Giải tỏa nỗi lo dùng thuốc tê để sinh con không đau sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé
Phương pháp sinh con không đau ngày càng được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, thực tế sản phụ có thật sự không đau đớn và quá trình sinh nở có để lại ảnh hưởng gì cho sức khỏe cả mẹ và bé hay không?
Sinh con không đau có ảnh hưởng gì đến thai nhi và sản phụ?
Thông thường mà nói, phương pháp sinh con không đau căn bản không ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Tuy trong quá trình sinh nở sẽ sử dụng thuốc tê nhưng lượng thuốc vô cùng thấp, vì vậy đối với sức khỏe của em bé không đáng ngại.
Lượng thuốc tê gần như chỉ bằng 1/10 so với phương pháp sinh mổ nên tỷ lệ thuốc đi vào máu của người mẹ truyền đến thai nhi chỉ rất nhỏ, đồng thời cũng không tác động xấu đến não bộ của em bé trong bụng.
Các chuyên gia cho biết, thuốc tê dùng trong sinh con không đau cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe sản phụ. Thực tế, phương pháp sinh sản này chính là áp dụng nguyên tắc co nhất để bảo vệ sự an toàn cho cả mẹ và bé. Quan trọng chính là bạn cần lựa chọn bệnh viện chuyên môn và uy tín, đảm bảo thao tác tiêm thuốc tê không xảy ra sai sót, gây biến chứng không mong muốn.
Sinh con không đau có để lại hậu di chứng không?
Nhìn chung, sinh con không đau đối với đại đa số người sẽ không xảy ra bất cứ hậu di chứng nào. Nguyên nhân là do phương pháp này sử dụng gây tê ngoài màng cứng, loại thuốc tê tổng thể có thể nói là an toàn.
Tuy nhiên, cũng có số rất ít trường hợp có thể do cơ địa hoặc vấn đề sức khỏe nào đó mà sẽ cảm thấy đau lưng, đau đầu hoặc chi dưới có cảm giác khác thường v.v… Mặc dù vậy, những triệu chứng khó chịu sau khi sinh con không đau sẽ không quá nghiêm trọng, trong một thời gian ngắn có thể tự nhiên biến mất.
Video đang HOT
Rất nhiều mẹ lo lắng trong quá trình tiêm thuốc tê sẽ làm tổn thương cột sống hoặc thần kinh, nhưng thực tế thuốc tê không hề tác động thẳng đến cột sống hay bên trong tủy sống, mà đơn thuần chỉ tiêm ở bên ngoài màng cứng cột sống. Sau đó, thuốc tê thẩm thấu đến thần kinh đau, cộng với sự chuyên nghiệp của bác sĩ thì tỷ lệ xảy ra tổn hại rất thấp.
Một vài trường hợp có thể còn đau ở vị trí tiêm thuốc tê, cột sống có chút cảm giác khác thường và không thể co duỗi tốt như bình thường. Chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo tình trạng này sau khi sinh khoảng một đến hai ngày sẽ mất đi, các mẹ không cần quá lo lắng.
Sinh con không đau xác thực sẽ không đau?
Mặc dù tên gọi là sinh con không đau nhưng thực tế phương pháp sinh sản này chỉ là giảm nhẹ cơn đau đớn trong quá trình sinh nở của sản phụ, không thể hoàn toàn loại bỏ cảm giác đau như mong đợi.
Sau khi tử cung mở được khoảng 4cm, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc tê ở màng cứng cột sống bằng cách cắm một ống nhỏ vào. Khi thuốc tê thông qua ống nhỏ tiến vào khoảng 5 phút sẽ không còn cảm giác đau nữa. Qua thêm một lúc lại tiêm lần nữa, như vậy sẽ khiến thuốc tê không ngừng đi vào cột sống.
Lượng thuốc tê sử dụng rất nhỏ nên sản phụ vẫn có thể cảm thấy sự co thắt tử cung. Mặc dù vẫn không loại bỏ hết đau đớn nhưng phương pháp sinh con không đau sẽ khiến người mẹ có thể chịu đựng đau đớn một cách dễ dàng hơn.
Thiên Khuê
Nguồn: Baby, Sohu/emdep
Bà bầu lưu ý những điều này kẻo 'nguy' cả mẹ lẫn con
Thực tế đã có nhiều tai biến sản khoa khiến cả mẹ và con đều tử vong nên các bà bầu cần lưu ý những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm để đến bệnh viện ngay.
Ảnh minh họa: Internet
Thạc sĩ, bác sĩ Tạ Việt Cường, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho hay ở mỗi giai đoạn thai kỳ, bà bầu có những tai biến khác nhau.
Ở giai đoạn đầu tiên, người mẹ cần quan tâm về việc thai nhi đã vào tử cung hay chưa. Nếu trường hợp phôi thai phát triển ngoài tử cung là một vấn đề rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ khi không phát hiện kịp thời.
"Thai ngoài tử cung có thể vỡ bất cứ lúc nào. Khi thai bị vỡ có thể sẽ ra máu ồ ạt vào trong ổ bụng. Sản phụ có thể bị ngất hoặc tử vong nếu không kịp tới bệnh viện", bác sĩ Tạ Việt Cường nói.
Ngoài ra, những người từng sinh mổ còn có nguy cơ thai bám vào vết mổ cũ của tử cung. Đây cũng là một trong những dạng mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm bởi nếu không phát hiện sớm khi thai còn nhỏ để kịp thời xử lý sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sản phụ. Trường hợp thai bám vào sẹo tử cung nếu phát hiện muộn khi thai đã đủ tháng sẽ gây ra ra máu dữ dội khi sinh.
Vào tam cá nguyệt thứ 2, thai kỳ được đánh giá ổn định nhất. Tuy nhiên, theo bác sĩ Cường, giai đoạn này, các sản phụ cũng cần phải chú ý tới nguy cơ dọa sảy thai, ra máu bất thường, nhau bám thấp.
Nhau bám thấp có thể gây ra tình trạng ra máu âm đạo, máu có màu đỏ tươi, ra từng đợt ít hoặc nhiều, thậm chí bác sĩ còn nghi ngờ tới nhau tiền đạo gây sảy hoặc sinh non.
Bác sĩ Cường cảnh báo 3 tháng cuối của thai kỳ là quãng thời gian có nhiều tai biến dồn dập nhất. Trong đó, cần phải chú ý tới tiền sản giật và sản giật. Khi thai phụ lên cơn giật có thể ngạt thở tím tái, tử vong do cắn vào lưỡi, suy gan, suy thận, phù phổi cấp...
Sản giật và tiền sản giật có thể gặp ở người cao huyết áp mạn tính, rối loạn máu khó đông, tiểu đường, bệnh thận, bệnh tự miễn như lupus. Một số yếu tố di truyền do gia đình có người từng bị, chế độ dinh dưỡng kém...
Trong thai kỳ, người mẹ cần theo dõi chặt chẽ, khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Khi gặp bất cứ vấn đề gì trong thai kỳ, thai phụ cần phải tới gặp bác sĩ theo dõi sớm, tránh hậu quả đáng tiếc. Ảnh minh họa: Internet
Biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở một số sản phụ có nhau bám thấp, nhau tiền đạo gây sinh non, ra máu ồ ạt, vỡ tử cung nguy hiểm tới tính mạng của sản phụ. Tai biến này thường gặp ở những sản phụ mổ lấy thai nhiều lần, có sẹo mổ cũ. Các trường hợp này khi thấy bụng đau cần phải tới cơ sở y tế ngay lập tức.
Theo BS Thu Thủy, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, nếu 3 tháng cuối thai kỳ có dấu hiệu tăng cân bất thường, nhức đầu, phù chân thì sản phụ cần phải đến ngay các cơ sở y tế khám vì đây là những dấu hiệu bất thường.
Theo TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tăng cân quá nhanh trong 3 tháng cuối thai kỳ, cụ thể là quá 2kg mỗi tháng hoặc trên 1kg mỗi tuần là dấu hiệu đáng báo động vì đó là dấu hiệu bệnh lý như phù hoặc cao huyết áp.
Các dạng phù bà bầu hay mắc phải trong trường hợp này là phù trắng, phù mềm, phù từ chân đến mắt hoặc phù tăng vào buổi sáng hay chỉ đơn giản là phù chân do bị chèn ép ở tháng cuối sẽ được bác sỹ kết luận sau khi thử nước tiểu. Nếu trong 3 tháng cuối có những biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, phù chân cần phải nghĩ ngay đến khả năng nhiễm độc thai nghén.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở phụ nữ mang thai
Nếu như bị sốt xuất huyết thì mẹ bầu có thể nhận thấy triệu chứng của chứng cũng khá giống cảm cúm đó là:
Ra máu chân răng, sốt cao run rẩy, cơ thể mất nước, đau đầu dữ dội, cơ thể đau nhức, ăn uống kém ngon, buồn nôn hoặc nôn mửa, khó thở, xuất hiện mẩn đỏ, thậm chí lượng tiểu cầu sẽ giảm xuống mức báo động...
Việc lượng tiểu cầu giảm xuống có thể khiến huyết áp hạ xuống, cơ thể ra máu và đe dọa tính mạng. Đây là một căn bệnh mà bà bầu không thể xem thường vì để lại các biến chứng như sinh non, con nhẹ cân, sảy thai, tiền sản giật, sốt xuất huyết dengue... thậm chí là tử vong cho cả mẹ và con.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
20 bí mật thú vị về những chiếc răng sữa và thứ tự mọc - thay răng của trẻ Cha mẹ có biết con mình có bao nhiêu răng? Khi nào chúng thay răng? Và ở độ tuổi nào không? Có 20 bí mật về răng sữa mà cha mẹ cần biết. 1. Răng được hình thành trước khi em bé được sinh ra. Cơ quan giống như răng đầu tiên phát triển trong bụng mẹ khi thai nhi mới sáu tuần...