Giải tỏa tâm lý khi đang chờ kết quả đại học
‘Đại học không phải là cánh cửa duy nhất bước vào đời, con còn nhiều lựa chọn khác’, anh Hưng ‘làm công tác tư tưởng’ cho con gái.
Nhiều gia đình Việt luôn cho rằng, đại học là con đường tốt nhất dẫn đến tương lai ổn định và họ hướng tâm lý con cái mình theo tư duy đó. Vì thế, cả sĩ tử và gia đình đều đặt kỳ vọng rất lớn vào cánh cửa này.
Sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình tạo áp lực cho các sĩ tử. Ảnh: Inmagine.
Thi đại học năm nào cũng là áp lực với các lớp học sinh. Tỉ lệ “chọi” quá cao, số lượng thí sinh đăng ký dự thi đông, trong khi chỉ tiêu tuyển sinh lại rất ít, chỉ chiếm khoảng 20%, gây nên gánh nặng tâm lý cho các thí sinh. Không những thế, những kỳ vọng quá nhiều từ cha mẹ và gia đình, bạn bè càng khiến các sĩ tử thêm căng thẳng, ám ảnh.
Nếu những ngày ôn thi là những lo lắng của con cái về bài vở thì sau khi thi xong, là áp lực của cha mẹ trong việc cân bằng tâm lý cho con. Như con gái chị Nguyễn Thị Thơm (Lục Ngạn, Bắc Giang), sau khi thi xong, dùng đáp án để chấm bài thi trắc nghiệm, thấy điểm mình thấp, cô bé rất buồn. “Ra khỏi phòng thi, con bé ngồi bệt luôn xuống vỉa hè tự chấm điểm cho mình theo đáp án. Nó tính chỉ được 19 điểm, sợ khó đỗ, kể cả cộng điểm khu vực. Thấy con buồn mà tôi không biết phải làm sao”, chị Thơm dãi bày.
Nhưng cũng có những gia đình “nhiều kinh nghiệm”, chuẩn bị sẵn tâm lý cho con trước khi thi để tạo sự thoải mái. Anh Nguyễn Hưng (Thọ Xuân, Thanh Hóa), từng đưa hai con lớn đi thi đại học chia sẻ: “Có chút kinh nghiệm, năm nay đưa con bé út đi thi, tôi phải làm “công tác tư tưởng trước”. Tôi bảo cháu, nếu không đỗ thì sang năm sẽ cho con thi lại. Đại học không phải là cánh cửa duy nhất bước vào đời, cháu còn rất nhiều lựa chọn khác”.
Giải tỏa áp lực
Có nhiều cách để khiến các con bớt căng thẳng hơn sau khi hoàn thành kỳ thi đại học và đang hồi hộp chờ đợi kết quả. Việc cha mẹ mắng mỏ, hoặc kỳ vọng quá nhiều càng làm cho trẻ thêm bối rối và lo lắng. Trong những ngày nghỉ ngơi sau một thời gian dài phải học hành căng thẳng, nếu có điều kiện, bạn nên tổ chức kỳ nghỉ hè ngắn cho cả gia đình. Đi biển với những gia đình khá giả, hoặc đi chơi công viên nước, xem phim hoặc về quê… nếu có ít tiền hơn. Điều quan trọng là cho con cảm giác thoải mái và nghỉ ngơi thực sự.
Video đang HOT
Giải tỏa tâm lý và vạch ra giải pháp tối ưu là cách tốt nhất cha mẹ có thể giúp con cái nhìn rõ con đường mình sẽ đi. Ảnh: Inmagine.
Nhiều gia đình sau khi con thi xong, để con thoải mái xem tivi, lên mạng hay chơi game. Việc ngồi ì quá nhiều sinh ra trì trệ, mệt mỏi, nhất là khi các con vừa trải qua một thời gian dài ngồi gò lưng bên sách vở. Theo bác sĩ tâm lý Hoài Thương, thuộc trung tâm tư vấn các vấn đề gia đình, chọn hoạt động thể dục thể thao là cách tốt nhất để thoải mái thân kinh, giảm căng thẳng, tránh bị trầm cảm.
Giải pháp gợi ý
Việc đầu tiên là phải giải tỏa tâm lý cho con cái khi chờ đợi kết quả thi. Tiếp đến, bậc phụ huynh cần vạch ra cho con các giải pháp tối ưu trong trường hợp con “trượt ngã”. Một kỳ thi không thể quyết định cả cuộc đời, nếu có quyết tâm và khả năng.
- Thi lại: Nếu thấy kết quả thi không phản ánh đúng sức học của con, hay giai đoạn thi con bị ốm, hay sao nhãng bởi nhiều vấn đề khác, hãy khuyên con nên thi lại. Có thể vừa ôn luyện, vừa giúp đỡ các công việc gia đình trong thời gian chờ đợi.
- Chọn trường cao đẳng hoặc trung cấp: Nếu đủ điểm xét tuyển tại các trường cao đẳng, và trung cấp, bạn nên khuyên con theo học. Thời gian học tập sẽ nhanh hơn và được thực hành nhiều hơn.
- Học nghề: Là lựa chọn tốt nếu con không muốn học tiếp hoặc không có khả năng thi đỗ đại học. Học nghề sẽ nhanh chóng được làm việc và sớm có kinh nghiệm hơn những người cùng trang lứa.
Theo VNE
Thủ khoa từng bị bệnh viện trả về để lo hậu sự
Tuổi 18, Tuyết Loan là tân sinh viên với bao dự định. Mới nhập học, cô phát hiện bị ung thư máu phải nghỉ học. Sau hai năm chống chọi bệnh tật, cô tiếp tục đi thi và đạt thủ khoa.
Chúng tôi đã gặp Võ Tuyết Loan (sinh năm 1994, TP Bạc Liêu) - cô nữ sinh khiến thầy và trò CĐ Giao thông vận tải (Q3, TP.HCM) khâm phục - sau khi nhận thông tin về em do hội sinh viên gửi đến qua email tòa soạn Zing.vn.
Con nhà nghèo mắc bệnh hiểm ác
Năm 18 tuổi, Loan thi đậu vào trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Đó là một niềm vui lớn đối với cả gia đình. "Nhà em có 4 anh chị em thì ai cũng nghỉ học sớm đi làm ruộng. Em là con út được ăn học đầy đủ, lại đậu đại học nên cả gia đình kỳ vọng nhiều lắm", cô gái có thân hình nhỏ bé chia sẻ.
Tuyết Loan trong giờ học công nghệ thông tin.
Nhưng Loan cũng chỉ cùng bạn bè cắp sách đến giảng đường được 1 tuần thì nhập viện. Thời gian đầu điều trị, cô gái lạc quan nghĩ rằng bị sốt. Sau 2 tháng điều trị, qua những lần chuyển viện, xét nghiệm thì bác sĩ nói Loan bị ung thư máu. Kết luận như sét đánh ngang tai, khiến cô gái 18 tuổi suy sụp. Giảng đường trước mắt cô là chốn xa xôi dù có nhiều ước mơ tốt đẹp.
Đôi mắt Loan trũng sâu khi nhớ lại khoảng thời gian ấy. Bác sĩ đưa ra những phác đồ điều trị với mức viện phí tối thiểu 500 triệu đồng cho đến 1 tỷ nếu thay tủy.
"Nhưng khả năng thành công thì không thể nói trước được", cô nữ sinh ngậm ngùi. Đó là lần duy nhất cô gái 18 tuổi tỏ ra yếu đuối vì căn bệnh tuyệt vọng của mình.
Cuối cùng, Loan chọn phương pháp điều trị duy trì bằng cách uống thuốc và truyền tiểu cầu. Ở tuổi 18, Loan phải gắn bó với giường bệnh, mái tóc cứ thưa dần và việc học thì phải dừng lại. Cô chia sẻ: "Nhà không có nói cho em biết số tiền để chữa bệnh nhưng em biết là rất tốn kém quá khả năng so với thu nhập từ cây lúa của ba mẹ. Đến sổ đỏ, nhà cũng đã cầm cố và vay mượn mọi nơi".
Đạt thủ khoa sau khi bị bệnh viện trả về lo hậu sự
Từ ngày nghỉ học, Loan vẫn ở lại TP.HCM để điều trị bệnh. Mỗi tháng, cô đi xe buýt 2-3 lần đến bệnh viện. ởi điều trị duy trì, nên những cơn đau đầu, buồn nôn, nhức xương vẫn đều đặn tìm đến thân thể bé nhỏ của Loan.
Có lần, Loan thẫn thờ khi bác sĩ phải trả cô về với gia đình để chuẩn bị lo hậu sự. Đó là thời điểm giữa năm 2014, sức khỏe cô gái đã rất yếu. Nhưng khi về nhà, như có một phép thần kì, sau 2 tuần cô khỏe lại và có thể lên lại thành phố thi đại học, cao đẳng.
Trước đó, vì khát khao muốn được đi học sau 2 năm bỏ quên nên Loan đã đăng ký đi thi. Cô chọn ngành công nghệ thông tin vì thấy hợp với cả khả năng và sức khỏe bản thân. "Không đi học, thấy thiếu thốn nên em muốn thi lại để có mục tiêu vươn tới", cô gái quê Bạc Liêu cho biết.
Ngày thi đại học, Loan một mình đến hội đồng thi. Cô cười nheo mắt vì làm được bài và không gặp vấn đề sức khỏe trong giờ thi. Và Tuyết Loan, 20 tuổi, đã thi được 23,5 điểm, là thủ khoa đầu vào của khoa trong khi căn bệnh ung thu máu vẫn trong cơ thể.
Dù sức khỏe kém nhưng từ ngày nhập học, Loan vẫn chưa nghỉ buổi nào. Chỉ có những hôm đang học, mệt qua nên cô xin về sớm. Ngoài ra, Loan cũng đảm nhận tốt vai trò lớp trưởng mà bạn bè tín nhiệm giao cho.
Anh Tăng Quốc Cường (giáo viên khoa Công nghệ thông tin) cho biết: "Từ khi Loan mới nhập học, nhà trường đã biết hoàn cảnh éo le của em. Vì vậy, chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện để Loan có thể an tâm đi học như trao học bổng, làm giấy miễn giảm học phí và vận động bạn bè giúp đỡ, động viên em. Điều tôi ấn tượng là Loan luôn lạc quan, vui vẻ với cuộc sống".
Tuyết Loan tâm sự: "Từ bé mọi người hay gọi em là đại tướng vì tính tình cứng rắn. Em nghĩ rằng, ai cũng sống một lần nên dù có những lần tuyệt vọng thì sau cùng em vẫn cố gắng lạc quan, vui với cuộc sống. Em cũng thấy những tấm gương ung thu máu vẫn sống tốt, đó là động để bản thân cố gắng".
Theo Zing
Mẹ vô tâm dùng xích trói tay và dắt con như tù nhân Một phụ nữ đi xe đạp trên hè phố vô tâm kéo con trai tay đang bị xích như một tù nhân. Ngay lập tức, những người chứng kiến đã chụp hình lại và báo với cảnh sát. Mẹ vô tâm dùng xích trói tay và dắt con như tù nhân Cảnh sát tại thành phố Chu Hải, Trung Quốc cho biết, sau...