Giám đốc BV Phụ sản Trung ương: Bà bầu thích mổ đẻ, gia tăng biến chứng mổ lấy thai
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho rằng, việc tư vấn đề sản phụ lựa chọn một phương pháp (mổ đẻ hay đẻ thường) là do cán bộ y tế, chứ không phải do gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, số ca mổ lấy thai vẫn tiếp tục tăng lên, kéo theo sự gia tăng của biến chứng mổ đẻ.
Tỉ lệ mổ đẻ tăng vọt từ 9 lên 40%
Tại Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp năm 2019 diễn ra trong hai ngày từ 13- 14/5, do BV Phụ sản Trung ương phối hợp Hội sản phụ khoa Pháp, các trường Đại học và bệnh viện của Pháp tổ chức tại Hà Nội, báo cáo cho thấy tỉ lệ cho thấy mổ lấy thai ngày càng tăng cao.
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương
Theo PGS. TS Trần Danh Cường, hiện nay Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ mổ lấy thai, có nơi lên tới 60%. Tính trung bình tại TP Hồ Chí Minh tỉ lệ mổ đẻ khoảng 30%, ở BV Phụ sản Trung ương dưới 50%.
Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho rằng, tỉ lệ mổ đẻ gia tăng ngoài mong muốn, áp lực của gia đình, còn có trách nhiệm của nhân viên y tế.
“Cách tư vấn của chúng ta chưa thống nhất khi vẫn còn cách hiểu “mổ tốt hơn cho bà mẹ, mổ tốt hơn cho em bé”. Thực tế, gia đình sản phụ không nắm được chuyên môn, chủ yếu do công tác tư vấn đề sản phụ lựa chọn một phương pháp (mổ đẻ hay đẻ thường) chính là do cán bộ y tế tư vấn từ lúc mang thai cho đến tận khi đẻ, chứ không phải do gia đình lựa chọn”, PGS Cường thẳng thắn nhìn nhận.
Trong khi đó, mổ lấy thai cũng có nhiều biến chứng hơn đẻ thường (có thể xuất huyết rất nhiều do gây mê, nhiễm trùng vết mổ…). Đồng thời, nếu mổ lấy thai con thứ nhất thì đương nhiên khi sinh các con sau cũng sẽ phải thực hiện mổ lấy thai bởi vì tử cung có sẹo rồi thì tỷ lệ mổ tăng rất cao.
Theo kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng chăm sóc sản phụ và sơ sinh sau mổ lấy thai của điều dưỡng hộ sinh tại BV Phụ sản TW, dù mổ lấy thai có thể cứu được tính mạng của mẹ và thai nhi trong một số tình huống cấp cứu nhưng trong khi có sự gia tăng tỷ lệ mổ lấy thai mà không có bằng chứng cho thấy có sự giảm tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong cho mẹ cũng như trẻ sơ sinh. Trong khi đó lại có sự gia tăng tỷ lệ của những biến chứng liên quan đến mổ lấy thai.
Trong nghiên cứu này, tại BV Phụ sản Trung ương, tỷ lệ mổ lấy thai vào những năm 60 của thế kỷ trước là 9%, nhưng đến năm 2015 con số này là gần 40%.
Video đang HOT
Cần giảm tỉ lệ mổ lấy thai con đầu lòng
Tại nghiên cứu trên, các bác sĩ cho rằng nhân viên y tế phải hiểu rõ về những biến chứng gần và xa của mổ lấy thai để tư vấn tốt nhất, giảm tỉ lệ mổ đẻ, đặc biệt là ở sản phụ sinh con lần đầu.
Ông Cường dẫn chứng tại Pháp, việc mổ con so là cực kỳ quan trọng. Thời gian sổ thai được tính cả tiếng đồng hồ nhưng tại Việt Nam thì quy định chỉ có 30 phút, nếu quá 30 phút không sổ thì bắt buộc phải mổ lấy con ra.
Hơn nữa, ở nước ta giá mổ đẻ với đẻ thường khác nhau hoàn toàn, đẻ thường chỉ mất mấy trăm nghìn còn mổ đẻ vài triệu. Cho nên, ông Cường nêu “về mặt kinh tế, một số bệnh viện, một số nơi tự chủ về kinh tế người ta chọn phương pháp mổ lấy thai để tăng nguồn thu cho bệnh viện”.
Hiện nay, xu hướng mổ lấy thai ở thành phố lớn hơn vùng nông thôn, vì công tác tư vấn ở vùng nông thôn khác hơn ở Thành phố.
Theo PGS Cường, tại BV Phụ sản Trung ương tỉ lệ đẻ thường đã tăng lên rất nhiều vì bệnh viện kiểm soát chặt chỉ định mổ. Trước đây, đẻ mổ – đẻ thường tỉ lệ tương đương, nay tỉ lệ mổ đẻ đã thấp hơn đẻ thường.
“Việc sinh nở tự nhiên tốt cho cả bà mẹ và thai nhi”, ông Cường nói.
Tuy nhiên, do đặc thù là bệnh viện tuyến cuối, các ca sinh nở khó, bệnh lý, thai to… chuyển đến viện rất nhiều nên số ca mổ đẻ vẫn rất lớn.
“Bệnh viện đã làm rất chặt chẽ về chỉ định mổ, không đáp ứng nhu cầu “xin mổ” của sản phụ, mà chỉ trong trường hợp không thể đẻ thường mới chuyển đẻ mổ”, ông Cường nói.
Hội nghị sản phụ khoa Việt Pháp năm 2019 diễn ra trong hai ngày từ 13 đến l4-5 tại Hà Nội với sự tham dự của hơn 1.600 đại biểu là các giáo sư, bác sĩ và các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Tại hội nghị, 72 bài báo cáo khoa học của 21 giáo sư, chuyên gia quốc tế như Anh, Pháp, Hà Lan, Phần Lan, Singapore, Thái Lan…sẽ được trình bày; Ngoài ra 30 báo cáo viên của Việt Nam cũng trình bày về các đề tài mang tính thời sự trong lĩnh vực sản phụ khoa, ung thư sinh dục, chẩn đoán trước sinh và y học thai nhi, vô sinh và hỗ trợ sinh sản, nội tiết mãn kinh, sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình…
Thông qua Hội nghị này, BV Phụ sản TW và nhiều cơ sở y tế trong lĩnh vực sản phụ khoa, sơ sinh, sức khỏe sinh sản sẽ được học tập, trao đổi, chuyển giao và ứng dụng được nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hiện đại từ các quốc gia có nền y học tiên tiến, đồng thời là cơ hội để quảng bá, nâng cao vị thế của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, các bệnh viện khác trên diễn đàn quốc tế.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Thứ trưởng đề nghị giảm tỉ lệ mổ đẻ tại BV Phụ sản Trung ương
GS.TS Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế đánh giá, dù tỉ lệ mổ đẻ tại BV Phụ sản Trung ương đã giảm xuống, nhưng cần tiếp tục giảm hơn nữa vì những lợi ích của sinh thường với thai phụ.
Chiều 31/10, tại buổi làm việc của đoàn công tác Bộ Y tế với BV Phụ sản Trung ương do Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến làm trưởng đoàn , PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương trong 9 tháng đầu năm 2018, số ca đẻ tại bệnh viện là hơn 16 nghìn, bằng số ca đẻ 9 tháng đầu năm 2017.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến. Ảnh: H.Hải
Đặc biệt, tỉ lệ đẻ thường đã tăng lên rất nhiều vì đã kiểm soát được chỉ định mổ. Trước đây, đẻ mổ - đẻ thường tỉ lệ tương đương, nay tỉ lệ mổ đẻ đã thấp hơn đẻ thường.
"Rất mừng vì tỉ lệ sinh thường tại viện đã tăng lên, nhưng nên cố gắng hạ tỉ lệ mổ lấy thai xuống thấp nữa, bởi sinh nở tự nhiên tốt cho cả bà mẹ và thai nhi", Thứ trưởng Tiến chỉ đạo.
Theo Giám đốc BV, do đặc thù là bệnh viện tuyến cuối, dù số lượng khám có giảm hơn so với cùng kỳ do làm tốt công tác chỉ đạo tuyến, nhưng các ca sinh nở khó, bệnh lý, thai to... chuyển đến viện rất nhiều. Vì thế, số khám giảm nhưng số ca sinh nở không hề giảm. Bệnh viện đã làm rất chặt chẽ về chỉ định mổ, không đáp ứng nhu cầu "xin mổ" của sản phụ, mà chỉ trong trường hợp không thể đẻ thường mới chuyển đẻ mổ.
Ông Cường cũng cho rằng, để có lượt đến khám, sinh nở đông như vậy tại BV Phụ sản Trung ương bởi nhân dân tin tưởng trình độ tay nghề, sự chăm sóc của các y, bác sĩ, đặc biệt cơ sở vật chất tại viện đã được đầu tư, hạn chế được tình trạng quá tải.
Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa cơ sở vật chất, phục vụ bệnh nhân, PGS Cường đề đạt nguyện vọng hoàn thiện khu sân, vườn, nhà cầu hai tòa nhà mới đưa vào sử dụng; xây dựng lại khu khám chữa bệnh theo yêu cầu đã xuống cấp... để xin chủ trương từ Bộ Y tế.
Giám đốc BV Trần Danh Cường cũng đề xuất xin chủ trương xét duyệt công chức viên chức cho khoảng 700 người theo đề án vị trí việc làm; bổ sung nhân lực cho lãnh đạo viện, đặc biệt phó giám đốc về kinh tế. Đặc biệt mở rộng công tác chỉ đạo tuyến, mở rộng bệnh viện vệ tinh vì hướng tới lâu dài để giảm tải tuyến trung ương thì cần cầm tay chỉ việc, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới thực hiện thành thục.
Tại buổi làm việc, ông Đinh Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ bà mẹ - trẻ em đánh giá BV Phụ sản Trung ương qua đã chuyển mình rõ rệt, thay da đổi thịt, nhất là về cơ sở vật chất có thêm nhà B,C hiện đại dù chưa thực sự hoàn thiện đã giúp giải quyết cơ bản khó khăn cơ sở vật chất.
Đặc biệt, bệnh viện đã phát triển nhiều kĩ thuật cao, chuyên sâu lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam; làm tốt chông tác chỉ đạo tuyến nâng chất lượng y tế cơ sở về sản khoa.
Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng đề nghị bệnh viện bên cạnh phát triển kĩ thuật chuyên sâu, cần tập trung chăm sóc đơn giản, như triển khai mô hình "da kề da" ở trẻ sinh non tháng, bệnh lý; tuyên truyền nuôi con bằng sữa mẹ; tổ chức các hội thảo quốc gia... để xây dựng bệnh viện ngày càng hoàn thiện, phấn đấu đạt mức 5 sao trong ngành sản khoa.
Theo báo cáo của BV Phụ sản Trung Ương, hiện 100% cháu đẻ non trước khi ra viện đều được ấp da kề da tại Trung tâm chăm sóc sơ sinh, với khoảng 50 cháu được bố, mẹ ấp theo hình thức kangaroo mỗi ngày. Tại khoa Sản 2 mỗi ngày cũng có khoảng 20 - 30 trẻ sơ sinh làm kangaroo.
"Trong 6 tháng đầu năm làm được 1500 lượt các bà mẹ "ấp con" trẻ sơ sinh non tháng, mang lại bà mẹ sự tự tin, kết nối tình cảm mẹ con", ông Cường nói.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Câu chuyện đi đẻ thường đọc đến đâu thốn đến đấy, mỗi lần khám trong là một lần như phim kinh dị của mẹ 9X Chị Huyền phải trải qua không ít những cơn đau tưởng chừng như không chịu nổi, quặn cả bụng cả lưng và thậm chí là 2 lần ngất trong nhà vệ sinh sau khi đã hoàn thành ca sinh thường. Nhiều câu chuyện đi đẻ khi được kể lại thường khiến các mẹ sởn gai ốc, cảm thấy thốn vô cùng và được...