Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nâng khống thiết bị y tế như thế nào?
Ngày 22/4, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an cho biết đã kết luận điều tra, đề nghị truy tố 8 bị can trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại bệnh viện Bạch Mai.
8 bị can bị do Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị VKS truy tố gồm Nguyễn Quốc Anh, SN 1959, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Nguyễn Ngọc Hiền, SN 1960, nguyên Phó giám đốc bệnh viện; Trịnh Thị Thuận, SN 1974, nguyên Trưởng phòng tài chính bệnh viện; Lý Thị Ngọc Thủy, SN 1968, nguyên Phó trưởng phòng Tài chính bệnh viện; Phạm Đức Tuấn, SN 1979, Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty Công nghệ Y tế BMS; Ngô Thị Thu Huyền, SN 1983, Phó giám đốc Công ty BMS; Trần Lê Hoàng, SN 1978, thẩm định viên Công ty Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS) và Phạm Minh Dung, SN 1973, nguyên tổng giám đốc Công ty VFS.
Một số bị can trong vụ án.
“Lách” quy định của Bộ Y tế để “hợp tác” nâng khống giá trị thiết bị
Kết quả điều tra cho thấy Bệnh viện Bạch Mai là pháp nhân riêng, tự chủ hoàn toàn theo quy định của Bộ Y tế. Khi được bổ nhiệm làm Giám đốc bệnh viện, ông Nguyễn Quốc Anh muốn phát triển khoa ngoại để thu hút bệnh nhân từ Bệnh viện Việt Đức và một số bệnh viện khác nên thành lập một số khoa như Phẫu thuật thần kinh, Chấn thương chỉnh hình và Cột sống.
Công ty Công nghệ Y tế BMS là công ty gia đình do Phạm Đức Tuấn là Chủ tịch kiêm Giám đốc, bố và mẹ của Tuấn đóng góp cổ phần, ngành nghề chủ yếu là mua bán, nhập khẩu thiết bị y tế. Tuấn thuê Ngô Thị Thu Huyền làm việc tại Công ty, đến tháng 9/2006, Tuấn cho Huyền giữ chức vụ Phó Giám đốc phụ trách dự án, đấu thầu. Ngoài ra, để hình thành các đại lý cấp 2, phát hành thông báo giá thiết bị y tế và hỗ trợ các hoạt động của Công ty BMF, Ruấn đã thàn lập thêm một số công ty khác nhau như: Công ty CP khoa học sức khoẻ Health Sciences; Công ty CP Công nghệ y tế và Kỹ thuật…đề do Tuấn làm Chủ tịch HĐQT, Huyền góp vốn.
Nắm được điều này, Phạm Đức Tuấn đến gặp ông Nguyễn Quốc Anh nói công ty của mình là đơn vị phân phối robot phẫu thuật và đề nghị bán cho bệnh viện. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Anh không đồng ý mua vì thủ tục đề xuất Bộ Y tế phức tạp, phải tổ chức đầu thầu.
Đặc biệt, mặc dù biết là phương pháp điều trị kỹ thuật mới, chưa được đánh giá hiệu quả, chưa biết điều trị có hiệu quả hay không nhưng ông Nguyễn Quốc Anh vẫn đề nghị Tuấn làm đề án liên doanh, thủ tục và thẩm quyền do Bệnh viện Bạch Mai quyết định, còn giá máy thì chỉ cần có Chứng thư thẩm định để hợp pháp hoá là được.
Video đang HOT
Sau đó, ông Quốc Anh không thông qua Đảg uỷ, Ban Giám đốc và Công đoàn bệnh viện để bàn bạc, thống nhất chủ trương làm đề án liên doanh, không thông qua Phòng Vật tư để thẩm định giá thiết bị mà chỉ đạo riêng Phó Giám đốc Nguyễn Ngọc Hiền cùng phòng Tài chính kế toán hoàn thiện các thủ tục để liên doanh với Công ty BMS.
Tháng 1/2017, đề án xã hội hóa được ký kết, Bệnh viện Bạch Mai trang bị hai loại robot phẫu thuật, trong đó robot Rosa có giá 39 tỉ đồng, robot Mako có giá 44 tỷ đồng. Đáng chú ý, thời điểm trên, Công ty BMS vẫn chưa nhập robot Rosa. Vì vậy, để hợp thức hóa, các bị can thuộc Công ty thẩm định giá VFS đã phát hành chứng thư trái với quy định của pháp luật.
Mãi đến tháng 2/2017, Công ty BMS mới nhập khẩu robot Rosa từ Pháp về sân bay Nội Bài, nguyên giá là hơn 7,4 tỉ đồng.
Được biết, sau khi thoả thuận được với ông Quốc Anh về hình thức liên doanh, liên kết, Phạm Đức Tuấn đã liên hệ với Trần Lê Hoàng để thoả thuận việc Hoàng sẽ cấp “khống” chứng thư thẩm định 2 loại robot trên theo giá Tuấn đưa ra (39 và 44 tỷ đồng).
Thu chênh lệch của người bệnh gần gấp 4 lần giá trị thực tế
Theo kết luận điều tra thì từ ngày 27/2/1917 đến tháng 5/2020, Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng robot Rosa thực hiện phẫu thuật sọ não cho 639 ca bệnh, thu hơn 22,9 tỉ đồng. Bệnh viện thanh toán chi phí liên quan cho Công ty BMS liên quan 551 ca bệnh.
Theo kết luận giám định, tiền phẫu thuật bằng Robot Rosa là hơn 6,6 triệu đồng/ca nhưng bệnh viện Bạch Mai và Công ty BMS thu 36 triệu đồng/ca, trong đó hơn 23 triệu đồng/ca là để khấu hao robot phẫu thuật, hưởng chênh lệch tới hơn 16,5 triệu đồng/ca. Từ tháng 4/2018 đến tháng 5/2020, bệnh viện Bạch Mai đã thanh toán cho công ty BMS tổng số tiền là hơn 16,7 tỷ đồng (cao hơn gấp đôi số tiền công ty BMS nhập thiết bị). Đến nay, bệnh viện mới trả số tiền chênh lệnh cho 86 người bệnh. Phạm Đức Tuấn đã nộp 10 tỉ đồng để trả tiền chênh lệnh cho 551 ca phẫu thuật thu sai.
Đối với hệ thống robot Mako, từ ngày 27/2/2017 đến tháng 4/2019, Bệnh viện Bạch Mai đã phẫu thuật khớp cho 55 bệnh nhân với tổng chi phí hơn 2,2 tỷ đồng.
Tại Cơ quan điều tra, ông Nguyễn Quốc Anh thừa nhận thời điểm ký hợp đồng liên doanh, liên kết với Công ty BMS không có hồ sơ nhập khẩu, mua bán robot, cũng không có tờ khai nhập khẩu để làm căn cứ giá định giá thiết bị nhưg vẫn ký hợp đồng và phê duyệt cơ cấu giá dịch vụ 36 triệu đồng/ca phẫu thuật là không có căn cứ, không đúng quy định của Bộ Tài chính về khấu hao tài sản.
Phạm Đức Tuấn khai nhiều lần biết tiền, USD cho ông Nguyễn Quốc Anh và ông Nguyễn Ngọc Hiền và khai rõ thời gian, số tiền biếu. Lời khai của ông Quốc Anh và ông Hiền cũng khẳng định có việc nhận tiền biếu của Tuấn nhưng hai bên không trùng khớp về số tiền. Tuấn khai biếu số tiền lớn nhưng ông Quốc Anh và ông Hiền khai số tiền nhỏ. Quá trình điều tra, Cơ quan Công an đã làm rõ bị can Tuấn đã nhiều lần biếu tiền, USD trị giá hơn 300 triệu đồng cho Nguyễn Quốc Anh và 150 triệu đồng ông Nguyễn Ngọc Hiền.
Bị can Trần Lê Hoàng và Phạm Minh Dung thừa nhận việc ký chứng nhận thẩm định giá 2 robot phẫu thuật trên là “khống” vì không tiến hành kiểm tra thực tế, không có hồ sơ nhập khẩu, không có báo giá thiết bị để so sánh, đối chiếu. Mục đích ký chứng nhận thẩm định để được hưởng lợi tiền.
Đặc biệt, để làm rõ được hành vi phạm tội của các đối tượng, ngoài việc thu thập tài liệu, chứng cứ, tham khảo ý kiến các cơ quan chuyên môn, thẩm định giá, CBCS Cục Cảnh sát Kinh tế đã xác minh, làm việc với các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân tại 17 tỉnh, thành trên cả nước. Họ đều rất bức xúc khi biết mình là nạn nhân của các đối tượng bởi khi phẫu thuật, họ đều được giải thích sử dụng robot thì sẽ giảm đau, ít biến chứng, phục hồi nhanh hơn chứ không hề biết những thiết bị trên chưa được thẩm định về tác dụng và giá trị tài sản.
Nâng khống giá thiết bị y tế: Những lỗ hổng trong chính sách
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ "thổi giá" thiết bị y tế (TBYT). Vụ nâng khống giá thiết bị xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại CDC Hà Nội chưa lắng xuống thì cách đây ít ngày, C03 - Bộ Công an đã khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Bệnh viện (BV) Bạch Mai và một số đơn vị liên quan; khởi tố, bắt tạm giam 3 đối tượng.
Bệnh viện Bạch Mai (ảnh to) và các đối tượng nâng khống giá thiết bị y tế (ảnh nhỏ). Ảnh: Hải Linh
Móc túi người bệnh
Cụ thể, C03 xác định một số cá nhân tại Công ty Cổ phần Công nghệ y tế BMS và Công ty Cổ phần Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (VFS) có thủ đoạn gian dối, câu kết hợp thức các thủ tục để nâng khống lên nhiều lần giá TBYT đưa vào hợp đồng liên doanh, liên kết với BV Bạch Mai nhằm chiếm đoạt số tiền lớn của người bệnh. Kết quả điều tra ban đầu xác định robot Rosa là thiết bị ứng dụng trong phẫu thuật sọ não (có xuất xứ từ Pháp) được hai bên liên kết "thổi giá" cao gấp nhiều lần giá trị thực.
Thiết bị này sau khi nhập khẩu về Việt Nam, cộng với chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ có giá ước tính khoảng 10 tỷ đồng nhưng đã bị nâng khống lên thành 39 tỷ đồng. Một ca phẫu thuật sử dụng thiết bị này chỉ hết khoảng 4 triệu đồng nhưng đã bị đội lên thành 23 triệu đồng. Từ khi triển khai kỹ thuật này đến nay tại BV Bạch Mai, ước tính có khoảng 500 bệnh nhân được phẫu thuật.
Trả lời báo chí về sự việc này, Phó Giám đốc BV Bạch Mai Dương Đức Hùng cho biết, hiện BV đang phối hợp với cơ quan điều tra, cung cấp hồ sơ liên quan đến các gói thầu với DN để phục vụ điều tra, làm rõ sự việc. Theo ông Hùng, BV mua thiết bị có đơn vị thứ 3 là công ty chuyên môn có chức năng thẩm định giá nên nếu có sai phạm thì chủ yếu liên quan đến đơn vị cung cấp và trách nhiệm của đơn vị thẩm định giá. "Chúng tôi tiếp nhận các TBYT dựa trên giấy tờ, hồ sơ và giá thiết bị mà các bên đưa ra để có căn cứ lựa chọn. BV không đủ khả năng để xem giá chính xác, nhất là khi thiết bị lần đầu tiên được đầu tư và sử dụng tại Việt Nam. Khi hồ sơ đầy đủ, có lợi nhất theo nguyên tắc lấy từ thấp đến cao, bảo đảm chất lượng thì sẽ được lựa chọn" - ông Dương Đức Hùng nói.
Quy định cũ không theo sát thực tế
Theo Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) Nguyễn Minh Tuấn, qua mỗi lần kiểm toán Bộ Y tế đều yêu cầu các BV chấn chỉnh sai phạm. Đối với BV Bạch Mai, Bộ yêu cầu chấn chỉnh sau khi kiểm toán đợt cuối năm 2019 đầu năm 2020 chỉ ra những sai phạm. Theo đó, Bộ đề nghị BV nếu thu quá phải tính toán để thu lại, làm rõ những sai phạm về thu chi. Cũng theo ông Nguyễn Minh Tuấn, BV Bạch Mai tự chủ toàn bộ theo Nghị quyết 33/NQ-CP của Chính phủ nhưng trong báo cáo thường kỳ BV chỉ báo cáo những vấn đề khác mà không đề cập vấn đề xã hội hóa TBYT. Cho đến khi kiểm toán vào cuộc mới phát hiện ra những sai phạm mà dư luận đang quan tâm.
Đề cập đến vấn đề xã hội hóa y tế, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, Bộ luôn ủng hộ việc phát triển kỹ thuật mới, tiên tiến, tạo hiệu quả trong khám chữa bệnh. Nhờ đó người bệnh được hưởng những thành tựu của nền y học hiện đại, hạn chế tình trạng bệnh nhân ra nước ngoài chữa bệnh. Tuy nhiên việc đầu tư, ăn chia, xác định giá thành, chi phí khấu hao... là trách nhiệm của BV và công ty đầu tư thiết bị.
Nhiều bất cập khác
Vì sao trong vụ án tại CDC Hà Nội cũng như vụ nâng khống giá TBYT tại BV Bạch Mai, việc "thổi giá" có thể dễ dàng được thực hiện? Một phần do những quy định về thẩm định giá còn nhiều bất cập. Thẩm định viên của các công ty thẩm định giá vì trục lợi đã bất chấp tất cả, "nhắm mắt" ký liều để nâng khống giá thiết bị, máy móc. Một lãnh đạo BV ở Hà Nội cho rằng, việc quản lý, cấp phép các chứng chỉ cho các thẩm định viên quá lỏng lẻo, dễ dãi. Đáng ra, thẩm định viên là người phải có năng lực, kinh nghiệm, trách nhiệm cũng như tiêu chí khắt khe về đạo đức thì một số người không hội tụ đủ các tiêu chí này vẫn ký xác nhận những tài sản có giá trị lớn, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước hoặc tiền túi người dân.
Là người chỉ rõ những bất cập trong xã hội hóa y tế, TS Trần Tuấn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và phát triển cộng đồng từng cho rằng, chủ thể y tế công đang bị thương mại hóa, lại không có sự giám sát độc lập khiến cho nhiều đơn vị tự tung tự tác, lợi dụng kẻ hỡ của pháp luật để trục lợi bệnh nhân. Vì vậy, theo TS Trần Tuấn, cần thiết rà soát toàn bộ thiết bị xã hội hóa, nếu phát hiện sai phạm, phải xử lý nghiêm minh. Khi phát hiện phải xử lý nghiêm trách nhiệm, không chỉ của người trục lợi, mà cả những người buông lỏng kiểm tra, giám sát. Đây cũng là bài học để các bệnh viện và các công ty kinh doanh TBYT nhìn lại và tự chấn chỉnh mình...
Từ vụ án này đặt ra câu hỏi, có hay không việc buông lỏng thẩm định giá các loại TBYT lâu nay, để các cơ sở khám chữa bệnh tự xác định giá trên trời, rồi "móc túi" bệnh nhân? Lãnh đạo BV và những người trực tiếp liên quan việc đấu thầu có nắm được giá cả thực của TBYT đắt đỏ bậc nhất này? Hiện cơ quan công an vẫn đang trong quá trình điều tra, dư luận mong chờ sự xử lý nghiêm minh của pháp luật đối với đối tương vi phạm, câu kết móc túi người bệnh.
Cần thiết phải công khai giá thành các TBYT thuộc diện liên kết xã hội hóa trong các BV công, đặc biệt ở các BV lớn để người dân, cơ quan quản lý tham gia giám sát, tránh nâng khống, trục lợi. Chủ trương xã hội hóa là hướng đi đúng nhưng nếu móc nối, nâng khống, chia chác lợi ích là không thể chấp nhận.
Nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng Bùi Thị An
Theo quy định hiện hành (Thông tư 15/2007/TT-BYT) hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn mua sắm trang thiết bị tại cơ sở khám chữa bệnh công lập, với các thiết bị mới 100%, việc xác định giá sẽ dựa vào kết quả đấu thầu thiết bị cùng loại của đơn vị công lập khác đã mua không quá 6 tháng, thông báo thẩm định giá của đơn vị có chức năng. Với các thiết bị chưa có kết quả đấu thầu mua sắm lần nào, như trường hợp 2 robot đang bị cho là nâng giá quá cao ở BV Bạch Mai, Thông tư 15 cho phép căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa, tờ khai hàng hóa nhập khẩu...
Thông tư này ban hành và thực hiện từ năm 2007, thời điểm đó hoạt động liên kết công - tư tại BV công mới manh nha, chưa nở rộ như hiện nay, chưa kể số lượng đơn vị y tế thực hiện tự chủ tài chính gia tăng rất nhanh. Vì thế, những quy định đã có trở nên lỗi thời trong tình hình thực tế vài năm trở lại đây.
Khởi tố phó phòng tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai và tổng giám đốc công ty thẩm định giá Cơ quan điều tra đã khởi tố bà Lý Thị Ngọc Thủy - phó trưởng phòng tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai và tổng giám đốc Công ty thẩm định giá VFS để điều tra những sai phạm liên quan vụ án nâng khống giá thiết bị y tế, mỗi máy vài chục tỉ đồng. Vụ án nâng khống giá thiết...