Giải U16 nữ vô địch quốc gia: Hà Nội có chiến thắng đầu tiên
Chiều 30/9, các cầu thủ U16 nữ Hà Nội đã có chiến thắng đầu tiên trước U16 nữ TP Hồ Chí Minh ở lượt trận thứ hai giải bóng đá nữ U16 vô địch quốc gia 2022, qua đó giành trọn 3 điểm.
Các cầu thủ U16 nữ Hà Nội ăn mừng chiến thắng. (Ảnh: VFF)
Ở lượt trận đầu tiên, Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trước đối thủ không được đánh giá quá cao là Sơn La. Họ chấp nhận kết quả hòa 1-1 thất vọng dù liên tục dồn ép đối thủ. Chính vì vậy, thầy trò huấn luyện viên Nguyễn Anh Tuấn đặt quyết tâm rất cao trong trận đấu với TP Hồ Chí Minh ở lượt trận thứ 2.
Ngay sau tiếng còi khai cuộc, Hà Nội đẩy cao đội hình và tràn lên tấn công. Họ nhanh chóng đẩy TP Hồ Chí Minh phải lùi sâu về phần sân nhà. Nhưng cũng phải đến phút 26, Nguyễn Thị Quý mới có thể khai thông thế bế tắc cho Hà Nội bằng pha dứt điểm chuẩn xác.
Đáng tiếc, thành quả này không được hàng thủ Hà Nội giữ vững quá lâu. Chỉ 1 phút sau, đến lượt Mỹ Thu dứt điểm tung lưới thủ môn Hoài Thương gỡ hòa cho TP Hồ Chí Minh trước khi hiệp 1 kết thúc.
Bước sang hiệp 2, kịch bản tương tự được lặp lại. Hà Nội là đội chơi tốt hơn. Họ có được bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 do công của Nguyễn Thị Tình ở phút 61.
Nhưng lần này, TP Hồ Chí Minh không thể tiếp tục tái lập thế cân bằng. Họ để thủng lưới một lần nữa vào phút bù giờ đầu tiên của hiệp 2.
Video đang HOT
Chung cuộc, chiến thắng với tỷ số 3-1 thuộc về Hà Nội dù TP Hồ Chí Minh đã thi đấu đầy nỗ lực.
Ăn sạch vẫn nhiễm giun: Mối nguy bệnh tật từ thói quen ít ai ngờ
Nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng triệu chứng lại dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Rau sống, ảnh minh hoạ.
Mới đây, Bệnh viện E (Hà Nội) đã tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng có bệnh lý nền với diễn biến nguy hiểm.
Bệnh nhân (60 tuổi, ở Hà Nội) từng mổ sỏi niệu quả trái năm 2021, cắt túi mật nội soi năm 2022, có áp xe phía trên thành ngực phải, phải chọc hút dịch ở ổ áp xe nhiều lần.
Bệnh nhân tới khám do sờ thấy khối cục trên cơ thể. Tại bệnh viện, ngoài có ổ áp xe lớn ở ngực phải, bệnh nhân còn có đám thâm nhiễm mỡ sau phúc mạc ở hố chậu trái. Kết quả xét nghiệm cho thấy có tình trạng nhiễm khuẩn, dương tính với giun đũa chó mèo.
Hay như trường hợp bệnh nhân 64 tuổi, ở Tam Điệp, Ninh Bình, đang điều trị bệnh lý về máu tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Gần đây do bệnh nhân đau âm ỉ liên tục hạ sườn trái, nên được chuyển tới Bệnh viện E kiểm tra. Xét nghiệm máu cho thấy tiểu cầu thấp, bạch cầu cao và dương tính với giun đũa chó mèo.
Cả hai bệnh nhân này đều có thói quen ăn rau sống và có nuôi chó mèo trong gia đình.
Rau sống, ảnh minh hoạ.
Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Cường, Phụ trách khoa Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện E, cho biết với giun đũa chó mèo, bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với nguồn phân chó mèo có chứa ấu trùng hoặc ăn các loại rau sống có chứa ấu trùng này.
Ăn sạch vẫn nhiễm giun
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh nhân không ăn rau sống, ăn uống sạch sẽ vẫn bị nhiễm ký sinh trùng.
Điển hình đó là trường hợp bệnh nhân 50 tuổi, ở Mộc Châu, Sơn La, thường xuyên đau ở vùng hạ sườn phải, bị tăng huyết áp đã điều trị nhiều năm. Bệnh nhân có mẹ đã mất vì ung thư gan nên rất lo lắng đã tìm tới Bệnh viện E kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với giun lươn, các xét nghiệm về ung thư đều bình thường, có men gan cao.
Khi biết mình bị nhiễm giun lươn, bệnh nhân đã rất bất ngờ do chưa nghe đến tên bệnh này. Bệnh nhân cũng khẳng định với bác sĩ mình ăn uống rất cẩn thận, sạch sẽ, hiếm khi ăn đồ sống.
"Hàng ngày bát đũa ăn cơm tôi luôn tráng nước sôi, hấp khử khuẩn trước khi ăn. Tôi chỉ bán hàng chứ không làm ruộng, cũng không trồng rau nên không tiếp xúc với đất cát. Gia đình cũng không nuôi chó mèo và tôi không bao giờ ăn đồ sống. Vì thế khi bị nhiễm giun lươn tôi rất bất ngờ", bệnh nhân nói.
Khi khác thác tiền sử, bác sĩ phát hiện bệnh nhân thường xuyên nhặt rau không đeo găng tay, từ đó ký sinh trùng xâm nhập qua cơ thể từ những vết xước măng rô ở ngón tay.
Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Mạnh Cường cho biết giun lươn thường lây qua da, vào mạch máu (tĩnh mạch) và cũng có thể lây qua đường ăn uống. Do đó, nhiều người dù ăn uống rất sạch sẽ nhưng vẫn nhiễm bệnh, đường lây nhiễm có thể do tiếp xúc với đất, nhặt rau có ấu trùng....
Giun lươn khi ký sinh ở cơ quan nào sẽ gây tổn thương cho cơ quan đó. Ví như, nếu ký sinh tại gan dễ gây áp xe gan, lên não có thể gây áp xe não, tổn thương não. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tùy từng loại ký sinh trùng sẽ có thời gian điều trị khác nhau, có thể kéo dài từ 2-4 tuần theo đúng phác đồ của bác sĩ. Với trường hợp có ổ áp xe ở một số bộ phần thì cần tiến hành chọc hút.
Đặc biệt, khi đã nhiễm ký sinh trùng, dù điều trị khỏi nhưng vẫn hoàn toàn có khả năng mắc lại, vì thế việc phòng bệnh là rất quan trọng.
Theo bác sĩ Cường, triệu chứng khi nhiễm ký sinh trùng đa số đều có đặc điểm: mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, gầy sút cân. Khi ấu trùng ký sinh trùng đi vào các cơ quan rất dễ nhầm lẫn với bệnh khác như u não, ung thư gan.
Bác sĩ Cường khuyến cáo: "Để p hòng bệnh, việc đầu tiên phải làm là ăn chín, uống sôi. Ngoài ra cần uống thuốc tẩy giun định kỳ, khi lao động cần phải có đồ bảo hộ vì có ký sinh trùng lây nhiễm qua da. Nếu thấy c ơ thể có bất thường, cần đi khám sớm để loại trừ nguy cơ nhiễm ký sinh trùng và các bệnh lý khác".
Du Lịch Bắc Yên Sơn La cần được quan tâm để không lỡ cơ hội đột phá phát triển Vùng du lịch Bắc Yên Sơn La có thiệt thòi khi không kết nối được thành cung du lịch nổi tiếng như: Sa Pa, Mộc Châu, Trạm Tấu, Hay Mù Căng Chải. Địa hình bị sông suối, núi cao chia cắt. Theo nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, kết quả quan trọng...