Giám đốc BV Nhi Đồng thành phố: “Chúng tôi sẽ đồng hành với Song Nhi cho đến năm 18 tuổi”
TS, BS Trương Quang Định: Đối với những đứa trẻ sinh ra không lành lặn thì ước mơ chỉ duy nhất là được một cuộc sống hạnh phúc như bao đứa trẻ khác.
Nhân dịp đầu xuân 2021, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc trò chuyện với TS, BS Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố về kỳ tích của y học Việt Nam – đó là hành trình phẫu thuật tách dính thành công cặp song sinh dính liền phức tạp cực kì hiếm gặp trên thế giới cho Trúc Nhi – Diệu Nhi.
HOÀN THÀNH SỨ MỆNH HOÀN THIỆN CƠ THỂ CHO TRÚC NHI – DIỆU NHI
PV: Với quyết định phẫu thuật cho cặp song sinh Trúc Nhi – Diệu Nhi, các bác sĩ dường như đã đi ngược tạo hóa để mang lại hình hài mới cho hai em bé. Nhìn lại thành tựu đã đạt được, xin ông chia sẻ về những thách thức, những thành công bất ngờ hơn cả dự liệu khi phẫu thuật hoàn thành?
TS, BS Trương Quang Định: Đối với những đứa trẻ sinh ra không lành lặn thì ước mơ chỉ duy nhất là được một cuộc sống hạnh phúc như bao đứa trẻ khác. Chúng tôi không đi ngược với tạo hóa mà chỉ là chăm chút, hoàn thiện nó, hoàn thành sứ mệnh của chính mình, cũng chính tại nơi đang công tác Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đó là bệnh viện công lập chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em.
Sau thời gian dài chăm sóc tiền phẫu, đã hội chẩn hàng trăm lần với các chuyên gia trong và ngoài nước, được sự quan tâm sâu sắc của ban Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ê kíp phẫu thuật đã cùng cặp song sinh bước vào một một cuộc đại phẫu đầy thách thức. Đó là thách thức của sự ảnh hưởng kéo dài của tình hình dịch Covid-2019, những khó khăn dự liệu về sức khỏe của hai bé phát sinh ngay trước ngày phẫu thuật, những phương án và dự phòng rủi ro cho từng thì phẫu thuật và điều quan trọng hơn tất cả đó là vì các bé còn quá nhỏ, dễ thương tổn.
Điều thành công bất ngờ hơn cả dự liệu sau 12 giờ phẫu thuật hoàn thành đó là sinh hiệu ổn định khi thực hiện công đoạn kẹp mạch máu và tách rời hoàn toàn cặp song sinh, đến tạo hình xương chậu phức tạp đều thành công.
Bên cạnh sự thành công đó là tiếp nối sự lo lắng ưu tư không phải chỉ riêng cá nhân tôi mà của tất cả ê kíp phẫu thuật đó chính là chặng đường dài phía trước mở ra. Một chặng đường, của hai bé Trúc Nhi – Diệu Nhi với hình hài hai mảnh cuộc đời tiếp tục giai đoạn khó khăn về hậu phẫu và hoàn thiện cơ thể để sau này hai bé được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc của hai đứa trẻ bình thường.
Hai bé song sinh chào đời không may mắn khi dính liền thân dưới.
PV: 12 giờ trong phòng phẫu thuật là 12 giờ cân não để khai sinh ra hai em Song Nhi một lần nữa. Đó là một hành trình đầy thử thách trí tuệ với các bác sĩ như thế nào?
TS, BS Trương Quang Định: Sau 13 tháng cặp đôi song sinh Diệu Nhi – Trúc Nhi đã sống cộng sinh với nhau. Đây là một trường hợp song sinh dính nhau vùng bụng chậu với bốn chân tách rời theo kiểu ischiopagus tetrapus (quadripus) cực kì hiếm gặp. Theo ước tính trên thế giới, tỷ lệ song sinh dính nhau là một trên 200.000 trẻ sinh sống. Trong số đó, chỉ có 6% là dính nhau kiểu ischiopagus tetrapus.
Ngày 15-7-2020, vào lúc 5 giờ 30 phút sáng tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, sau khi chuẩn bị đầy đủ các thủ tục về an toàn phẫu thuật, hai bé Trúc Nhi, Diệu Nhi được chuyển vào phòng mổ, bắt đầu cuộc đại phẫu tách rời vùng bụng chậu dính liền phức tạp.
Ê-kíp mổ gồm 93 thành viên chia thành 11 ê-kíp, phụ trách nhiều khâu của ca phẫu thuật từ gây mê, dụng cụ, phẫu thuật ngoại tổng quát đến chỉnh hình, tạo hình, hồi sức, hồi sức trước mổ, chống nhiễm khuẩn, chẩn đoán hình ảnh và điều dưỡng chăm sóc.
Vào lúc 6 giờ 30 phút, chúng tôi bắt đầu quá trình gây mê phức tạp và khó khăn để ổn định hô hấp, tuần hoàn. Đặc biệt quan trọng, chúng tôi phải bảo đảm độ mê, giảm đau đáp ứng theo nhu cầu và thời gian cuộc mổ của từng ê-kíp phẫu thuật chuyên khoa vì hai bé có thông nối tĩnh mạch vùng bụng chậu, thuốc mê cho bé này có thể thông cho bé kia.
Ca phẫu thuật huy động ê-kíp 100 y, bác sĩ.
Video đang HOT
Các nhóm phẫu thuật hội ý lần cuối trước mổ là 7 giờ 30 phút để xác định lại các phương án thực hiện, các giai đoạn phối hợp của các nhóm phẫu thuật viên. Đến 9 giờ 51 phút, tôi tiến hành thực hiện đường rạch da thám sát đầu tiên và tiếp nối là quá trình phẫu thuật của đội ngũ theo từng ê-kip chuyên khoa.
Hai bé lại dính nhau phức tạp như chỉ có chung đường tiêu hóa, tiết niệu và khung chậu, nếu chẳng may kíp mổ phân chia không chính xác thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của cả hai.
Đến 12 giờ 40 phút, nhóm phẫu thuật viên chỉnh hình tách xương chậu, màng xương dính nhau rất cứng, khó khăn trong việc cắt rời. Cho đến cột mốc quan trọng 14 giờ 7 phút, tiến hành kẹp mạch máu phức tạp và tiến hành tách rời cặp song sinh dính liền Diệu Nhi – Trúc Nhi hoàn toàn.
Mỗi bé được đưa sang phòng mổ riêng để can thiệp chỉnh hình khung chậu, kéo vạt da che các cơ quan, tiếp tục phẫu thuật phục hồi hệ tiết niệu sinh dục, ngoại tổng hợp phẫu thuật phục hồi hệ tiêu hóa, nhóm phẫu thuật tạo hình chỉnh hình phục hồi tầng sinh môn, khép xương mu và tạo hình khung chậu cho hai bé rất khó khăn.
Cho đến 19 giờ cùng ngày, ca mổ đã thành công khi thật sự hai bé được chính các thành viên ê kip phẫu thuật cùng ê-kip hồi sức túc trực cùng nhau chuyển hai bé tới phòng hồi sức sau phẫu thuật.
Kíp phẫu thuật thành công sau 12 giờ phẫu thuật.
Ê-kip hồi sức tiếp tục phác đồ kháng sinh chống nhiễm trùng vết mổ, chăm sóc vết mổ, phục hồi tổng trạng, vật lý trị liệu phục hồi chức năng các cơ quan, tối ưu hóa dinh dưỡng. Giai đoạn hồi sức là một giai đoạn khó khăn và đầy thách thức theo đánh giá khi hai bé đã hoàn toàn hoạt động tuần hoàn riêng biệt.
Ê-kip phẫu thuật cùng ê-kip hồi sức vẫn phải cùng nhau tiếp tục theo dõi và đánh giá tình hình sức khỏe của hai bé hằng giờ cho đến khi Trúc Nhi – Diệu Nhi vượt đủ các hành trình cho đến ngày hôm nay khi chúng ta cùng nhắc đến Song Nhi.
CHÚNG TÔI SẼ ĐỒNG HÀNH VỚI SONG NHI ĐẾN NĂM 18 TUỔI
PV: Cũng là bậc làm cha mẹ, các bác sĩ như ông luôn có tâm nguyện mang lại hình hài nguyên vẹn cho nhiều em nhỏ. Đây chắc không phải là ca đầu tiên BV phẫu thuật tạo hình cho các em không may khiếm khuyết. Tuy nhiên, ca tách cặp Song Nhi mang một dấu ấn đặc biệt với cả BV và ngành y tế. Xin ông chia sẻ về dấu ấn đặc biệt này đã đánh dấu bước phát triển nào BV nói riêng và ngành y tế nói chung như thế nào?
TS, BS Trương Quang Định: Như tôi đã nói lúc đầu, những đứa trẻ sinh ra với thân thể không lành lặn thì ước mơ hạnh phúc nhất là được bình thường như bao đứa trẻ khác. Không phải chỉ là ước mơ của những em nhỏ, của gia đình, mà còn là ước mơ của xã hội của chính chúng ta.
Tâm nguyện của các bác sĩ chúng tôi là trả lại cho hai con một cuộc đời lành lặn như bao trẻ khác. Trước ca phẫu thuật Song Nhi, tôi cùng các đồng nghiệp tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cũng như các bệnh viện khác đã từng trải qua nhiều cuộc đại phẫu cho các trẻ em không may có các khiếm khuyết hiếm gặp.
Bên cạnh các trường hợp phẫu thuật phức tạp như Việt – Đức, Phi Long – Phi Phụng… qua “Dấu ấn Song Nhi”, tôi cùng các đồng nghiệp đã đạt được thành quả của một hành trình khó khăn và đầy thử thách về chuyên môn lẫn tình yêu thương, tính nhân văn. Càng đặc biệt hơn khi chúng tôi là những bác sĩ nhi khoa.
Trúc Nhi – Song Nhi xuất viện trong niềm hạnh phúc vô bờ bến của gia đình và ê-kíp y, bác sĩ.
Trúc Nhi – Song Nhi sinh ra với một hình hài không nguyên vẹn, nương tựa nhau bằng những cơ quan, nội tạng duy nhất cho cả hai cá thể, đã gắn bó với bệnh viện từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến sau sinh 13 tháng tại Bệnh viện Nhi Đồng thành phố. Đối với bác sĩ nào cũng có thể đánh giá được sự dính nhau phức tạp của hai con. Tuy nhiên, để được hoàn thiện trong hai hình hài cơ thể bé nhỏ, khỏe mạnh, phát triển bình thường như hiện nay thì còn là cả một quá trình và dấu ấn phát triển của cả một ngành y tế TP Hồ Chí Minh nói riêng và y tế Việt Nam nói chung.
Đó là dấu ấn của một ca phẫu thuật tách dính thành công song sinh dính liền phức tạp cực kì hiếm gặp trên thế giới (tỷ lệ thành công là 70%). Một ê-kip phẫu thuật với 93 thành viên là phẫu thuật viên trong nước, bao gồm 11 ê-kip phẫu thuật chuyên khoa phối hợp.
Một Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố mới đi vào hoạt động được ba năm, được đầu tư xây dựng và trang bị hệ thống thiết bị hiện đại theo đề án 125 của Chính phủ. Một sự quan tâm, hỗ trợ và lãnh đạo trực tiếp của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh. Một bước phát triển của xã hội, của mỗi con người Việt Nam luôn hướng đến vì cộng đồng, cùng đồng cảm và chia sẽ yêu thương…
Như vậy, qua thành tựu “Dấu ấn Song Nhi” không chỉ dừng lại ở mức ghi nhận đóng góp vượt bậc lịch sử cho một nền tảng phát triển kỹ thuật y khoa tại bệnh viện hay đối với toàn ngành y tế, mà còn là sự lan tỏa chung tay vì sức khỏe cộng đồng của toàn xã hội.
Chúng tôi là những nhân viên y tế tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã cùng nhau chạm tới ước mơ chung về một thành quả y tế mà đem lại hai số phận kỳ diệu yêu thương.
Song Nhi đã có cuộc đời mới và hai em sẽ tiếp tục được các bác sĩ BV Nhi đồng Thành phố đồng hành đến năm 18 tuổi.
PV: Hai bé sẽ phải trải qua nhiều cuộc đại phẫu thuật nữa để có một cơ thể lành lặn. BV Nhi Đồng sẽ tiếp tục đồng hành cùng với hai em thế nào?
TS, BS Trương Quang Định: Hành trình để giúp Trúc Nhi – Diệu Nhi trở lại bình thường như bao nhiêu trẻ em khác còn rất dài, đặc biệt là giai đoạn hoàn thiện cơ thể một cách tự lập và tiếp tục phát triển thời gian đến.
Trong giai đoạn chờ hai bé đủ sức khỏe để tiến hành các cuộc phẫu thuật, chúng tôi sẽ sửa chữa tiếp những phần khiếm khuyết cơ thể mà chưa hoàn thiện như đường tiêu hóa, đường tiết niệu. Song song đó hai bé sẽ được chăm sóc dinh dưỡng tăng cân, tăng chiều cao, tăng cường tập luyện vật lý trị liệu vận động, tăng sức cơ, ổn định cột sống, tập ngồi vững, đứng vững, rồi đến bước đi độc lập.
Để thực hiện việc chăm sóc như đã để cập, chúng tôi đã có kế hoạch ngay từ giai đoạn ban đầu trước khi phẫu thuật về phân công các chuyên gia y tế hàng đầu của bệnh viện trực tiếp hướng dẫn và theo dõi lộ trình phát triển sức khỏe của hai bé trong từng giai đoạn.
Bên cạnh đó, tôi và các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố sẽ tiếp tục đồng hành với Song Nhi cho đến năm 18 tuổi, trong nhiều giai đoạn quan trọng sau này để hai bé được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc của một người bình thường như ước mơ của chúng tôi đề cập lúc ban đầu.
Xin cảm ơn TS Trương Quang Định về cuộc trò chuyện này!
Ca mổ tách Trúc Nhi, Diệu Nhi đã thành công?
"Xuất viện chưa phải là hết vì phía trước chúng ta còn nhiều việc phải làm", TS.BS Trương Quang Định, trưởng ê-kíp mổ tách cặp song sinh dính liền Trúc Nhi - Diệu Nhi, nhận định.
Trúc Nhi và Diệu Nhi - cặp song dính liền bụng chậu hiếm gặp tại Việt Nam được mổ tách - đã xuất viện hôm qua (7/10). Sau gần 3 tháng lên kế hoạch và 13 giờ phẫu thuật, TS.BS Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố và GS Trần Đông A, cố vấn chuyên môn ca mổ tách, lần đầu chia sẻ những dự định sau cuộc đại phẫu đạt kỷ lục Guinness này.
Lời hứa trước ca đại phẫu
GS.TS.BS Trần Đông A, chuyên gia cao cấp, cố vấn chuyên môn của Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết Trúc Nhi - Diệu Nhi và Nguyễn Việt - Nguyễn Đức đều chịu chung sự bất công của số phận khi sinh ra với 2 hình hài dính chặt nhau vùng bụng chậu.
GS.TS.BS Trần Đông A chia sẻ: "Trong điều kiện y tế hiện đại cùng thời điểm thích hợp, không có lý do gì song Nhi không thể được cứu". Ảnh: Chí Hùng.
Năm 1988, GS Đông A là trưởng ê-kíp mổ cùng 70 y bác sĩ đã tách rời thành công cặp song sinh Việt - Đức. Thời điểm đó, ca mổ này đi vào lịch sử y học Việt Nam. Truyền thông thế giới cũng liên tục đăng tải thông tin khen ngợi kỳ tích.
32 năm sau, lịch sự tiếp tục ghi dấu ấn khi 93 y bác sĩ mổ tách song Nhi. Giáo sư này đánh giá đây là một trong những ca mổ hiếm và rất phức tạp tương tự Việt - Đức.
"Trong thời điểm lịch sử khó khăn, chúng ta đưa ra quyết định nhân văn là tách Việt - Đức. Nhờ vậy, hai cuộc đời thoát khỏi cảnh dính liền. Trong điều kiện y tế hiện đại cùng thời điểm thích hợp, không có lý do gì song Nhi không thể được cứu. Sức mạnh hệ thống của chúng ta một lần nữa được xác nhận và thế giới cũng công nhận", GS Đông A chia sẻ.
Vị giáo sư cho biết thời điểm trước khi đi đến quyết định mổ, TS.BS Trương Quang Định mời ông cùng các bác sĩ đến gặp song Nhi để thăm khám, chẩn đoán hình ảnh.
"Trong giây phút cùng cha mẹ các bé ký giấy cam kết mổ, chúng tôi đã hứa nhất định cố gắng hết sức. Hiện tại, không những hai cuộc đời được cứu mà các cháu còn hồi phục tốt. Đó thực sự là điều hạnh phúc", GS Đông A kể lại.
Trong cuộc gặp với ê-kíp mổ cũng là những học trò, đàn em của mình, ông nhiều lần nhắc nhở nhiệm vụ cao nhất của các y bác sĩ là giúp các bé về với gia đình, xã hội như đứa trẻ bình thường.
"Nguyễn Đức trong ca mổ 32 năm trước giờ đây cũng đã lấy vợ, sinh con. Nếu được chăm sóc tốt, có thể song Nhi sẽ sống một cuộc đời dài, dù phía trước còn nhiều gian nan", ông cho biết.
Biểu cảm đáng yêu của Diệu Nhi trong ngày xuất viện. Ảnh: Chí Hùng.
Những thành công bước đầu
"Hơn 90 ngày qua, tôi biết mọi người lo lắng, nóng ruột muốn biết tình hình của Trúc Nhi, Diệu Nhi. Tuy nhiên, chúng tôi - những người trực tiếp cầm dao mổ tách và chăm sóc 2 bé - còn lo lắng hơn rất nhiều. Bởi hôm nay, việc các con bước ra khỏi bệnh viện chưa phải là kết quả cuối cùng của ca mổ này", TS.BS Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, nhận định.
Ông cho biết thời gian qua, nhiều người đặt vấn đề rằng ca mổ tách song Nhi liệu đã thành công hay chưa. Bác sĩ này giải thích ca mổ hiện tại vẫn chỉ là thành công bước đầu. "Xuất viện chưa phải là hết vì phía trước chúng ta còn nhiều việc phải làm. Song song đó, nhiều biến cố có thể xảy ra mà chúng ta chưa lường trước".
TS Định cho biết về hô hấp, bé Diệu Nhi có tình trạng lõm ngực, hẹp khí quản. Không may mắn, bé còn xuất hiện tình trạng giãn não thất và di chứng vùng thùy trái. Do đó, chúng ta luôn thấy bé Diệu Nhi lúc nào cũng vui tươi và hay tự cười. Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ quyết định theo dõi các bé đến năm 2 tuổi, sau đó chụp MRI để đánh giá và lên hướng điều trị.
TS.BS Trương Quang Định - chỉ huy trưởng của ca mổ tách song Nhi. Ảnh: Chí Hùng.
Diệu Nhi được nhận hậu môn duy nhất của cả 2. Trong vòng một tháng tới, bé sẽ được đóng hậu môn tạm. Trúc Nhi hoàn toàn không có hậu môn thật. Các bác sĩ cân nhắc khả năng tái tạo hậu môn cho bé. Việc này chỉ diễn ra thuận lợi nếu bé có vết tích của hậu môn. Dù vậy, sau mổ, bé Trúc Nhi cai máy thở lâu hơn nhưng phục hồi rất nhanh, thần kinh được đánh giá bình thường.
GS Trần Đông A đánh giá đây là ca thứ 2 của Việt Nam được mổ theo đúng chuẩn quốc tế về song sinh dính nhau. Tiêu chuẩn quốc tế về tách dính song sinh bao gồm có kết quả chẩn đoán trước sinh; cha mẹ được tư vấn và quyết định giữ thai nhi; 2 bệnh viện sản - nhi phối hợp giữ thai và chăm sóc sơ sinh; lựa chọn phương pháp mổ lấy thai an toàn. Đặc biệt, tiêu chuẩn cuối cùng là ca mổ được thực hiện với phương tiện y khoa hiện đại nhất vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, TS Định vẫn trăn trở: "Y khoa luôn có những xác suất và chưa biết điều gì sẽ xảy ra. Dù vậy, chúng tôi hạnh phúc vì hiện tại, các cháu được trở về ngôi nhà yêu thương".
Trúc Nhi - Diệu Nhi đã ăn uống bằng đường miệng hoàn toàn, cân nặng và sức khỏe ổn định Sau hơn một tháng được mổ tách thành hai con người độc lập và phải giãn cách xa nhau để điều trị theo liệu trình riêng, hiện tại, hai chị em song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi sức khỏe chuyên biên rât tich cưc, ăn khoe, ngôi được, vui chơi vơi bô me, cac cô chú y, bac si và chuẩn bị...