Giám đốc ban quản lý dự án ở Thanh Hóa bị khởi tố
Ông Phạm Văn Biên, Giám đốc Ban quản lý dự án huyện Ngọc Lặc và một người khác bị khởi tố vì liên quan vụ cấp sổ đỏ trái quy định.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Phạm Văn Biên (45 tuổi, Giám đốc Ban quản lý dự án huyện Ngọc Lặc) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Liên quan vụ án, Bùi Xuân Quang (38 tuổi, cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Ngọc Lặc) cũng bị khởi tố cùng về tội danh.
Công an đọc quyết định khởi tố Phạm Văn Biên (ngoài cùng bên trái). Ảnh: Công an cung cấp.
Theo hồ sơ điều tra, vào năm 2018, ông Phạm Hùng Dũng (nguyên Chủ tịch UBND thị trấn Ngọc Lặc) và Lê Ngọc Tùng (nguyên cán bộ địa chính thị trấn Ngọc Lặc) biết rõ đất của 4 hộ dân ở phố Trần Phú nằm trong phạm vi quy hoạch đường Hồ Chí Minh. Đất này vốn của 2 cơ sở giáo dục, do UBND thị trấn Ngọc Lặc quản lý nên không đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Dũng và cấp dưới vẫn chỉ đạo lập hồ sơ đề nghị UBND huyện Ngọc Lặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 4 hộ không đúng trình tự, quy định; lập khống về nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất.
Hồ sơ sau đó được trình để Phạm Văn Biên (khi đó làm Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện) và chuyên viên Bùi Xuân Quang xét duyệt nhưng không lập biên bản, lập phiếu lấy ý kiến khu dân cư, không niêm yết công khai biên bản họp xét duyệt tại khu phố.
Ngoài ra, khi đi thẩm định hồ sơ, bị can Biên và Quang không kiểm tra thực tế hiện trạng cũng như quá trình sử dụng đất. Sau đó, ông Biên đề nghị UBND huyện Ngọc Lặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gây thiệt hại trên 1 tỷ đồng cho Nhà nước.
Trước khi khởi tố ông Biên và ông Quang, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Hùng Dũng và Lê Ngọc Tùng về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Khởi tố phó phòng tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai và tổng giám đốc công ty thẩm định giá
Cơ quan điều tra đã khởi tố bà Lý Thị Ngọc Thủy - phó trưởng phòng tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai và tổng giám đốc Công ty thẩm định giá VFS để điều tra những sai phạm liên quan vụ án nâng khống giá thiết bị y tế, mỗi máy vài chục tỉ đồng.
Vụ án nâng khống giá thiết bị y tế xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: NAM TRẦN
Ngày 4-2, theo nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ Online , Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03), Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố hai bị can Lý Thị Ngọc Thủy - phó trưởng phòng tài chính kế toán Bệnh viện Bạch Mai và Phan Minh Dung - tổng giám đốc Công ty cổ phần Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (Công ty VFS).
Cả hai bị khởi tố điều tra về tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Cơ quan điều tra cho phép bị can được tại ngoại. Sau khi Viện kiểm sát tối cao phê chuẩn, C03 đã tống đạt quyết định khởi tố đến các bị can.
Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình C03 mở rộng điều tra vụ án nâng khống giá thiết bị y tế tại Bệnh viện Bạch Mai. Vụ án này được đánh giá là nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ án máy xét nghiệm COVID-19 tại CDC Hà Nội, bởi chỉ một máy đã bị "thổi giá" lên hàng chục tỉ đồng và người chi trả chính là bệnh nhân.
Trước đó C03 đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Quốc Anh, cựu giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; ông Nguyễn Ngọc Hiền, cựu phó giám đốc bệnh viện; bà Trịnh Thị Thuận, cựu kế toán trưởng; Phạm Đức Tuấn - chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc Công ty BMS và Ngô Thị Thu Huyền - phó giám đốc...
Bị can Lý Thị Ngọc Thủy là một trong 4 lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của Bệnh viện Bạch Mai bị khởi tố - Ảnh: Bachmai.gov.vn
Kết quả điều tra ban đầu xác định robot Rosa là một trong những thiết bị được Công ty BMS "thổi giá" lên gấp nhiều lần giá trị thực. Đây là thiết bị ứng dụng trong phẫu thuật sọ não, có xuất xứ từ Pháp. Thiết bị này sau khi nhập khẩu về Việt Nam, cộng với chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ có giá ước tính hơn 10 tỉ đồng.
Tuy nhiên, các bị can đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối nâng khống lên thành 39 tỉ đồng, gấp gần 4 lần giá trị thực.
Trước khi ký hợp đồng liên doanh, liên kết, Bệnh viện Bạch Mai đã thuê Công ty VFS thẩm định giá máy robot Rosa. Hồ sơ, giấy tờ của thiết bị này đều đã bị BMS "phù phép" với một mức giá mới để bên thứ ba là VFS thẩm định.
C03 xác định một số cá nhân tại Công ty BMS và Công ty VFS có thủ đoạn gian dối, câu kết hợp thức các thủ tục để nâng khống lên nhiều lần giá trị hệ thống thiết bị y tế đưa vào hợp đồng liên doanh, liên kết với Bệnh viện Bạch Mai. Nạn nhân bị các bị can chiếm đoạt số tiền lớn trong vụ án này chính là những người bệnh.
Sau khi "thổi giá" thiết bị robot Rosa rồi đưa vào sử dụng, Công ty BMS và Bệnh viện Bạch Mai đã thu của bệnh nhân số tiền cao gấp 5 lần số tiền họ phải trả. Cụ thể, nếu giá mua thiết bị không bị nâng khống thì chi phí một ca phẫu thuật chỉ có giá 4,5 triệu đồng, trong khi thực tế người bệnh phải trả tới 23 triệu đồng/ca.
Tính từ năm 2017 đến nay, có hàng trăm người bệnh sử dụng thiết bị này và số tiền họ bị chiếm đoạt rất lớn.
Trốn nã, gã đàn ông Trung Quốc sang Việt Nam "cặp bồ", sinh con Bị truy nã, người đàn ông Trung Quốc trốn sang Việt Nam, thuê người làm giả chứng minh thư nhân dân, "ung dung" sinh sống, có 2 con với một phụ nữ tại Hà Nội. Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an vừa khởi tố 2 bị can quốc tịch Trung Quốc là Li Shao Long (SN 1987) và Liu...