Giải quyết yêu cầu ly hôn và xử lý vấn đề con cái (Kỳ 1)
Xung quanh vấn đề quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn, hoà giải và căn cứ cho ly hôn mặc dù đã có quy định nhưng vẫn cần sự phân tích kỹ lưỡng để áp dụng.
Nếu người vợ nhận thấy việc duy trì quan hệ hôn nhân chỉ gây đau khổ cho mình, làm ảnh hưởng đến thai nhi hoặc con dưới mười hai tháng tuổi thì người vợ có quyền xin ly hôn hoặc thuận tình ly hôn. (Ảnh minh họa).
Theo quy định tại Điều 85 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn khi vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Khi áp dụng quy định này, có ý kiến cho rằng chỉ khi người vợ có thai với người chồng, con dưới 12 tháng tuổi là con chung của hai vợ chồng thì người chồng mới bị hạn chế quyền ly hôn trong khoảng thời gian đó, còn nếu thai nhi hay đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi, không phải con của người chồng thì người chồng vẫn có quyền xin ly hôn.
Tác giả cho rằng luật chỉ quy định “vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi”, chứ không quy định cái thai đó, đứa trẻ đó phải là con của người chồng.
Mục đích của quy định này là nhằm bảo vệ bà mẹ, đặc biệt là bảo vệ thai nhi và trẻ nhỏ, tránh những tác động xấu đến bà mẹ, làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bình thường của thai nhi và trẻ nhỏ. Đây là một quy định rất nhân văn, có tình, có lý. Do đó, khi người vợ đang có thai hoặc đang nuôi con thuộc một trong các trường hợp này (không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới mười hai tháng tuổi là ai) mà người chồng có yêu cầu xin ly hôn, người vợ không đồng ý ly hôn thì giải quyết như sau:
- Trong trường hợp chưa thụ lý vụ án, Toà án áp dụng điểm d khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung trả lại đơn khởi kiện cho người nộp đơn.
- Trong trường hợp đã thụ lý vụ án, Toà án cần giải thích cho người nộp đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu người nộp đơn rút đơn yêu cầu xin ly hôn, Toà án áp dụng điểm c khoản 1, 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự để đình chỉ giải quyết vụ án; trường hợp người nộp đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn, Tòa án áp điểm i khoản 1, 2 Điều 192 để đình chỉ giải quyết vụ án.
Quy định ở Điều 85 không hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Vì vậy, nếu người vợ nhận thấy việc duy trì quan hệ hôn nhân chỉ gây đau khổ cho mình, làm ảnh hưởng đến thai nhi hoặc con dưới mười hai tháng tuổi thì người vợ có quyền xin ly hôn hoặc thuận tình ly hôn. Trường hợp này Tòa án thụ lý, giải quyết bình thường theo thủ tục chung.
Video đang HOT
Về hoà giải
Hòa giải ở cơ sở không phải là một thủ tục bắt buộc tiền tố tụng. Theo quy định tại Điều 86 Luật Hôn nhân và gia đình thì Nhà nước chỉ khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn, chứ không phải là một yêu cầu bắt buộc. Do đó, có Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện xin ly hôn với lý do chưa qua hòa giải ở cơ sở là không đúng, vi phạm tố tụng, gây khó khăn cho đương sự.
Tuy nhiên, khi Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, theo quy định tại Điều 88, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Do đó, Toà án phải tiến hành hoà giải theo đúng quy định tại các điều từ Điều 180 đến Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại mục II Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ hai “thủ tục giải quyết các vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự. Về vấn đề này tác giả đã đề cập trong bài “Thời hạn chuẩn bị xét xử và vấn đề hòa giải trong tố tụng dân sự”, sẽ in trong quyển “Bình luận Bộ luật tố tụng dân sự”, nên xin không đề cập trong bài này.
Căn cứ cho ly hôn
Điều 89. Đã quy định về các căn cứ cho ly hôn như sau: “ 1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 89, Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi: Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hoà giải nhiều lần; Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan tổ chức đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhưng không có kết quả. Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như: có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình.
Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như đã nêu trên. Nếu thực tế cho thấy, đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Đối với trường hợp bên bị hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xúc phạm… nhiều lần mà xin ly hôn thì cần phải ủng hộ, giải phóng sớm cho họ.
Mục đích của hôn nhân không thể đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt; không cùng nhau lo toan cho gia đình, không cùng chung một chí hướng xây dựng, củng cố gia đình hạnh phúc.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 thì: “trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn”. Thực tiễn cho thấy có thể xảy ra hai trường hợp như sau:
Người vợ hoặc người chồng có đơn, đồng thời yêu cầu Toà án tuyên bố người chồng hoặc người vợ của mình mất tích và yêu cầu Toà án giải quyết cho ly hôn. Trong trường hợp này, Tòa án giải thích cho đương sự phải có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tuyên bố một người mất tích. Khi quyết định tuyên bố một người mất tích theo yêu cầu của đương sự có hiệu lực pháp luật thì họ có quyền làm đơn ly hôn và Tòa án thụ lý giải quyết, căn cứ vào khoản 2 Điều 89 để xử cho họ ly hôn; nếu Toà án thấy chưa đủ điều kiện tuyên bố người đó mất tích, Tòa án đã giải thích và hướng dn cho đương sự các cách thức tìm kiếm địa chỉ hiện nay hoặc đưa ra chứng cứ chứng minh về việc bên bị đơn (vợ hoặc chồng) cố tình dấu địa chỉ v.v.. nhưng đương sự không đồng ý, không thực hiện mà vẫn có đơn xin ly hôn với lý do người vợ hoặc người chồng của mình mất tích, trong khi không cung cấp được địa chỉ của họ ở thời điểm nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện (Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự); nếu đã thụ lý thì căn cứ Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự đình chỉ giải quyết vụ án.
Người vợ hoặc người chồng đã bị Toà án tuyên bố mất tích theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan. Sau khi quyết định của Toà án tuyên bố người vợ hoặc người chồng mất tích đã có hiệu lực pháp luật, người chồng hoặc người vợ của người đó có yêu cầu xin ly hôn với người đó. Trong trường hợp này Toà án giải quyết cho ly hôn.
Khi Toà án giải quyết cho ly hôn với người bị tuyên bố mất tích, (nếu người bị tuyên bố mất tích có tài sản riêng hoặc phần tài sản được chia trong khối tài sản chung của vợ chồng) cần chú ý giải quyết việc quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích theo đúng quy định tại Điều 89 Bộ luật Dân sự. Tài sản của người mất tích được giao cho con đã thành niên hoặc cha mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích, Toà án chỉ định người khác quản lý tài sản.
Theo xahoi
Lạ lùng tục chia tài sản cho người chết
"Ngày xưa bà con dân làng có nhiều tài sản quý giá lắm, nhưng vì thương nhớ người chết nên đã chia cho người chết gần hết rồi...".
Với người Bahnar ở đại ngàn Tây Nguyên, khi có người thân chêt, những người còn sống hàng ngày vẫn lo cơm ăn, nước uống cho người đã khuât chia tài sản cho họ với suy nghĩ "mình thương nó thì nó mới thương mình".
Người Bahnar quan niệm rằng, chết chưa phải là hết, chết chỉ là cuộc hành trình giải thoát mọi đau khổ trần ai để đi đến một thế giới mới - thế giới cực lạc. Và để đi đến thế giới đó, người chết phải cần có "thời gian" và tài sản để sử dụng. Chính vì vậy, người còn sống luôn lo chu toàn cho người chết cho đến khi làm lễ bỏ mã, để chấm dứt toàn bộ mối quan hệ ràng buộc giữa người chết với người sống.
Già làng Đinh HMưng (làng Mơ H'ra, xã Kon Lơng Khơng, Kbang, Gia Lai) chia sẻ: "Nó (người đã khuât - PV) cũng như mình vậy, cũng phải có tài sản để dành lúc ốm đau, phải có dụng cụ để sản xuất và dùng hàng ngày. Mình yêu thương nó thì nó mới yêu thương mình".
Vì lẽ đó, khi gia đình nào có người chết, người còn sống sau khi lo hậu sự sẽ tiến hành chia tài sản cho "con ma". Tất cả tài sản của "con ma" lúc còn sống sẽ được người thân chia cho như chiêng, ghè, bát, nồi, rìu... Những thứ này sẽ được người thân chôn xuống đất hoặc treo lên nhà mả của người đã khuất.
Già làng Đinh HMưng bên những tài sản mà sau này khi ông mât đi, ông sẽ được chia
Sau khi chia tài sản để "con ma" sử dụng, hàng ngày người thân sẽ thay phiên nhau mang cơm, nước ra nhà mả để cúng và đốt lửa cho người nằm dưới mồ. Sau đó, họ sẽ ngồi cả tiếng, thậm chí nửa ngày trời để khóc thương, để kể cho người đã khuất nghe tất cả mọi chuyện xảy ra trong làng, trong gia đình mình, từ chuyện làm rẫy đến ăn uống trong gia đình. Cứ như vậy, việc cúng cơm, nước và các cuộc trò chuyện giữa người thân với "con ma" sẽ diễn ra hàng ngày cho đến khi gia đình chuẩn bị được đồ vật để làm lễ bỏ mả.
"Mình cho người chết tài sản thì mai mốt mình cũng phải chết đi, lúc đó người còn sống họ cũng sẽ cho lại mình như vậy", già HMưng giải thích.
Một ngôi mộ với những tài sản được chia
Tình cảm của họ đối với "con ma" không chỉ dừng lại ở việc chia tài sản, cúng cơm, trò chuyện với người đã khuất. Mà suốt những ngày, tháng sau đó, người thân trong gia đình luôn cố gắng làm lụng vất vả, nuôi bò, heo và trồng nhiều lúa, nhiều mì... tạc tượng nhà mồ, để chuẩn bị cho lễ bỏ mả, giúp người đã khuất có hàng trang đi về thế giới cực lạc.
Khi những thứ này đã có đủ để cho toàn bộ dân làng đến ăn uống, tham gia lễ bỏ mả trong vòng 3 ngày 2 đêm, người thân sẽ tổ chức lễ bỏ mả với mục đích tiễn đưa người chết về thế giới cực lạc, nơi có ông, bà tổ tiên đang cư ngụ. Khi lễ bỏ mả kết thúc cũng là lúc người sống và người chết đã chấm dứt các mối quan hệ ràng buộc. Từ nay, người sống không còn phải cúng cơm, nước, đốt lửa hay nói chuyện với "con ma" nữa. Ngôi nhà mả sẽ không còn ai đến thăm nom nữa.
Ông Đinh DRừng (54 tuổi, Trưởng ban công tác mặt trận làng Mơ H'ra, xã Kon Lơng Khơng) cho biết: "Ngày xưa bà con dân làng có nhiều tài san quý giá lắm, nhưng vì thương nhớ người chết nên đã chia cho người chết gần hết rồi. Chính vì vậy, ngày nay nhiều người xấu ham lợi đã đào trộm mả lên để lấy những tài sản này".
Theo Dantri
Chồng cũ Choi Jin Sil không chia tài sản cho con Anh Jo Sung Min xin lỗi vì một lần nữa làm Hwan Hee và Joon Hee tổn thương nhưng không để lại cho hai con một đồng nào. Sina đưa tin, di thư của Jo Sung Min - chồng cũ nữ diễn viên Choi Jin Sil - được tìm thấy hôm 13/1, trong chiếc balo Jo hay sử dụng. Căn cứ vào nét...