Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội khuyên những điều “dắt lưng” người bệnh cần nhớ khi đi viện
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc BV ĐH Y Hà Nội kể, rất nhiều bệnh nhân trước khi đi khám chuẩn bị các câu hỏi nhưng khi gặp ông lại quên hết.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu trong đợt khám từ thiện cho bệnh nhân.
Trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị Mẫn (Thạch Thất, Hà Nội) là ví dụ điển hình. Đi khám do ho kéo dài, kèm theo những cơn ho ra máu, bà xuống bệnh viện chuyên khoa Lao phổi khám nhưng không mang theo bất kỳ hồ sơ bệnh án những lần khám trước đó.
Bác sĩ hỏi, lần gần nhất bà khám khi nào, với kết luận bệnh án ra sao… bà cũng trả lời mỗi lúc một khác nhau vì …gặp bác sĩ run quá nên quên.
Giám đốc BV ĐH Y lý giải “điều này cũng là bình thường” vì bất cứ ai cũng có nhiều lúc không nhớ ra mình đang định làm việc gì.
“Chính vì vậy tôi thường khuyến khích bệnh nhân viết ra những câu hỏi trước khi đi khám bệnh”, PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu bày tỏ.
Theo đó, người bệnh cần tạo một thói quen mỗi khi đi khám bệnh, trên tay sẽ là tờ giấy ghi tất cả những gì mà mình muốn hỏi.
Các câu hỏi lần lượt gồm:
1. Nguyên nhân nào làm tôi bị triệu chứng như vậy?. Ngoài nguyên nhân mà bác sĩ giải thích còn nguyên nhân nào khác không?
Video đang HOT
2. Sau khi được bác sĩ giải thích, người bệnh có thể tiếp tục hỏi “các xét nghiệm mà tôi cần phải làm là gì?”.
3. Sau khi có kết quả các xét nghiệm do bác sĩ chỉ định, người bệnh tiếp tục đặt câu hỏi cho bác sĩ: Phương pháp điều trị cho tôi tốt nhất là gì?
4. Thức ăn nào tôi nên sử dụng, loại đồ ăn nào phải tránh? Chế độ ăn kiêng của tôi thế nào?
5. Mức độ hoạt động thể lực đến đâu thì tốt? Đến đâu là quá mức?
6. Bao lâu tôi cần khám lại định kỳ? Bao lâu tôi cần xét nghiệm lại máu?
7. Các biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện phẫu thuật/can thiệp do bác sĩ chỉ định? Tác dụng phụ của các thuốc bác sĩ vừa kê là gì? Nếu có tôi phải xử lý thế nào?
8. Nếu nhà thuốc chỉ có thuốc gần giống đơn của bác sĩ và giá rẻ hơn thì tôi có được dùng không?
9. Nếu đang điều trị tôi mắc các bệnh thông thường khác thì xử trí làm sao?
10. Tôi nên đọc tài liệu nào hay search trang web nào để hiểu thêm về bệnh của mình?….
Còn nhiều câu hỏi nữa rất cần thiết theo từng trường hợp cụ thể mà tôi không thể liệt kê hết ở đây, chỉ có thể khẳng định bệnh được điều trị thành công là nhờ hệ thống y tế và cả do chính bệnh nhân cũng như gia đình mình.
Theo infonet
Cây mỏ quạ trị khứ phong, hoạt huyết
Cây mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu... Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch (Radix Cudraniae), là rễ hoặc vỏ rễ của cây mỏ quạ (Cudrania cochinchinnensis (Lour) Corner.), thuộc họ dâu tằm (Moraceae).
Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ (xuyên phá thạch).
Về thành phần hóa học, vỏ và gỗ cây mỏ quạ có cudraniaxanthon, butyrospermol acetat, kaempferol, aromadendrin, populnin, quercetin, taxifolin; lá chứa flavonoid.
Theo Đông y, rễ mỏ quạ có vị đắng tê, tính hơi mát; vào kinh phế; tác dụng khứ phong, hoạt huyết phá ứ, làm mát phổi, giãn gân; chữa ho, ứ tích lâu năm, bế kinh, đòn đánh bị thương, phong thấp. Lá mỏ quạ chữa vết thương phần mềm. Liều dùng: 60 - 100g. Dùng tươi tăng liều lượng.
Rễ cây mỏ quạ trị đau lưng do phong thấp, tay chân nhức mỏi.
Một số bài thuốc có mỏ quạ:
Trừ phong, giảm đau:
Bài 1: rễ mỏ quạ 250g tẩm rượu sao. Sắc uống. Chữa đau lưng do phong thấp, chân tay nhức mỏi.
Bài 2: rễ mỏ quạ 20g, binh lang 20g, thảo quả 20g. Sắc uống. Chữa kinh giản, lên cơn hàng ngày hay cách 3 - 4 ngày.
Bài 3: vỏ rễ mỏ quạ lượng vừa đủ giã nát, đắp vào chỗ đau. Chữa mụn nhọt sưng đau.
Mát phổi, chữa ho. Dùng khi lao phổi, ho ra máu, sốt hâm hấp.
Bài 1: rễ mỏ quạ 63g, bách bộ 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Chữa lao phổi, ho, sốt, đờm vàng.
Bài 2: rễ mỏ quạ 63g cạo bỏ vỏ thô ở ngoài, thái lát, sao xém. Sắc lấy nước, thêm ít đường để uống. Ngày uống 3 lần. Chữa ho ra máu do nóng ở phổi (phế nhiệt).
Bài 3: rễ mỏ quạ 40g, dây rung rúc 30g, bách bộ 20g, hoàng liên ô rô 20g. Sắc uống. Chữa lao phổi, ho ra máu, khạc ra đờm lẫn máu.
Chữa vết thương phần mềm: Lá mỏ quạ tươi, lá bòng bong tươi liều lượng bằng nhau giã đắp, rửa thay băng hàng ngày. Sau 3 ngày, thêm cây hàn the, liều lượng bằng nhau, giã đắp và thay băng hàng ngày để nhanh lên da non. Sau 2 - 3 lần, dùng phấn cây cau (sao khô) 20g, phấn cây chè (sao khô) 16g, bồ hóng 8g, phèn phi 4g, nghiền bột, rắc lên vết thương cho đóng vảy và róc thì thôi.
Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.
Lương y Thảo Nguyên
Theo SK&ĐS
Bị khối bã khổng lồ trong dạ dày vì kết hợp thuốc bột với loại quả yêu thích của người Việt Dùng thuốc bột đông y để chữa xuất huyết và ăn thêm hồng ngâm, người đàn ông vô tình tạo điều kiện để bột và loại quả này kết hợp cùng thức ăn thành khối bã thức ăn khổng lồ, gây nên những cơn đau bụng dữ dội, tổn thương loét dạ dày. Ngày 27/11, các bác sĩ khoa Nội soi - Thăm...