“Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định tiềm năng sáng tạo của người Việt Nam”
“Lễ trao giải thưởng hôm nay khẳng định tiềm năng sáng tạo to lớn của người Việt Nam – tiềm năng đó bắt nguồn từ truyền thống sáng tạo của người Việt qua hàng nghìn năm”, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói.
Phát biểu tại lễ trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2014 diễn ra tối 20/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, ông rất vui mừng dự lễ Trao giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2014 – Giải thưởng kỷ niệm 10 năm tổ chức thành công. “Thay mặt các vị đại biểu, tôi xin gửi tới Ban tổ chức lời chúc mừng chân thành cho thành tựu 10 năm qua; Gửi tới các thí sinh, các tác giải được giải thưởng năm nay lời chúc mừng tốt đẹp nhất”, ông Nguyễn Thiện nhân nói.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, lễ trao giải thưởng hôm nay khẳng định tiềm năng sáng tạo to lớn của người Việt Nam – tiềm năng đó bắt nguồn từ truyền thống sáng tạo của người Việt qua hàng nghìn năm, đặc biệt được nhân lên, được phổ cập hóa, chính là nhờ sự đóng góp của giáo dục đào tạo. Trình độ của người Việt Nam đã không ngừng được nâng cao, năm 1945, trong 100 người dân hơn 90 người không biết đọc, biết viết, nhưng ngày nay những tác giả đoạt giải là thành quả của giáo dục Việt Nam đã đem lại đóng góp to lớn cho đất nước, tự hào dân tộc.
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UB Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chúc mừng cho sự thành công 10 năm của Nhân tài Đất Việt (Ảnh: Hữu Nghị)
Trong lễ Trao giải Nhân tài Đất Việt 2014, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng xin thay mặt cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam gửi lời cám ơn chân thành tới đội ngũ hơn 1 triệu thầy cô giáo những người làm công tác giáo dục, quản lý giáo dục và cán bộ công chức trong ngành giáo dục và hơn 1 triệu thầy cô đã nghỉ hưu với sự đóng góp của thầy cô cho sự phát triển của giáo dục đất nước.
“Chúng tôi cũng may mắn được tham dự Giải Nhân tài Đất Việt từ lần đầu tiên. Qua 10 năm gắn bó với giải – gắn bó với tình cảm, tự hào của trí tuệ Việt Nam, từ giải thưởng tập trung lĩnh vực công nghệ thông tin, đến nay chúng ta mở sang cả ba lĩnh vực y tế, khoa học và môi trường. Chúng tôi rất vui, giải hôm nay thấy được chiều sâu, tầm cao trí tuệ của giải thưởng. Chúng ta tự hào hôm nay với giải thưởng vắc xin đưa Việt Nam trở thành một trong 4 nước trên thế giới sản xuất được loại vắc xin này, tiết kiện được hàng triệu đô la, cứu được hàng vạn sinh mạng trẻ em Việt Nam”, ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng rất vui khi những sản phẩm không đòi hỏi công nghệ cao nhưng được ứng dụng rộng rãi như ứng dụng địa bàn dân cư xanh ở Hải Phòng. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cũng rất tâm đắc với những đề tài mà tác giả không có trình độ cao, là người đang lao động sản xuất nhưng với say mê nghề nghiệp đã sáng tạo ra.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, Giải Khuyến tài năm nay ra đời là luồng gió mới để chúng ta mỗi một năm nhận ra những gương mặt sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất. “Với tinh thần đó xin chúc Ban Tổ chức giải nhiều sáng kiến tổ chức giải lần thứ 11 tốt hơn nữa!”, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân nói.
Quang Phong
Theo Dantri
Mặt trận phải chủ động phản biện chứ 'không chờ được mời'
Quy định về hoạt động giám sát và phản biện xã hội được nhiều đại biểu đánh giá là đột phá của luật Mặt trận tổ quốc sửa đổi khi thảo luận về dự luật này tại Quốc hội sáng 12/11.
Đây cũng là nội dung nhận được hầu hết ý kiến đóng góp của đại biểu. Tuy nhiên, việc Mặt trận có được góp ý phản biện các văn kiện của Đảng và giám sát cơ quan Đảng vẫn còn là tranh luận.
Đại biểu Huỳnh Minh Thiện cho rằng Hiến pháp đã xác định Đảng chịu sự giám sát nhân dân, cho nên khi Đảng chịu sự giám sát của Mặt trận tổ quốc - tổ chức liên minh tự nguyện của nhân dân sẽ là phương thức hiệu quả nhất.
"Tôi đề nghị luật cần quy định Mặt trận giám sát Đảng và đảng viên, phản biện cả chính sách của Đảng và không chỉ giới hạn với dự thảo mà cả khi chính sách đã ban hành nhưng còn bất cập. Điều này sẽ nâng uy tín của Đảng, của Nhà nước", ông Thiện nói.
Cho rằng giám sát tham gia xây dựng Đảng là cần thiết, đại biểu Lưu Thị Huyền đề nghị bổ sung nội dung này vào luật. "Luật cần quy định hướng dẫn để việc giám sát Đảng phù hợp, khoa học và mang tính xây dựng", bà Huyền nói.
Không đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Ya Duck cho rằng không nên quy định giám sát của Mặt trận với tổ chức Đảng, văn kiện của Đảng mà chỉ nên giám sát với cơ quan nhà nước, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
"Luật chỉ nên quy định góp ý với đơn vị dân cử, viên chức nhà nước. Phản biện đường lối của Đảng, giám sát Đảng nên để các văn bản của Đảng quy định", đại biểu Phạm Xuân Thăng đồng tình.
Đại biểu Trần Khắc Tâm phát biểu tại nghị trường.
Bày tỏ tâm đắc khi luật dành ra hai chương để quy định hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc tỉnh Sóc Trăng Trần Khắc Tâm cho rằng đây là một bước tiến trong nhận thức lập pháp về vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận.
Đại biểu này nhận định, thời gian qua dù đã có văn bản quy định của Đảng về hai nội dung trên, song hoạt động này ở các cấp cơ sở vẫn rất khó khăn vì chưa có hành lang pháp lý làm điểm tựa.
"Nhiều ý kiến đánh giá rằng, sở dĩ Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc thời gian vừa rồi tổ chức được một số chủ đề giám sát gây được tiếng vang là vị trí của người đứng đầu Mặt trận là ủy viên Bộ Chính trị, nên có nhiều thuận lợi trong phối hợp, chỉ đạo cùng với các cơ quan của Chính phủ. Nhưng thực tế ở địa phương thì muốn giám sát và phản biện xã hội đâu có dễ, vì không biết sẽ tổ chức như thế nào, phối hợp với ai, lực lượng ở đâu", ông Tâm nói.
Theo đại biểu Tâm, việc thể chế hóa quy định của Hiến pháp về hoạt động giám sát và phản biện xã hội vào luật lần này sẽ giúp các cấp mặt trận có công cụ pháp lý, cơ sở pháp lý để thực hiện, cũng là để hoàn thành nhiệm vụ được Hiến định và cử tri trông đợi.
Thế nhưng, nhiều đại biểu vẫn băn khoăn với quy định phản biện "Khi có yêu cầu". "Nếu quy định như vậy thì Mặt trận thụ động, phải chờ các cơ quan Đảng, Nhà nước mời thì mới tham gia phản biện. Trong khi đây phải là hoạt động chủ động, tích cực, bất cứ khi nào thấy những vấn đề, nội dung bất cập, cần phải góp ý thì Mặt trận phải vào cuộc", ông Tâm nhận xét.
Đại biểu Lưu Thị Huyền ủng hộ quan điểm này khi cho rằng không mấy khi các cơ quan nhà nước mời phản biện bởi rất ngại "ý kiến khác". Do vậy, nếu quy định như dự thảo thì vô hình chung hoạt động phản biện của Mặt trận chỉ là góp thêm tiếng nói ủng hộ.
Chí Hiếu
Theo VNE
Hiệu trưởng trường đại học trẻ nhất Việt Nam 35 tuổi Ngày 24/9/2014, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã ra quyết định công nhận TS. Đàm Quang Minh (35 tuổi) giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học FPT theo đề nghị của Hội đồng Quản trị FPT và Đại học FPT. Tân Hiệu trưởng Trường ĐH FPT Đàm Quang Minh. Theo quyết định này, ông Đàm Quang Minh sẽ đảm...