Giảm cảm xúc ở phụ nữ trẻ và cách khắc phục
Năm nay 30 tuổi, đã có được một chú nhóc kháu khỉnh, gần 3 tuổi nhưng chuyện sinh hoạt vợ chồng em có vấn đề.
Mỗi lần chồng em chủ động “yêu”, em hầu như không có cảm giác hưng phấn, đặc biệt là thời điểm gần đến ngày “đèn đỏ” em lại càng không muốn “gần” chồng. Hãy cho em lời khuyên.
Phụ nữ tuổi 30 mà đã gặp rối loạn về chức năng tình dục là chuyện không bình thường vì theo nghiên cứu của Kinsey (nhà nghiên cứu về tình dục Mỹ nổi tiếng những năm 40 thế kỷ trước) thì phụ nữ ở tuổi 30 có nhu cầu và được hưởng khoái cảm tình dục nhiều hơn mọi lứa tuổi khác trong cuộc đời. Điều này có thể do nhiều lý do: đến tuổi này người phụ nữ tự tin về cơ thể mình hơn và cũng ý thức hơn về nhu cầu và quyền lợi của mình; dám chia sẻ với bạn tình về nhu cầu đó mạnh dạn hơn.
Tuy nhiên, dù phụ nữ có nhiều điểm chung về đáp ứng và cảm nhận tình dục nhưng mỗi người đều có những đặc điểm riêng. Cũng không nên coi là sau tuổi 30 thì mọi sự đều xuống dốc, tuổi nhiều hơn thì tần suất quan hệ tình dục có thể giảm đi nhưng lại tăng lên về chất lượng.
Tại sao phụ nữ trong những điều kiện bình thường lại không thể có hưng phấn tình dục
Rối loạn này phần lớn do có xung đột tinh tế về tâm lý trong mối quan hệ; nhiều khi chưa cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý mà những chia sẻ chân thành giữa bạn bè hay người thân đã có thể giúp giải tỏa hay tìm ra nguyên nhân đích thực. Nếu kết hợp với không có ham muốn thì có thể do có quá nhiều hormon prolactin, tuy hiếm nhưng cần làm test (xét nghiệm) để loại trừ.
Xác định nguyên nhân của rối loạn là xem lại những điều kiện nào đã cản trở việc phát động cơ chế gây ra cảm xúc tình dục (ví dụ có bệnh thực thể, suy buồng trứng sớm… thầy thuốc có thể phát hiện) nhưng cũng có thể do nguyên nhân tâm lý.
Ngày nay, người ta đã khám phá ra rằng dục năng (ham muốn tình dục), hưng phấn tình dục, khoái cảm hay cảm giác đỉnh điểm là cả một cơ chế phức tạp của cảm xúc và được chi phối bởi hoạt động của các tuyến nội tiết nhưng những yếu tố tâm lý cũng có vai trò quan trọng làm cho phụ nữ gặp khó khăn về đáp ứng tình dục. Người phụ nữ có thể tự trả lời một số câu hỏi trước khi tìm đến thầy thuốc hay chuyên gia tâm lý:
Có phải do sợ có thai? Sự lo hãi này – dù có ý thức hay vô thức cũng có thể ức chế ham muốn hay làm mất cảm giác đỉnh điểm, nhất là với nhiều phụ nữ tin tuyệt đối rằng khoái cực là yếu tố chủ yếu gây ra có thai. Nhiều người sợ có thai đến mức chỉ nghĩ đến thai nghén là đủ ức chế cung phản xạ dẫn đến khoái cực.
Video đang HOT
Có phải vì gặp sự cố trong đời sống (việc tang, thay đổi công việc…)? Mọi sự cố đều có thể ảnh hưởng đến đáp ứng tình dục, bắt đầu từ khó khăn về ham muốn cho đến không thể đạt đến đỉnh điểm.
Có phải tình yêu đã suy giảm? Điều kiện quan trọng nhất để có ham muốn tình dục và đòi hỏi nhiều yếu tố tinh tế phải được thường xuyên nâng lên để phù hợp với nhau trong cuộc sống (ví dụ sự hiểu biết, sự quan tâm, săn sóc nhau, kỹ năng biết trao đổi một cách tế nhị, cùng chia sẻ những sở thích…).
Khi không tự tìm ra lý do suy giảm cảm xúc tình dục thì cần tìm đến sự giúp đỡ của thầy thuốc hay chuyên gia tâm lý.
Còn đáp ứng tình dục khi hành kinh? Có tính cá biệt rất lớn. Một nghiên cứu vào năm 2004 cho thấy, phụ nữ có xu hướng hoạt động tình dục nhiều hơn vào thời điểm trước và trong giai đoạn rụng trứng (diễn ra từ ngày thứ 10 đến ngày 15 của chu kỳ kinh 30 ngày) khi nồng độ hormon tạo thể vàng (LH) tăng lên. Điều này như hàm nghĩa rằng cơ thể phụ nữ đã được mã hoá về gen học để thuận lợi cho sự sinh sản.
Thế nhưng, nhiều nghiên cứu khác lại thấy phụ nữ có nhiều triệu chứng không thuận lợi cho cảm xúc tình dục trước khi hành kinh (cảm giác nặng nề, nhức đầu, tính tình thay đổi…), vì thế ít quan tâm đến tình dục hơn so với thời điểm khác trong chu kỳ. Xem ra mỗi phụ nữ có cảm xúc khác nhau, không ai giống ai.
Có nhiều lý do giải thích phụ nữ giảm quan tâm đến tình dục khi hành kinh, đó là do sự co thắt đau khi hành kinh, ra kinh nhiều hoặc cảm giác nề, giữ nước làm cho phụ nữ không thấy thoải mái.
Nếu cảm thấy giảm ham muốn khi hành kinh thì đó là vấn đề riêng của mỗi người nhưng cũng nên tư vấn thầy thuốc vì giảm ham muốn có thể là dấu hiệu sớm của một số vấn đề sức khỏe.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Các "rắc rối" thường gặp ở bé gái vị thành niên
Với những cô gái bước vào tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt thường không đều, có khi kinh thưa, hành kinh đau và có thể rong kinh rong huyết.
Nguyên nhân gây chu kỳ kinh kéo dài là do nồng độ progesteron trong những chu kỳ kinh này thường thiếu hoặc không có cho nên dẫn đến tình trạng tăng estrogen một cách tương đối. Rong kinh rong huyết tuổi dậy thì phần lớn liên quan đến hoạt động chưa hoàn chỉnh của trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến sinh dục (tức buồng trứng) chi phối các chu kỳ kinh có rụng trứng hay không rụng trứng; chỉ có khoảng 5% rong kinh rong huyết là do nguyên nhân thực thể. Bài tiết hormon ở những chu kỳ kinh đầu tiên của tuổi dậy thì thường không đủ cao, do đó không đủ progesteron để làm cho nội mạc tử cung trưởng thành hoàn toàn nên đã dẫn đến hiện tượng lớp niêm mạc bong không đầy đủ, không đều và đó chính là nguyên nhân gây ra chảy máu nhiều và/hoặc kéo dài.
Qua tuổi 17 mà chưa thấy kinh cần đi khám phụ khoa. Đến tuổi dậy thì, có trường hợp màng trinh không có lỗ nên máu kinh không ra được ứ lại làm căng đau bụng dưới và âm đạo. Cần đến bệnh viện để rạch màng trinh cho máu thoát ra ngoài.
Nếu bị mất kinh thì trước tiên phải loại trừ khả năng có thai (sự cố hay xảy ra với các cô gái có quan hệ tình dục sớm, có thai mà không biết) nên cần làm test xác định có thai hay không nghi có nghi ngờ.
Vô kinh ở tuổi vị thành niên: bao gồm vô kinh nguyên phát và thứ phát.
Vô kinh nguyên phát
Chỉ chẩn đoán là vô kinh nguyên phát khi em gái vị thành niên (VTN) có ngoại hình bình thường nhưng quá 16 tuổi mà chưa có kinh hoặc không có kinh trong vòng 4 năm kể từ khi có các đặc tính giới thứ phát hoặc chậm hơn 1 năm so với tuổi có kinh lần đầu của người mẹ.
Vô kinh nguyên phát và không kèm theo các dấu hiệu của sự phát triển dậy thì: thường do có bệnh mạn tính (viêm đường ruột, tim bẩm sinh có tím tái); tuyến sinh dục teo kèm bất thường của thể nhiễm sắc; suy chức năng buồng trứng thứ phát sau tia xạ; cường tuyến giáp; chán ăn do nguyên nhân thần kinh...
Vô kinh nguyên phát nhưng vẫn có các dấu hiệu dậy thì: thường do bất thường về cấu trúc của cơ quan sinh dục; teo cổ tử cung hay tử cung hay kèm với bất thường của đường tiết niệu...
Vô kinh nguyên phát kèm một số dấu hiệu nam tính hóa: như âm vật to ra, mọc nhiều lông, nhiều trứng cá thì gợi ý đến u tuyến thượng thận, quá sản tuyến thượng thận bẩm sinh...
Vô kinh thứ phát
Sau khi có kinh nguyệt đều đặn một thời gian bỗng thấy mất kinh khoảng 4 tháng hoặc có tiền sử kinh ít rồi mất kinh từ 4-6 tháng thì cần được thầy thuốc khám để xác định nguyên nhân và điều trị. Vô kinh thứ phát tuổi vị thành niên do nhiều nguyên nhân nhưng 2 nguyên nhân thường gặp nhất là có thai và stress. Những phụ nữ trẻ rất hay bị rối loạn kinh nguyệt khi bị sốt, có những sang chấn về cảm xúc, sút cân hay vận động quá nhiều (thi đấu thể thao).
Việc tìm ra nguyên nhân là một công việc đòi hỏi nhiều công sức: Cần phát hiện các triệu chứng như nhức đầu, thay đổi về thị lực và hiện tượng chảy sữa (bằng soi đáy mắt, kiểm tra về thị lực...). Quan tâm đến ảnh hưởng của hoạt động nội tiết: huyết áp, nhịp tim (tuyến giáp trạng), hiện tượng mọc lông nhiều, âm vật to ra hoặc nổi nhiều trứng cá (tăng hormon nam androgen) và đánh giá thể tích buồng trứng.
Đánh giá tỷ mỉ tình trạng bài tiết hormon: với hormon nữ estrogen thì bằng xét nghiệm phiến đồ tế bào âm đạo, quan sát niêm dịch cổ tử cung hoặc bằng test với progesteron (sau khi đã xác định không có thai).
Tóm lại, dù nguyên phát hay thứ phát đều có thể chỉ là một trở ngại nhỏ trong tiến trình trưởng thành nhưng cũng có thể là một thách thức không dễ vượt qua.
Đau khi hành kinh: Nếu đau mới bắt đầu trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu có kinh thì gọi là đau bụng kinh nguyên phát. Thể đau bụng kinh này được cho là do những thay đổi bình thường về hormon trong khi hành kinh và có thể tồn tại trong suốt những năm sinh đẻ của người phụ nữ nhưng đôi khi đau bụng kinh nguyên phát tự nhiên hết sau khi sinh con.
Đau bụng kinh rất hay gặp nhưng phần lớn nhẹ và không cần điều trị. Với vị thành niên gái thì đau bụng kinh đôi khi là nguyên nhân khiến các em phải nghỉ học. Bản thân đau bụng kinh không gây nguy hiểm cho sức khỏe chung nhưng có thể là triệu chứng của một bệnh chính nào đó.
Dùng thuốc giảm đau thông thường như aspirin có thể có tác dụng; cũng có thể có những thuốc khác để giảm đau như dùng thuốc tránh thai hoặc một số thuốc khác có thể làm thay đổi cân bằng hormon để có tác dụng giảm đau. Đối với vô kinh thứ phát, cần tìm ra nguyên nhân chính đau bụng kinh. Vận động có thể giúp giảm đau. Cần đi khám nếu bị đau bụng kinh sau nhiều năm vẫn hành kinh không đau hoặc nay thấy đau hơn so với trước đây.
Rong kinh nhiều: Kinh nguyệt nhiều là sự cố hay gặp ở phụ nữ nói chung, một số thường xuyên ra kinh nhiều, một số khác chỉ thỉnh thoảng mới ra kinh nhiều. Sự cố này cũng hay xảy ra ở phụ nữ trẻ là những người chưa hình thành các chu kỳ kinh có rụng trứng. Khoảng 70% trường hợp chảy máu ở thiếu nữ là do hoạt động nội tiết kém, chức năng phóng noãn chưa hoạt động tốt chứ không phải do tổn thương hay có một bệnh thực thể. Có thể ra máu từng đợt, kèm theo đau bụng và đôi khi ra máu rất nhiều - những kiểu chảy máu này thường bị gọi nhầm là "băng huyết". Những biểu hiện ra máu này đôi khi chấm dứt một cách tự nhiên, cũng có khi tiến triển nhưng không ồn ào gây thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt; khi đó cần đánh giá toàn diện.
Chảy máu âm đạo: Có thể trùng với kỳ kinh gây ra hành kinh nhiều, có khi ngoài kỳ kinh và không đau. Những trường hợp ra máu âm đạo kèm đau do nhiều bệnh lý khác.
Chảy máu không kèm đau: Do rối loạn chức năng nội tiết, thường thứ phát sau những chu kỳ kinh không có rụng trứng, hay xảy ra trong năm đầu hoặc năm thứ 2 kể từ khi có kinh lần đầu: Do cơ địa, ví dụ do có bệnh về máu; Do dùng aspirin, ở liều điều trị trong phạm vi 14 ngày có kinh cũng có thể gây ra kinh nhiều; Do ảnh hưởng của hormon.
Chảy máu kèm đau: do sẩy thai tự nhiên, chửa ngoài tử cung, hội chứng choáng nhiễm độc.
Theo Sức khỏe & Đời sông
Cơn đau do sex gây ra Không những các đôi quan hệ lần đầu mà ngay cả những người "chinh chiến" bao nhiêu năm vẫn bị đau. Vậy nguyên nhân nào gây ra đau khi sinh hoạt vợ chồng? Dưới đây là những khả năng có thể xảy ra: 1. Viêm vùng chậu Bệnh này bao gồm một số triệu chứng như: ớn lạnh, đau lưng, đau bụng, tiết...