Giảm béo để phòng ngừa biến chứng nặng Covid-19
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, những người ít nguy cơ diễn biến nặng khi nhiễm Covid-19 đều có chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể – ảnh) ở ngưỡng khỏe mạnh và nguy cơ sẽ tăng dần khi chỉ số này cao hơn.
Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san y khoa The Lancet trong năm 2021 cũng cho thấy rõ ảnh hưởng trực tiếp của chỉ số BMI không cân bằng do thừa cân đến những bệnh nhân Covid-19 phải nhập viện và tử vong. Việc giảm cân là cần thiết đối với những người thừa cân, béo phì trong giai đoạn dịch bệnh đang diễn biến khó lường.
Đài CNN dẫn lời tiến sĩ Steven Nissen, bác sĩ tim mạch thuộc Phòng khám Cleveland (Mỹ): “Việc giảm béo có liên quan đến nguy cơ nhập viện, thiếu ô xy và xuất hiện triệu chứng nghiêm trọng thấp hơn khi nhiễm Covid-19. Béo phì là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được nhằm giúp giảm mức độ biến chứng nặng khi mắc bệnh”. Kết luận này dựa trên nghiên cứu được công bố hôm 29.12 trên chuyên san JAMA Surgery.
Nguyên nhân gây ho rũ rượi sau khi khỏi Covid-19
Tiến sĩ Barry M.Popkin, thuộc Trung tâm béo phì liên ngành của Trường Y tế công cộng toàn cầu UNC Gillings (Mỹ), cho biết béo phì là một vấn đề nghiêm trọng trước Covid-19 vì nhiều lý do sinh học. Tế bào mỡ là tế bào sống, ngay khi bạn bắt đầu tích tụ mỡ, chúng tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch và có thể dẫn đến viêm mãn tính. Khi béo phì, máu cũng dễ bị vón cục, hình thành khối lượng lớn mô bên dưới cơ hoành (vách cơ – gân nằm giữa ổ bụng và lồng ngực) khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, chất béo trong bụng và gan thải ra các hóa chất có hại gây tổn thương mô, mạch máu… Tất cả đều có thể thúc đẩy bệnh Covid-19 nghiêm trọng hơn. Béo phì cũng làm cho bệnh nhân thở khó hơn vì lồng ngực và phổi bị nén lại bởi khối lượng mỡ dư thừa, theo CNN.
Đáng lưu ý, bác sĩ Fatima Cody Stanford, chuyên về béo phì thuộc Bệnh viện Massachusetts (Mỹ), nhận định với CNN: “Mỡ bụng (vùng dạ dày) là vấn đề nguy hiểm nhất vì nó sẽ phát triển sâu bên trong cơ thể và bao bọc xung quanh các cơ quan quan trọng. Gan sẽ mượn chất béo này và chuyển hóa thành cholesterol đi vào động mạch dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
Dựa trên các nghiên cứu về những bệnh khác, một người thừa cân nhưng giảm được khoảng 5 kg cũng có thể cải thiện bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp”.
Tác dụng phụ của mũi 3 vắc xin Covid-19 khác gì so với mũi 2?
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mặc dù vắc xin có tác dụng mạnh mẽ chống lại việc nhập viện và tử vong do Covid-19, nhưng điều này sẽ suy giảm theo thời gian.
Tiêm vắc xin mũi 3 đang được nhiều quốc gia tiến hành, đặc biệt đối với người có nguy cơ cao bị nhiễm Covid-19 nghiêm trọng sau khi tiêm mũi 2, như bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Mũi 3 nên là loại vắc xin nào ?
Theo các tổ chức y tế, mũi thứ 3 nên dùng vắc xin Pfizer, Moderna và Johnson & Johnson.
Nghiên cứu khẳng định cả Pfizer và Moderna đều an toàn để tiêm cho mũi 3, ngay cả đối với trường hợp mũi 1 và mũi 2 là loại vắc xin khác.
Tuy nhiên, người tiêm mũi 1 và 2 vắc xin Pfizer, nếu tiêm mũi 3 Moderna thì có tỷ lệ tác dụng phụ cao hơn so với 3 mũi đều là Pfizer, theo Express.
Tác dụng phụ của mũi 3 vắc xin Covid-19 có khác gì so với mũi 2?. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những ai dễ gặp tác dụng phụ hơn?
Theo các báo cáo từ chiến dịch tiêm chủng của Mỹ, mũi thứ 3 gây tác dụng phụ nhẹ hơn so với 2 mũi đầu, thường xảy ra 1 - 2 ngày sau khi tiêm.
Hơn 90% người tiêm có thể làm việc bình thường sau khi tiêm mũi 3.
Các tác dụng phụ có xu hướng xảy ra ở người lớn tuổi hơn, với 46% là ở người trên 65 tuổi.
Liều vắc xin thứ ba có thể có lợi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tác dụng phụ mũi 3 có gì khác so với mũi 1 và 2?
Các tác dụng phụ thông thường nhất là đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ và ớn lạnh, kéo dài tối đa 7 ngày.
So với 2 mũi đầu, mũi 3 có thể có nhiều tác dụng phụ hơn, nhưng mức độ nghiêm trọng thấp hơn so với mũi 1 và 2.
Đối với mũi thứ 3, các tác dụng phụ phổ biến nhất cũng tương tự như ở mũi thứ 2, nhưng mức độ nghiêm trọng thấp hơn. Phần lớn các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình.
Tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ của vắc xin Pfizer và Moderna như sau:
Đau chỗ tiêm: 83% - 81%
Mệt mỏi: 63,7% - 61%, tình trạng mệt mỏi phổ biến hơn so với mũi thứ hai, nhưng có thể khác nhau ở các nhóm tuổi.
Đau đầu: 48,4% và 50%
Đau cơ: 39,3% và 50%
Các tỷ lệ này tương tự như ở liều thứ 2.
Ngoài ra, có một số tác dụng phụ ít gặp hơn như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau khớp, đau bụng, với tỷ lệ rất thấp.
Tác dụng phụ bất ngờ nhất ở mũi 3 vắc xin Pfizer là nổi hạch, xảy ra ở 5% người tiêm - xuất hiện trong vòng 4 ngày và hầu hết là nhẹ.
Nói "người đã tiêm vắc xin chết vì Covid-19 nhiều hơn người chưa tiêm" vì sao lại sai?
Có thể có những tác dụng phụ nghiêm trọng nào?
Tác dụng phụ nghiêm trọng, như khó thở, đau ngực, sốt cao là rất hiếm, chỉ xảy ra ở 14 người trên 1 triệu người tiêm Moderna và 29 người trên 1 triệu người tiêm Pfizer.
Riêng tác dụng phụ viêm cơ tim ở người tiêm Pfizer là cực kỳ hiếm, tuy nhiên FDA khuyến cáo những người trẻ tuổi có cơ địa dễ bị tác dụng phụ viêm cơ tim không nên tiêm Pfizer cho mũi 3, theo Express.
Chuyên viên của Mayo Clinic giải thích rằng các tác dụng phụ không phải là do vắc xin gây ra mà là dấu hiệu hệ thống miễn dịch phản ứng với vắc xin.
8 người ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp, có trường hợp tử vong Ngày 26/11, BV Bạch Mai cho biết, trong 2 tuần qua tiếp nhận 8 bệnh nhân ngộ độc rượu chứa cồn công nghiệp methanol. Các ca bệnh đều rất nặng, hôn mê, có tổn thương não, đã có trường hợp tử vong. Não hoại tử, tử vong vì ngộ độc rượu Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc,...