Giảm 37% từ đầu năm, loạt lãnh đạo cao cấp của Thế giới di động đăng ký mua vào
Giá cổ phiếu MWG đã giảm liên tục 10 phiên từ khi có tin một nhân viên công ty tại chi nhánh Đà Nẵng dương tính với viurs Corona.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) vừa thông báo hàng loạt cổ đông nội bộ đăng ký mua vào cổ phiếu MWG sau khi giá cổ phiếu giảm 37,3% từ đầu năm. Giá cổ phiếu MWG đã giảm liên tục 10 phiên từ khi có tin một nhân viên công ty dương tính với viurs Corona.
Cổ phiếu MWG giảm 10 phiên liên tiếp khi có tin một nhân viên tại Đà Nẵng dương tính với corona
Cụ thể, bà Lý Trần Kim Ngân, Kế toán trưởng công ty đăng ký mua vào 50.000 cổ phiếu, nâng số lượng nắm giữ lên 286.176 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 0,0631%).
Ông Đặng Minh Lượm, thành viên HĐQT đăng ký mua vào 290.000 cổ phiếu, nâng số lượng nắm giữ sau khi giao dịch thành công lên 1.385.200 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 0,3056%).
Ông Vũ Đăng Linh, Giám đốc Tài chính đăng ký mua vào 70.000 cổ phiếu, nâng số lượng nắm giữ lên 446.144 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 0,0984%).
Video đang HOT
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT đăng ký mua vào 80.000 cổ phiếu, nâng số lượng nắm giữ lên 558.200 cổ phiếu (chiếm tỷ lệ 0,123%).
Như vậy, 4 cổ đông nội bộ MWG đăng ký mua vào 490.000 cổ phiếu MWG, với giá hiện tại ở mức 78.800 đồng/cp, số tiền các cổ đông này bỏ ra sẽ khoảng 38,6 tỷ đồng.
Tất cả các giao dịch này thực hiện từ ngày 23/3/2020 đến ngày 21/4/2020 theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh trên sàn.
Ngày 10/3/2020, MWG thông báo đã tạm đóng cửa hàng Điện máy xanh ở Đà Nẵng do có 3 nhân viên đã tiếp xúc gần với hai du khách người Anh đã xét nghiệm dương tính với nCoV.
Sau khi nhận được thông tin một nhân viên dương tính với Corona, Công ty quyết định tạm thời đóng cửa siêu thị Siêu thị ĐMX số 7 Nguyễn Văn Linh Đà Nẵng (bên cạnh khách sạn Vanda) từ ngày 11/03/2020 và đã cho toàn thể nhân viên tại siêu thị Điện Máy Xanh này cách ly tại nhà từ ngày 09/03/2020 theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.
Đối với mảng siêu thị, theo kế hoạch ban đầu, MWG sẽ mở thêm 700-1.000 cửa hàng Bách hóa xanh mới trong năm 2020 (so với tổng số lượng cửa hàng đạt 1.008 tính đến cuối năm 2019). Các cửa hàng mới này sẽ tập trung tại khu vực miền Nam.
Theo một báo cáo của CTCP Chứng khoán SSI, nhu cầu tại các cửa hàng như Bách hóa Xanh có thể tăng nhờ thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng từ chợ truyền thống sang siêu thị hoặc mua online, nhu cầu mua thực phẩm dự trữ có thời gian sử dụng dài hơn và sự thay đổi thói quen ăn ngoài sang ăn ở nhà. Bách hóa Xanh cũng có dịch vụ giao tại nhà ở khu vực TP.HCM và Biên hòa.
Cũng theo báo cáo của SSI, lượng mua sắm tại các cửa hàng Điện máy xanh và Thegioididong có thể giảm 20-30% và thay bằng mua sắm online. Tuy nhiên, SSI dự báo doanh thu năm 2020 của MWG trong trường hợp dịch Covid-19 được kiểm soát ở thời điểm cuối năm 2020 là 124.282 tỷ đồng, vẫn tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 4.588 tỷ đồng (tăng 20%). Trường hợp xấu nhất nếu Covid-19 phải chờ đến năm 2021 mới kiểm soát được, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của MWG sẽ là 17% và 12%.
Tâm An (Toquoc.vn)
Dù liên tục được bơm tiền, Tiki lại đang đứng bét trong cuộc đua của "tứ đại gia" thương mại điện tử
Quý 4/2018, Tiki đứng thứ 2 trong nhóm 4 trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, gồm Shopee, Tiki, Lazada và Sendo. Tuy nhiên, chỉ 1 năm sau, Tiki đã bị Lazada và Sendo vượt mặt, tụt xuống vị trí thứ 4.
Theo số liệu quý 4/2019 của Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam do iPrice Group vừa công bố, Shopee tiếp tục là trang thương mại điện tử có lượng truy cập lớn nhất Việt Nam, đạt 38 triệu lượt. So với quý 3/2019, lượng truy cập của Shopee tăng 10% và là lần tăng đầu tiên sau khi sụt giảm 3 quý liên tiếp.
Sendo sau khi trải qua 5 quý tăng trưởng thần tốc đã có dấu hiệu chững lại, khi lượng truy cập giảm 12%, đạt 27,2 triệu lượt. Sendo vẫn giữ vị trí thứ 2, nhưng khoảng cách với cái tên thứ 3 là Lazada không đáng kể.
Trong quý 4/2019, Lazada đạt 27 triệu lượt truy cập. Tương tự như Shopee, lượng truy cập của Lazada cũng tăng trở lại so với quý 3/2019 sau khi sụt giảm 3 quý liên tiếp.
Sụt giảm mạnh nhất thời gian vừa qua là Tiki. Từ vị trí số 2 trong giai đoạn quý 4/2018 đến quý 2/2019, Tiki tụt xuống vị trí thứ 3 trong quý 3/2019 và tụt tiếp xuống vị trí thứ 4 trong quý 4/2019. So với thời kỳ đỉnh cao là quý 4/2018, lượng truy cập của Tiki đã giảm 32%.
Trong năm 2019, Tiki đã có 2 lần tăng vốn vào tháng 6 và tháng 12. Hai cổ đông chính hiện vẫn là VNG (24,6%) và JD.com (21,9%). Các cổ đông đáng kể khác gồm có Ubiquitous Traders Pte Ltd (gần 9%), CyberAgent, STIC, Sumitomo...Báo cáo tài chính của VNG cho biết, giá trị khoản đầu tư của VNG vào Tiki đã về 0, hệ quả của việc đốt tiền nhằm chiếm lấy thị trường.
Hồi giữa tháng 2/2020, thị trường xuất hiện thông tin về việc 2 trang thương mại điện tử nội địa là Sendo và Tiki đã có các cuộc đàm phán để thảo luận về việc sáp nhập, với mục đích trở thành đối trọng với 2 ông lớn Shopee và Lazada.
Tại 3 chuỗi có cửa hàng offline là Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh và FPT Shop, lượng truy cập quý 4/2019 cùng giảm so với quý 3/2019, mức giảm lần lượt là 4%, 4% và 13%.
Xếp hạng các trang thương mại điện tử theo lượng truy cập. Ảnh: iPrice Group
Theo xếp hạng trên các thiết bị smartphone, 4 cái tên dẫn đầu chính là 4 ông lớn thương mại điện tử. Dẫn đầu vẫn là Shopee, thứ hai là Tiki, thứ ba là Lazada và thứ tư là Sendo.
Theo Trí thức trẻ
Nhân viên nhiễm COVID-19, ông Tài Thế Giới Di Động mất 400 tỉ Ngay khi Việt Nam công bố ca nhiễm COVID thứ 35 là một nhân viên Điện Máy Xanh thì phiên giao dịch hôm nay (11-3) của Thế Giới Di Động gặp phản ứng khá tiêu cực từ giới đầu tư. Theo đó, cổ phiếu Thế Giới Di Động giảm kịch trần, mất gần 7% giá trị, tương đương 6.500 đồng, đẩy giá cổ...