Giải trừ vũ khí hạt nhân: Bớt lượng, thêm chất
Đã qua lâu rồi cái thời vũ khí hạt nhân được sử dụng làm công cụ răn đe và cân bằng chiến lược.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân trong hầm ngầm (silo) của Mỹ. AFP
Quá trình giải trừ loại vũ khí hủy diệt này cũng đã bắt đầu từ lâu với rất nhiều ý tưởng, tuyên ngôn chính sách và nỗ lực. Nhưng đến nay, vũ khí hạt nhân không chỉ vẫn còn rất nhiều mà còn hiện đại hơn, quá trình giải trừ tiến triển rất chậm chạp và trên thế giới vẫn còn cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.
Video đang HOT
Mỹ và Nga vẫn sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất, bất kể 2 nước này đã có không ít thỏa thuận về giải trừ. Cả hai đều chơi con bài lá mặt lá trái với mục đích là tiếp tục duy trì ưu thế. Cả hai đều bớt lượng nhưng tăng chất trên lĩnh vực vũ khí hạt nhân, tức là giảm chút ít về số lượng tên lửa và đầu đạn nhưng đồng thời đầu tư lớn vào hiện đại hóa và phát triển những thế hệ vũ khí mới.
Họ làm vậy nhằm vừa được tiếng là thực hiện giải trừ vũ khí hạt nhân nhưng đồng thời vẫn duy trì được ưu thế nổi trội đã có. Công nghệ hạt nhân tiếp tục là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của họ, hậu thuẫn đắc lực cho quan hệ hợp tác về chính trị, quân sự, an ninh và quốc phòng với các đối tác.
Với xu thế chung như thế, mục tiêu làm cho thế giới không còn vũ khí hạt nhân vẫn xa vời và ảo tưởng. Mục tiêu được đề ra để phục vụ cho những suy tính lợi ích chính trị khác chứ không phải để phấn đấu thực hiện. Không ai bác bỏ hay phản đối nhưng có mấy ai thực sự tin rằng rồi đây sẽ đạt được nó.
La Phù
Theo Thanhnien
Tên lửa hạt nhân của Trung Quốc có khiến Mỹ run sợ?
Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở thủ đô Washington DC bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt Nhân, giới chuyên gia quân sự dự đoán Bắc Kinh có thể sẽ sớm sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân tới đất Mỹ.
Ảnh minh hoạ
Giới chuyên gia quân sự Mỹ đang tỏ ra quan ngại về tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc. "Trong bối cảnh số lượng những cuộc thử nghiệm thực sự được thông báo, có lý do để dự đoán tên lửa DF-41 sẽ được triển khai đến các Căn cứ Tên lửa Chiến lược Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa vào năm 2016", ông Richard Fisher một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế, cho biết.
Tên lửa DF-41 của Trung Quốc có tầm bắn ước tính lên đến 9.000 dặm và đây là loại tên lửa đầu tiên trong kho vũ khí của Bắc Kinh có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân đến bất kỳ phần nào trên lãnh thổ của Mỹ từ bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ của Trung Quốc. Không giống các tên lửa trước đây của Trung Quốc, DF-41 không bị giới hạn hầm chứa tên lửa mà có thể được triển khai trên một bệ phóng di động.
Cho đến năm 2008, Trung Quốc được tin là chỉ có 20 đầu đạn hạt nhân. Theo ông Fisher, con số này giờ đã tăng vọt lên 200 đến 400 đầu đạn.
Mặc dù vậy, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc vẫn còn thua xa rất nhiều so với kho vũ khí hạt nhân của Mỹ. Mỹ được tin đang sở hữu trong tay đến 4.760 đầu đạn hạt nhân.
Kiệt Linh (theo RIA)
Theo_VnMedia
Trung Quốc có thể sắp triển khai tên lửa hạt nhân vươn tới Mỹ Chuyên gia quân sự Mỹ lo ngại trong năm nay Trung Quốc sẽ triển khai tên lửa DF-41 với khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân, tầm bắn có thể vươn tới bất kỳ khu vực nào ở Mỹ. Tên lửa đạn đạo Trung Quốc đặt trên xe phóng di động. Ảnh: AFP Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình...