Giảm đau đớn, đầy bụng ngày “đèn đỏ” bằng chế độ ăn uống
Trong giai đoạn đặc biệt này bạn nên áp dụng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng để giúp quản lý tốt nhất các triệu chứng tiền kinh nguyệt và làm cho thời kỳ này trở nên dễ chịu hơn.
1. Chế độ ăn uống giảm đau đớn cho ngày đèn đỏ
Trong khi cơ thể có mức độ estrogen cao hơn khi bình thường thì cũng có thể gây ra các đau đớn khó chịu cho bạn khi bạn bước vào thời kỳ đèn đỏ. Nếu bạn thường xuyên bị đau đớn trong thời kỳ này, hãy nhanh chóng cắt giảm lượng chất béo bạn tiêu thụ xuống một nửa. Từ đó sẽ cắt giảm số lượng estrogen sản xuất ra.
Ngoài ra, nên áp dụng những cách khác trong chế độ ăn uống để giảm đau cho thời kỳ này bao gồm:
* Ăn 6 bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn – điều này có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định, khiến tâm trạng của bạn được cải thiện hơn.
* Đảm bảo bạn đang nhận đủ canxi trong các bữa ăn bằng việc uống nhiều sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc những thực phẩm chứa nhiều canxi. Bởi vì nếu cơ thể thiếu can xi sẽ gây ra các triệu chứng trầm cảm, khó chịu và lo lắng – giống như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Mức can xi này bạn nên update theo độ tuổi:
Từ 9-18 tuổi bạn nên được nhận 1.300 mg canxi/ ngày
Từ 19-50 tuổi nên được nhận 1.000 mg canxi / ngày
Phụ nữ trên 50 tuổi nên được nhận 1.200 mg canxi / ngày
Lưu ý: Không bao giờ bạn được tiêu thụ hơn 2.500 mg canxi/ ngày nhé!
* Uống dầu hoa anh thảo có chứa gamma-linolenic acid vào những buổi tối cũng sẽ giúp giảm bớt và điều chỉnh tình trạng viêm, đau và giảm các triệu chứng kinh nguyệt.
Video đang HOT
* Những cây trái mọng nước cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến mức dopamine, do đó có thể ảnh hưởng đến mức độ estrogen và progesterone trong cơ thể. Nhiều XX tin rằng những loại trái cây mọng nước giúp giảm các triệu chứng tiền nguyệt san, tuy nhiên, nó cũng có thể kích thích sản xuất prolactin mà làm cho các triệu chứng này trở nên xấu đi và gây đau đớn. Do đó, bạn nên chỉ sử dụng ở mức vừa phải và nên sử dụng cẩn thận.
* Uống Vitamin B6 đôi khi được đề nghị bổ sung trong thời kỳ đèn đỏ nhưng có rất ít bằng chứng kết luận rằng bổ sung với B6 thực sự là cần thiết. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng liều vượt quá 100 mg / ngày có thể gây thiệt hại dây thần kinh. Vì thế bạn chỉ nên bổ sung vitamin B6 từ chế độ ăn uống là đủ chứ không cần phải uống trực tiếp thuốc vitamin B6.
* Vitamin E có thể khá hữu ích vì không giống như vitamin B6, vitamin E không có tác dụng phụ, nhưng bạn cũng phải cảnh giác. Nhiều nghiên cứu đã tiến hành về hiệu quả của vitamin E như là một liều thuốc điều trị các triệu chứng tiền nguyệt san với các kết quả khác nhau.
* Bổ sung Magiê ở mức độ liều lượng được khuyến cáo dùng, chắc chắn rằng bạn không sử dụng không quá 350mg từ tất cả các nguồn thực phẩm của bạn. Tuyệt đối không được sử dụng magie quá liều vì có thể có ảnh hưởng đến nhuận tràng.
* Cắt giảm rượu, các thức uống kích thích khác vì nó có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng tiền kinh nguyệt của bạn và làm cho nó trở nên tồi tệ hơn.
2. Chế độ ăn uống giảm đầy hơi và khó chịu khi đèn đỏ
* Ăn thực phẩm giàu kali như nam việt quất, chuối và trái cây tươi khác.
* Cắt giảm lượng muối của bạn ít hơn 2.000 mg mỗi ngày. Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống sẽ làm cho nước được phát hành vào da, gây ra ứ nước.
* Uống nhiều nước sẽ giúp tuôn ra muối và chất điện giải khác trong cơ thể, giảm giữ nước.
* Nếu bạn thực sự là đầy hơi đến mức không thể chịu được thì nên uống các loại thuốc nước, thuốc lợi tiểu (theo chỉ định của bác sỹ) có thể hỗ trợ bạn nhiều.
Theo PLXH
8 mẹo đối phó hội chứng tiền kinh nguyệt
Triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) "quấy rầy" nhiều chị em. Cho dù là thường xuyên hoặc hiếm khi thì chúng cũng khiến bạn khó chịu, buồn rầu, trầm cảm, đau bụng, nhức đầu hay đau lưng...?
Hãy thử nghiệm những loại thực phẩm dưới đây để hạn chế những khó chịu này nhé.
1. Bữa phụ giàu protein
Nếu mức đường huyết không ổn định, , nhất là trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, thì sẽ dễ có cảm giác khó chịu và mệt mỏi trong người.
Cách tốt nhất là thay vì ăn 3 bữa, hãy chia thành 5 bữa nhỏ. Những đồ ăn nhẹ giàu protein như chuối và các loại hạt họ lạc sẽ hỗ trợ rất tốt.
2. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B
Các thực phẩm ngũ cốc như bánh mỳ, gạo nguyên cám, các loại hoa quả nhiều chất xơ và rau nên là thực phẩm chính trong bữa ăn hằng ngày. Những thực phẩm này làm tăng hormone serotonin, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và bình tĩnh hơn
3. Uống nước
Uống càng nhiều nước càng tốt. Điều này không chỉ tránh cho cơ thể bạn bị mất nước và nhức đầu mà còn kích thích các cơ quan làm việc tốt hơn, đào thải độc tố trong cơ thể và ngăn ngừa chứng đầy hơi.
4. Ăn nhạt
Trước ngày "đèn đỏ" xuất hiện khoảng một tuần, hãy ăn nhạt vì muối gây giữ nước trong cơ thể đồng thời nó cũng liên quan với chứng đau đầu.
5. Giảm bơ sữa
Sản phẩm từ sữa thực sự rất tốt cho cơ thể, giúp xương chắc khoẻ hơn nhưng chúng cũng ngăn cản sự hấp thụ magiê - một loại chất khoáng cần thiết trong kỳ "nguyện san" ghé thăm. Nếu cảm thấy chế độ ăn uống của mình thiếu magiê hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn để bổ sung magiê đúng cách.
6. Tránh cafein
Cà phê có thể giúp bạn thư giãn nhưng bên cạnh đó chúng cũng có thể gây ra sự kích thích, bồn chồn, hay cáu gắt. Cà phê cũng được cho là có liên quan đến bệnh đau đầu và đầy hơi khi đến kỳ "nguyệt san". Hãy thử dừng thói quen uống cà phê của bạn vào trước chu kỳ nguyệt san.
7. Ăn cá
Cá rất giàu omega 3, giúp cải thiện sức khoẻ và vẻ đẹp làn da. Tinh dầu omega 3 còn làm giảm nguy cơ ung thư vú. Bất kỳ loại cá tươi nào cũng rất tốt, đặc biệt là cá hồi và cá ngừ có nguồn omega 3 khá dồi dào.
8. Bổ sung vitamin E
Hạt hướng dương, dầu oliu, quả bơ và hạnh nhân đều là những nguồn cung cấp lượng vitamin E khá lớn để ngăn ngừa triệu chứng căng tức ngực trước khi có kinh nguyệt đồng thời cũng giảm nguy cơ u vú.
Hãy thử 8 mẹo trên để mối lo về hội chứng tiền kinh nguyệt với bạn không còn đáng sợ nhé.
Theo Dantri/AWT
4 biện pháp giảm tình trạng chuột rút và đau bụng khi "đèn đỏ" Không hiểu tại sao, tháng nào khi "đèn đỏ" đến, bạn cũng bị đau bụng hoặc thậm chí chuột rút đau đớn và khó chịu. Điều này có thể làm gián đoạn cuộc sống thường ngày và bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn để thực hiện các hoạt động thường xuyên. Có hơn một nửa số XX bị đau bụng và chuột...