Giảm đau lưng bằng cách nào?
Bị đau lưng thường xuyên có thể do tư thế sai trong công việc; nếu cơn đau thay đổi từ âm ỉ đến nhói buốt, nguyên nhân còn là do dinh dưỡng kém, mất can xi từ xương, béo phì, viêm khớp, mãn kinh ở phụ nữ, do phẫu thuật.
Yoga có thể làm giảm đau lưng – Ảnh: Shutterstock
Tư thế thẳng lưng: Khi ngồi đặt một cái gối giữa ghế và lưng dưới. Để vai ở tư thế thả lỏng và ngồi thẳng lưng. Trong khi làm việc lặt vặt hằng ngày, luôn duy trì tư thế đúng và thẳng. Đừng cong lưng quá lâu.
Ngủ ngon giấc: Bạn phải có một giấc ngủ ban đêm thật tốt để ngăn ngừa đau lưng, củng cố sức khỏe. Giấc ngủ giúp phục hồi các cơ và giảm viêm sưng.
Tập thể dục nhẹ nhàng: Đau lưng càng trầm trọng hơn do nghỉ ngơi nhiều mà không vận động cơ thể. Bạn có thể thực hiện một số động tác duỗi tay chân nhẹ nhàng và đi bộ chậm.
Tập yoga: Đây là một trong những liệu pháp tự nhiên hiệu quả khi có tác dụng giảm đau lưng trong vòng vài ngày. Yoga tập trung vào hơi thở và cách thở hiệu quả làm giảm căng cơ và từ đó giảm đau.
Video đang HOT
Cố gắng có chế độ ăn uống giàu can xi và ma giê: Bạn có thể ăn các loại rau xanh, sữa, trứng, chuối, các loại hạt, quả táo…
Liệu pháp nhiệt: Bạn hãy áp chai nước ấm hoặc khăn ngâm trong nước ấm lên lưng. Cách này sẽ làm tăng lưu thông máu, giúp giảm đau.
Chọn loại giày phù hợp: Mang giày bệt, chọn các loại giày dép tạo sự thoải mái cho chân có thể giúp ngừa đau lưng.
Hạn chế nằm ì trên giường: Bạn không nên nằm nghỉ quá nhiều nếu đang bị đau lưng. Nằm thường xuyên chỉ khiến cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
Mai Duyên
Theo Thanhnien
Bài thuốc 'vàng' từ hoa thiên lý chữa 7 bệnh hay gặp
Hoa thiên lý không những là những giàn hoa lý tỏa hương thơm làm mát cả thềm nhà, mà đây còn là loại thực phẩm - thuốc rất lý tưởng.
Hoa là loại cây được trồng và ra hoa vào mùa hèHoa thiên lý còn gọi là dạ lý hương, dạ lài hương, Tonkin creeper hay Chinese violet. Tên khoa học của thiên lý là Telosma cordata (Burm. F) Merr, thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae). Là loại cây có nguồn gốc từ các nước thuộc Đông Nam Á. Ngày nay đã lan rộng, không những tại Hoa Kỳ mà còn nhiều nước khác nữa trên thế giới cũng trồng thiên lý.
Thiên lý là loài cây dây leo, vào loại nhỡ, phân chia làm nhiều nhánh, non có lông và nhựa nước. Cây có lá đơn nguyên, mọc đối, gốc hình tim, có màu xanh lục bóng. Hoa mọc thành xim dạng tán ở nách lá, có nhiều hoa màu vàng lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hẹp dài, quả hạt dài. Hoa thơm về đêm nên mới có tên gọi là "dạ lý hương". Mùa hoa nở chủ yếu vào hè.
Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamine như C, B1, B2, PP và tiền vitamine A (carotene), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phosphor, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) chứa hàm lượng khá cao, vì vậy cây thiên lý cả lá non, ngọn và hoa đều là thực phẩm quý có tác dụng bổ dưỡng giúp trẻ chóng lớn, lại giúp người già giảm được chứng phì tuyến tiền liệt, làm tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng.
Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là một vị thuốc an thần, làm ngủ ngon giấc, tư bổ tâm, thận, bớt đi đái đêm, đỡ mệt mỏi đau lưng, có tính chống viêm và làm tan màng mộng, thúc đẩy chóng lên da non, được sử dụng trị liệu trong các chứng như viêm kết mạc cấp và viêm mạn, viêm giác mạc và mờ đục màng mắt, viêm kết mạc do sởi, hoa trị giun kim.
Sau đây xin giới thiệu cụ thể các phương thuốc từ cây hoa lý để có thể tự chọn lựa sử dụng sao cho phù hợp và hiệu quả.
1. Phòng rôm sảy ngày hè: Hằng ngày nấu canh hoa thiên lý ăn. Với trẻ có thể nghiền lá và hoa thiên lý ra nấu lẫn với bột khi cho ăn dặm.
2. Trị giun kim: Lấy lá thiên lý non nấu canh cho trẻ ăn liền từ 7 - 10 ngày sẽ hiệu quả.
3. Chữa lòi dom, dạ con: Lấy 1 nắm lá thiên lý rửa sạch, giã nát cho vào 5% muối ăn, vắt lấy nước cốt tẩm vào bông rịt vào hậu môn, hay âm hộ ngày thay 1 - 2 lần, sử dụng liền 5 - 7 ngày sẽ có tác dụng co dần phần dom hay dạ con lòi ra.
4. Làm giảm đau mình mẩy, nhức xương cốt: Hằng ngày lấy hoa thiên lý xào với thịt bò hoặc chấm với muối vừng ăn sẽ tác dụng.
5. Làm thư giãn sau các buổi làm việc căng thẳng, người khoan khoái, ngủ dễ ngon giấc, đỡ mệt mỏi, giảm tiểu đêm: Hằng ngày lấy hoa thiên lý nấu canh ăn.
6. Chữa đinh nhọt: Lấy lá cây thiên lý 30 - 50g giã nhỏ đắp vào chỗ mụn nhọt, ngày thay 1 lần, vài 3 ngày sẽ khỏi.
7. Chữa đái buốt, đái ra máu, đái dắt, cặn trắng: Lấy rễ cây thiên lý từ 10 - 20g, sắc lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.
Theo Trí Thức Trẻ
Những cảnh báo sức khỏe không thể coi thường Khó thở và ngáy ngủ có vẻ như chuyện bình thường, nhưng đôi khi chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn của sức khỏe, theo Prevention. Đau bụng có thể xảy ra bởi các lý do: tiêu chảy, khó tiêu, chấn thương, táo bón, viêm ruột, đau cơ, đầy hơi - Ảnh: Shutterstock Giảm cân không cần...