Giảm 15% tiền thuê đất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 22/2020/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2020 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Theo đó, đối tượng áp dụng là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức trả tiền thuê đất hàng năm phải ngừng sản suất kinh doanh từ 15 ngày trở lên do ảnh hưởng của dịch COVID-19 ( người thuê đất).
Về mức giảm tiền thuê đất, giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với người thuê đất nêu trên; không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2020 và tiền chậm nộp (nếu có). Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng chỉ ngừng một hoạt động sản xuất kinh doanh tại khu đất, thửa đất đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp.
Quyết định cũng quy định trình tự, thủ tục giảm tiền thuê đất. Cụ thể, người thuê đất nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị giảm tiền thuê đất (bằng phương thức điện tử hoặc phương thức khác) cho cơ quan thuế, Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, cơ quan khác theo quy định của pháp luật kể từ ngày 10/8/2020 đến hết ngày 31/12/2020; trường hợp nộp hồ sơ từ ngày 1/1/2021 trở về sau thì không được giảm tiền thuê đất theo quy định tại Quyết định này.
Căn cứ hồ sơ giảm tiền thuê đất do người thuê đất nộp theo quy định; không quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền xác định số tiền thuê đất được giảm và ban hành Quyết định giảm tiền thuê đất theo quy định tại pháp luật về thu tiền thuê đất.
Trường hợp người thuê đất đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định giảm tiền thuê đất theo quy định của Quyết định này nhưng sau đó phát hiện qua thanh tra, kiểm tra việc người thuê đất không thuộc trường hợp được giảm tiền thuê đất theo quy định tại Quyết định này thì người thuê đất phải hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền thuê đất đã được giảm và tiền chậm nộp tính trên số tiền được giảm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trường hợp người thuê đất đã nộp tiền thuê đất của năm 2020 mà sau khi cơ quan có thẩm quyền xác định và quyết định giảm tiền thuê đất có phát sinh thừa tiền thuê đất thì được trừ số tiền đã nộp thừa vào tiền thuê đất của kỳ sau hoặc năm tiếp theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan; trường hợp không còn kỳ phải nộp tiền thuê đất tiếp theo thì thực hiện bù trừ hoặc hoàn trả số tiền nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
Thấy gì sau một năm đầy biến động của Diêm Thống Nhất?
Biểu tượng của nền công nghiệp nhẹ Việt Nam một thời - công ty Diêm Thống Nhất - vừa trải qua năm 2019 đầy khó khăn lẫn biến động. Đóng cửa mảng bán lẻ diêm truyền thống, hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu, cổ tức tạm ứng cho cổ đông chỉ đạt 350 đồng/cổ phiếu,... Tuy nhiên, bản kế hoạch kinh doanh 2020 của doanh nghiệp này vẫn xác định mục tiêu tăng 13,6% doanh thu và tăng tới 123% lợi nhuận. Điều gì sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này?
Đóng cửa mảng bán lẻ diêm truyền thống, hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu, cổ tức tạm ứng cho cổ đông chỉ đạt 350 đồng/cổ phiếu,... Tuy nhiên, bản kế hoạch kinh doanh 2020 của doanh nghiệp này vẫn xác định mục tiêu tăng 13,6% doanh thu và tăng tới 123% lợi nhuận. Điều gì sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu này?
Video đang HOT
Lùm xùm thông tin "khai tử" diêm Thống Nhất
Từng có tin đồn sắp "khai tử" những bao diêm 65 năm tuổi
Hồi tháng 11/2019, một số tờ báo thông tin, từ năm 2020 công ty Cổ phần Diêm Thống Nhất (mã chứng khoán: DTN) sẽ ngừng sản xuất diêm và hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM khiến dư luận xôn xao. Việc "khai tử" thương hiệu diêm 63 năm tuổi, từng là "con chim đầu đàn" của ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam (nhà máy sản xuất đầu tiên được xây dựng ở Miền Bắc XHCN), là một tin rất không vui.
Tuy nhiên, vào ngày 16/12/2019, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) kiêm Tổng giám đốc công ty CP Diêm Thống Nhất, ông Nguyễn Hưng, đã phải gửi thông báo đến toàn bộ khách hàng để đính chính thông tin này.
Theo đó, Diêm Thống Nhất chỉ dừng sản xuất diêm đại trà (thay vào đó là nhập khẩu để cung cấp cho thị trường bán lẻ - PV) nhưng vẫn tiếp tục sản xuất các loại diêm cao cấp, diêm quảng cáo theo đơn đặt hàng và nhu cầu của khách hàng. Còn việc rút cổ phiếu khỏi thị trường chứng khoán là do hiện tại số cổ đông của công ty dưới 100, không đủ điều kiện của công ty đại chúng để được niêm yết.
Tuy chưa đến mức bị "khai tử" hoàn toàn nhưng việc đóng bớt khâu sản xuất mảng bán lẻ sản phẩm diêm cho thấy sự sụt giảm sản lượng đã đến mức nghiêm trọng. Ban lãnh đạo Diêm Thống Nhất cho biết, cách đây khoảng 10 năm, sản phẩm diêm "quốc dân" này có mức tiêu thụ hơn 180 triệu bao/năm. Nếu so với con số nói trên thì sản lượng ở thời điểm hiện tại chỉ còn khoảng hơn 30%.
Diêm Thống Nhất "sống sót" nhờ chuyển hướng sản xuất sang bật lửa
Cụ thể, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 của HĐQT công ty được trình bày tại đại hội cổ đông thường niên 2020 diễn ra hôm 20/6/2020 cho biết, năm 2019 sản phẩm diêm (cả nội địa và quảng cáo) chỉ đạt 70 triệu bao, giảm 30 triệu bao so với cùng kỳ năm 2018 (đạt 91% so với kế hoạch 76 triệu bao). Trước đó, năm 2018 đạt gần 100 triệu bao (giảm hơn 45% so với 2017)... Đây chính là lý do khiến cho kế hoạch năm 2020, công ty chỉ dám đưa ra con số dè dặt là 62 triệu bao.
Nhận thức được xu hướng mất dần thị phần do bị cạnh tranh với sản phẩm tạo lửa khác, những năm gần đây, Diêm Thống Nhất đã chuyển dịch dần sang sản xuất bật lửa an toàn Thống Nhất, bật lửa cao cấp "Cricket" và bao bì carton. Đây là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho DN.
Tuy nhiên, ngay cả những nguồn thu chính này cũng không thể đảm bảo hiệu quả bền vững cho doanh nghiệp. Từ năm 2013 đến nay, doanh thu của công ty chỉ ở mức 100 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận khoảng trên dưới 2 tỷ đồng. Năm 2019, tổng doanh thu công ty đạt 132 tỷ đồng (nhiều hơn 11,7% so với kế hoạch đề ra), tuy nhiên lợi nhuận chỉ đạt 1,12 tỷ đồng (bằng 58% kế hoạch).
Trao đổi với PV Người Đưa Tin pháp luật về nguyên nhân của tình trạng này, ông Nguyễn Hưng cho biết: "Hiện tại, dây chuyền sản xuất diêm sau hơn 30 năm sử dụng đã quá cũ và lạc hậu, nguồn cung nguyên liệu gỗ làm diêm cạn kiệt,.. dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo, tiêu hao nhiều".
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc cty Diêm Thống Nhất - ông Nguyễn Hưng
"Mặt khác, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh do nhu cầu tiêu dùng đang chuyển dần sang sản phẩm tạo lửa khác có nhiều ưu việt hơn. Nên nếu duy trì sản xuất như hiện tại là không hiệu quả" - ông Hưng nói.
Và đúng như lời lãnh đạo Diêm Thống Nhất nhận định, khi được tham quan toàn bộ nhà xưởng của công ty tại địa chỉ 670 Ngô Gia Tự (phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội), chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì dường như thời gian đã bỏ quên nơi này quá lâu.
Từ biển hiệu công ty, những tấm áp phích ghi khẩu hiệu thi đua cho tới khu vực sản xuất đều quá cũ kỹ như thời bao cấp. Dây chuyền sản xuất sơ sài lạc hậu, công nhân gói diêm bằng tay, cán dẹt gỗ để làm diêm vẫn là bán tự động...
Một nhân viên gói diêm chia sẻ với PV Người Đưa Tin pháp luật rằng, biết là sản phẩm và công việc lạc hậu nhưng nếu bỏ việc thì cũng chưa biết sẽ làm gì.
Bước vào bên trong công ty Diêm Thống Nhất như "lạc" vào thời kỳ bao cấp
Nhiệm vụ di dời cơ sở sản xuất còn gian nan
Đáng lưu ý, tại đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của Diêm Thống Nhất hôm 20/6, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Hưng đã trình bày trước đại hội phương án phát hành thêm 2,8 triệu cổ phiếu để nâng vốn điều lệ lên tới 50 tỷ đồng. Hiện tại doanh nghiệp có 2,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương đương vốn điều lệ là 22 tỷ đồng. Nếu kế hoạch thành công, Diêm Thống Nhất sẽ thu về 28 tỷ đồng.
Được biết, số tiền này sẽ được sử dụng vào kế hoạch di dời cơ sở sản xuất theo chủ trương của UBND Hà Nội. Trước đó, năm 2011, công ty đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với công ty CP Tư vấn Đầu tư Xây dựng Ba Đình để thực hiện dự án đầu tư xây dựng tổ hợp văn phòng - thương mại và nhà ở Thống Nhất. Trong tổng số tiền đặt cọc 30 tỷ đồng, Diêm Thống Nhất mới nhận 10 tỷ đồng. Đến nay, dự án chưa được triển khai thực hiện.
Trụ sở công ty Diêm Thống Nhất ở 670 Ngô Gia Tự (Đức Giang, Long Biên, HN)
Trong khi đó, cũng năm 2011, lãnh đạo Diêm Thống Nhất thời điểm đó đã ký và ứng trước tiền thuê đất cho công ty CP Đầu tư Địa ốc Sông Hồng tại cụm công nghiệp đa nghề Đông Thọ với số tiền hơn 11,82 tỷ đồng. Sau đó hợp đồng này lại bị ngưng trệ do một số vướng mắc, đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Trong một diễn biến liên quan, theo sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ngày 14/01/2020, công ty TNHH Thương Mại Thuốc lá Tràng An đã mua thành công 464.674 cổ phần Diêm Thống Nhất (tương đương tỷ lệ nắm giữ là 21,12%) và chính thức trở thành cổ đông lớn của công ty.
Không rõ tiếp theo, cổ đông lớn nào sẽ xuất hiện để giúp Diêm Thống Nhất bước qua một năm "đã nghèo lại còn eo" như thế này?
HDBank đẩy mạnh các gói tín dụng xanh Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) tiếp tục tài trợ các gói tín dụng xanh trị giá hàng nghìn tỉ đồng cho doanh nghiệp, đồng thời phát hành thẻ tín dụng cho các khách hàng là cá nhân và hộ gia đình lắp điện mặt trời áp mái với nhiều ưu đãi. Theo đó, HDBank triển khai chương...