Giám đốc “ăn chặn” tiền dự án hỗ trợ dê cho nông dân
Tại 4 xã thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Cho tới khi cơ quan cảnh sát điều tra vào cuộc, hành vi khuất tất trên mới được đưa ra ánh sáng, ông Long và thuộc cấp phải tra tay vào còng số tám.
“Bàn tay ma thuật”, không có dê vẫn… quyết toán
Đại diện Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can về hành vi tham ô tài sản đối với: Thân Văn Long (SN 1958), Giám đốc công ty cổ phần Giống chăn nuôi Bắc Giang (doanh nghiệp hơn 90% vốn Nhà nước); Nguyễn Xuân Hậu (SN 1969), Phó Giám đốc công ty và Trinh Văn Trung (SN 1965), cán bộ của công ty. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an tỉnh Bắc Giang) cũng đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 3 bị can trên.
Trước đó, thực hiện dự án khuyến nông Trung ương, thời điểm năm 2013-2014, viện Chăn nuôi thuộc bộ NN&PTNT triển khai dự án chăn nuôi dê, cừu sinh sản tại 4 xã khó khăn thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, gồm: Hộ Đáp, Sa Lý, Phong Minh, Cấm Sơn. Dự án này sẽ cấp miễn phí dê giống cho những hộ tham gia dự án để thực hiện mô hình. 30 hộ dân đã được lựa chọn tham gia. Nếu đúng quy định, mỗi hộ sẽ được cấp miễn phí 5 con dê cái và mỗi xã sẽ được cấp một con dê đực để phối giống.
Thời điểm đó, giá mỗi con dê đực khoảng 7,5 triệu đồng và giá mỗi con dê cái khoảng 4,6 triệu đồng. Công ty cổ phần Giống chăn nuôi Bắc Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện dự án này. Tuy nhiên, điều bất ngờ là, tất cả 30 hộ nông dân thuộc 4 xã khó khăn trên không hề nhận được bất kỳ con dê giống nào từ dự án. Thay vào đó, ông Thân Văn Long, Giám đốc công ty cổ phần Giống chăn nuôi Bắc Giang đã chỉ đạo thuộc cấp hỗ trợ cho dân bằng tiền mặt từ 1-2,5 triệu đồng/đầu dê đực và 500-700 nghìn đồng/đầu dê cái.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Qua mặt cả chính quyền địa phương?!
Sau khi cấp tiền mặt cho các hộ dân, ông Long đã thông đồng với thuộc cấp lập chứng từ cung cấp dê khống, hồ sơ quyết toán khống, rút số tiền chênh lệch giữa giá dê thực tế và khoản tiền thực cấp cho nông dân, tổng giá trị trên 600 triệu đồng.
Tại Cơ quan điều tra, các đối tượng đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Một cán bộ PC46 cho biết, mục tiêu của dự án trên là xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản, giúp nhân dân vùng khó khăn học tập, ứng dụng khoa học kỹ thuật để áp dụng cho hộ gia đình mình, nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đẩy mạnh phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, khi dự án được triển khai, người dân tham gia dự án không hề hay biết mình đã bị ăn chặn tiền. Đúng ra, các hộ phải được nhận dê giống miễn phí nhưng lại nhận một số tiền tượng trưng, thấp hơn giá trị thực của mỗi con dê. Ngay cả chính quyền địa phương cấp xã cũng không biết mình bị cán bộ của công ty CP Giống chăn nuôi Bắc Giang qua mặt. Họ chỉ nghĩ dự án triển khai, hỗ trợ tiền đúng như thế và hướng dẫn người dân làm các thủ tục.
Cho đến khi, Cơ quan điều tra vào cuộc xác minh, thu thập tài liệu, thì chính quyền và các hộ dân mới biết. Thậm chí, đến thời điểm này, một số hộ dân vẫn còn chưa hiểu hết về dự án này. Vì vậy, vị cán bộ PC46 khuyến cáo, đối với chính quyền địa phương, khi có dự án nào về triển khai trên địa bàn thì phải kiểm tra, kiểm soát kỹ trước khi phối hợp thực hiện.
Hiện, PC46 đang mở rộng điều tra vụ án để làm rõ, xem xét xử lý trách nhiệm của những người có liên quan, sớm kết luận, đề nghị truy tố các bị can trước pháp luật.
HƯỜNG – PHƯƠNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Ăn chặn sữa độc hại của công nhân, giám đốc đút túi trăm triệu
Khi mua sữa bồi dưỡng độc hại cho công nhân, lãnh đạo Công ty Môi trường đô thị Nha Trang "tranh thủ" gian lận 457 triệu đồng.
Xem bài khác trên Vef.vn
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ký quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lương Khánh Thuận, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Nha Trang. Cùng thời điểm, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng ban hành quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Đăng Khoa, nguyên thành viên HĐTV, Phó Giám đốc công ty trên.
Lý do kỷ luật là hai ông Thuận, Khoa trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành đã để xảy ra nhiều sai sót, sai phạm. Hai ông phải liên đới chịu trách nhiệm việc đấu thầu mua lô sữa bồi dưỡng độc hại gây thiệt hại cho quyền lợi người lao động.
Giám đốc thu nhập khủng, công nhân bị nợ lương
Cuối năm 2014, từ đơn tố cáo của hai công nhân về việc lãnh đạo Công ty Môi trường đô thị Nha Trang nhận lương "khủng", Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã thanh tra toàn diện hoạt động của công ty này. Theo kết luận thanh tra, từ năm 2012 đến giữa năm 2013, lương của lãnh đạo công ty trên đã tăng bất thường (gấp 3-6,4 lần trước đó). Cụ thể, lương bình quân hằng tháng của ông Thuận hơn 75,2 triệu đồng, ông Nguyễn Đăng Khoa 58,1 triệu đồng. Trong năm 2013, có thời điểm thu nhập hằng tháng của ông Thuận là 105 triệu đồng, ông Khoa hơn 81 triệu đồng, cao gấp 10 lần thu nhập bình quân của người lao động tại công ty.
Có thời điểm lương của công nhân hốt rác thuộc Công ty Môi trường đô thị Nha Trang chỉ bằng 1/10 lương của giám đốc công ty này.
Sai phạm nghiêm trọng nhất là việc chi lương cho viên chức quản lý gồm giám đốc, phó giám đốc, khối cán bộ văn phòng. Chỉ trong hai năm 2012 và 2013, công ty đã chi lương cho viên chức quản lý hơn 3,6 tỉ đồng, vượt trên 1,6 tỉ đồng so với quỹ lương kế hoạch được phê duyệt. Ngoài ra trong năm 2013, công ty còn trích lập dự phòng quỹ tiền lương trái quy định, làm tăng chi phí bất hợp lý gần 2,4 tỉ đồng, gây thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 598 triệu đồng. Trong khi đó, đến nay nhiều công nhân vẫn còn bị nợ lương tăng theo tối thiểu vùng từ năm 2011.
Suốt nhiều năm liền, công ty không tổ chức thi nâng bậc lương cho công nhân. Từ năm 2010 đến 2013, công ty không tăng lương chính thức cho công nhân theo quy định của pháp luật mà chỉ tăng lương năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động do công ty tự đề ra. Từ năm 2006 đến trước tháng 9-2013, công ty không ký hợp đồng lao động thời vụ với công nhân mà chỉ ký các thỏa thuận giao-nhận khoán đối với những công việc có tính chất thường xuyên khiến công nhân không được hưởng các chế độ chính sách theo quy định.
Gian lận cả sữa bồi dưỡng cho công nhân
Cũng theo kết luận thanh tra, từ tháng 9-2012 đến 10-2013, trong cả ba đợt mua sữa bồi dưỡng độc hại cho công nhân (với mức 10.000 đồng/người/ngày), lãnh đạo Công ty Môi trường đô thị Nha Trang đều có hành vi gian lận, gây thiệt hại đối với ngân sách, quyền lợi của công nhân tổng cộng 457 triệu đồng.
Ngoài ra, trong hai năm 2012 và 2013, Công ty Môi trường đô thị Nha Trang quyết toán khống hơn 408 triệu đồng việc bón phân thảm cỏ rồi thanh toán trái quy định. Trong công tác duy trì điện chiếu sáng công cộng, công ty không có số liệu ghi chép về kiểm tra thông số của trạm nhưng vẫn quyết toán hơn 1,4 tỉ đồng, trong đó phần lớn quyết toán không đúng thủ tục.
Thanh tra tỉnh Khánh Hòa cho hay sau khi công nhân có đơn tố cáo, ông Thuận và ông Khoa đã nộp lại gần 990 triệu đồng. Tháng 1-2015, khi Công ty Môi trường đô thị Nha Trang chuyển thành công ty cổ phần, hai ông Thuận, Khoa không còn giữ chức danh lãnh đạo công ty.
Theo_VietNamNet
Bị tố ăn chặn tiền, Giám đốc cho côn đồ truy sát công nhân Chỉ vì mâu thuẫn tiền công, giám đốc công ty Thái An đã chỉ huy "giang hồ" truy sát nhóm công nhân khiến nhiều người nguy kịch. Chính "vị" này đã bị tố lừa đảo, ăn chặn hơn nửa tỷ đồng tiền thi công. Tin từ báo Kiến thức cho biết, theo Cơ quan CSĐT Công an huyện Đắk R'Lấp (tỉnh Đắk Nông),...