiếng đều phải có nhân viên y tế giám sát chặt chẽ. Nếu bệnh nhân có biểu hiện bất thường thì đều phải ngưng lọc máu và cấp cứu ngay.
Theo Danviet
Tạm đình chỉ công tác Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình Ông Trần Quang Khánh - Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình - đã xác nhận thông tin này với PV Dân Việt sáng nay (8.6). Ngoài ông Trương Quý Dương, sẽ có 2 bác sĩ nữa cũng bị đình chỉ công tác. Ông Trương Quý Dương - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. Được biết, sáng nay, Sở Y...