Giải quyết xong “điểm nóng” Ukraine, EU sẽ xem xét vấn đề Crimea
Ngay 17-11, Ngoai trương Italia, Paolo Gentiloni cho biết, vân đê thông nhât Crimea vơi Nga se đươc Liên minh châu Âu (EU) đưa ra thao luân ngay sau khi cuôc khung hoang hiên nay tai Ukraine đươc giai quyêt triêt đê.
Cuôc hop cua Liên minh châu Âu (EU) tai Brussels vao ngay 17-11
Crimea đa đươc lanh đao Liên Xô cu, Nikita Khrushchev trao tăng như một “món quà” cho Ukraine vao năm 1954. Tuy nhiên, sau môt cuôc trưng câu dân y vê thông nhât vao thang 3-2014, Crimea đa quay trơ lai sap nhâp vao Nga.
Ông Gentiloni cho hay, EU không công nhân cac hoat đông trưng câu dân y tai Crimea, Liên minh cung không châp nhân viêc Crimea “tư y” sap nhâp vao Liên bang Nga. Cac vân đê vê viêc sap nhâp nay se đươc đưa ra thao luân va xem xet sau khi cuôc nôi chiên tai Ukraine đươc giai quyêt.
Vi ngoai trương cung chi ra răng, sư sap nhâp cua Crimea la môt trong nhưng ly do khiên EU vân tiêp tuc giư lênh trưng phat đôi vơi Moscow.
Ngoai trương Gentiloni khẳng định, EU đã quyết định cô găng đê không tăng thêm lênh trưng phat vơi Điên Kremlin vê tinh hinh Ukraine. Măc du vây, Liên minh lai keo dai thêm danh sach đen nhưng ngươi co liên quan đên phe ly khai se bị cấm đi vào các nước EU tại cuộc họp ở Brussels ngày 17-11.
Đap tra lai đông thai “lâp lưng” cua EU, tai cuôc phong vân đươc phat song trên kênh truyên hinh 24 TV, Andrey Kelin, đại diện thường trực của Nga tại OSCE cho biêt, cac biên phap trưng phat cua EU va cac nươc phương Tây se không co anh hương tơi chinh sach đôi ngoai cua Nga va khăng đinh Moscow se tiêp tuc theo đuôi đên cung cac chinh sach cua minh.
Video đang HOT
Trong khi đo, Ngoai trương Ukraine, Pavlo Klimkin lai cho răng, cac biên phap trưng phat cua EU nhăm muc đich đam bao viêc thưc hiên thoa thuân Minsk chư không lam “tôn thương” Moscow. Sau cuôc hôi đam vơi Đai diên cua Uy ban châu Âu tai Brussels, ông noi: “Trừng phạt là một công cụ quan trọng đối với sự ổn định. Xử phạt không nhằm mục đích làm tổn hại đến Nga ma chi la biên phap nhăm “gây ap lưc thưc sư” vao Nga đê ôn đinh tinh hinh ơ Donesk va Lugansk”.
Tuy nhiên, thưc tê cac biên phap trưng phat cua EU đa thưc sư lam “tôn thương” nên kinh tê cua Nga. Đông ruple cua Nga tiêp tuc giam so vơi đông euro trên thi trương tai chinh, cac doanh nghiêp Nga đang găp nhiêu kho khăn khi cac công ty châu Âu huy hơp đông va đây gia ca leo thang.
Không chi Moscow ma EU cung se chiu nhưng tôn thât nhât đinh khi ap đăt cac lênh trưng phat. Rât co thê nền kinh tế của Liên minh châu Âu sẽ tổn thất khoảng 40 tỉ euro trong năm nay và tăng lên tới 50 tỉ euro vào năm tới do hậu quả của các biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga. Bên canh đo, lênh trưng phat cung khiên mâu thuân nôi bô EU gia tăng, do tác động của biện pháp trừng phạt đối với mỗi nước thành viên không cân băng.
Theo Thu Huyền/Itar-Tass
An ninh Thủ đô
Ukraine tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với Nga
Quân đội Ukraine đã sẵn sàng đáp trả nếu Nga đưa quân tiến sâu hơn vào lãnh thổ.
Ngày 23/3, Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố rằng các lực lượng vũ trang của nước này đã "sẵn sàng đáp trả" nếu quân đội Nga tấn công, trong khi các nghị sĩ Mỹ liên tục kêu gọi nước này gửi hàng viện trợ quân sự đến cho Ukraine.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Deshchytsia trả lời phỏng vấn đài ABC của Mỹ rằng nguy cơ nổ ra chiến tranh với Nga đang "ngày càng tăng lên" khi người láng giềng khổng lồ của Ukraine không ngừng gia tăng sự hiện diện quân sự tại khu vực biên giới.
Ngoại trưởng Ukraine Andrii Deshchytsia
Ông Deshchytsia nói: "Tình hình hiện nay đang trở nên căng thẳng hơn tuần trước rất nhiều. Chúng tôi đã sẵn sàng đáp trả. Chính phủ Ukraine đang tìm cách sử dụng mọi biện pháp hòa bình và ngoại giao để ngăn chặn người Nga, nhưng chúng tôi cũng sẵn sàng bảo vệ tổ quốc của mình."
Khi được hỏi Ukraine sẽ phản ứng như thế nào nếu Nga đưa quân tiến sâu vào lãnh thổ nước này, ông Deshchytsia trả lời: "Thật khó khăn cho chúng tôi nếu không đáp trả hành động xâm lược này."
Những tuyên bố hùng hồn của ông Deshchytsia đã ngay lập tức nhận được sự tán thưởng từ Washington, khi các nghị sĩ nước này liên tục kêu gọi Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine, mặc dù họ đều khẳng định là sẽ không đưa quân đến nước này.
Nghị sĩ Kelly Ayotte thuộc đảng Cộng hòa tuyên bố: "Điều quan trọng là chúng ta phải có hành động để ngăn ngừa Nga tiến quân vào Ukraine. Chúng ta có thể viện trợ thêm các thiết bị liên lạc và hỗ trợ kỹ thuật. Chúng ta có thể làm được nhiều việc mà không nhất thiết phải đưa quân tới đó."
Trong khi đó, nghị sĩ Dick Durbin của đảng Cộng hòa thì đề nghị Quốc hội Mỹ xem xét viện trợ vũ khí cho Ukraine. Trong khi đó, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Tony Blinken cũng cho hay chính quyền Obama sẽ xem xét "mọi yêu cầu từ phía người dân Ukraine".
Lính biên phòng Ukraine sẵn sàng chiến đấu dọc biên giới với Nga
Những giọng điệu ngày càng quyết liệt này được đưa ra sau khi các lực lượng Nga tràn vào căn cứ không quân cuối cùng của quân đội Ukraine ở Crimea và bắt giữ viên chỉ huy căn cứ.
Quân đội Nga hiện vẫn giam giữ đại tá Yuliy Mamchur lại một địa điểm bí mật sau khi rất nhiều lính vũ trang với sự yểm trợ của xe bọc thép tiến vào căn cứ không quân Belbek ở ngoại ô thành phố Sevastopol.
Kể từ sau khi chính thức sáp nhập Crimea, Nga đã triển khai hàng ngàn binh sĩ dọc theo biên giới với Ukraine, khiến Ukraine và phương Tây lo ngại rằng Tổng thống Vladimir Putin có thể đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh với Ukraine.
Nghị sĩ Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ nhận định: "Ông Putin đã đặt các lực lượng quân sự cần thiết để tiến vào Ukraine tại khu vực biên giới phía đông nước này và tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn. Chúng tôi nhận thấy Putin đang điều động lực lượng xuống phía nam vào vị trí có thể tiến quân vào miền nam Moldova."
Các quan chức NATO cũng bày tỏ lo ngại rằng Putin có thể đang để mắt tới những khu vực nhất định ở Moldova, một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, nơi cũng có nhiều cộng đồng nói tiếng Nga có thiện cảm với Putin giống như ở Ukraine.
Nhóm các quốc gia G7 đã vội vã ấn định một cuộc họp tại Hà Lan vào ngày hôm nay để bàn các biện pháp đối phó với sự gia tăng hiện diện quân sự của Nga sát biên giới Ukraine. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Obama cũng sẽ có một cuộc hội đàm song phương với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov để bàn về vấn đề này.
Theo Khampha
Điểm nóng Ukraina: Báo Pháp đồng loạt trưng bằng chứng tố Nga Hầu hết các tờ báo lớn của Pháp như Le Figaro, Le Monde, Libération, Les Echos, La Croix... hôm qua (17.11) đều báo động tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraina và đưa ra những bằng chứng cho việc can thiệp của Nga vào chiến trường này. Khói bốc lên phía trên sân bay quốc tế Donetsk khi quân nổi dậy chạm...