EU luôn hoan nghênh sự hợp tác trở lại với Nga
“Hầu hết các thành viên của Liên minh châu Âu đều hoan nghênh việc hợp tác trở lại với Nga và xem xét lại các biện pháp trừng phạt của EU đối với Moscow”, ông Josef Janning, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách chấu Âu cho biết trong cuộc phỏng vấn với RIA Novosti hôm 23/9.
Theo ông Janning, EU sẽ chào đón cơ hội để trở về một mối quan hệ hợp tác bình thường với Nga, vì tầm quan trọng của Nga đối với an ninh và thịnh vượng của châu Âu nói chung. Bằng chứng mới nhất là báo cáo của Brussels cho biết nước này có thể bắt đầu xem xét lại các lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Moscow vào ngày 30/9. Tuy nhiên ông Janning cũng khẳng định: “Việc xem xét sẽ được thực hiện, nhưng bất kỳ quyết định tăng cường trừng phạt trở lại trong cơ chế xử phạt sẽ phụ thuộc vào tình hình hiện tại ở Ukraine”.
Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels
Video đang HOT
Cùng ngày, tờ Kommersant của Nga cũng thông tin rằng Hội đồng Ngoại giao của Liên minh châu Âu sẽ đánh giá việc thực hiện kế hoạch hòa bình Minsk, và chế độ ngừng bắn ở Ukraine để tiếp tục điều chỉnh xử phạt. Công việc này hiện đang được chuẩn bị và dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 30/9.
Trích dẫn tờ báo cho biết tài liệu báo cáo sẽ được xem xét bởi Ủy ban Đại diện thường trực EU, sau đó sẽ đi đến quyết định xử phạt chống lại Nga. Trong trường hợp tốt nhất, các quan chức Liên minh châu Âu có thể hỗ trợ nới lỏng dần một số biện pháp trừng phạt nào đó.
“Rõ ràng những chuyển biến về kế hoạch hòa bình và hành động của hai bên trong cuộc xung đột Ukraine sẽ ảnh hưởng đến quyết định xử phạt của EU. Nếu không có dịch chuyển tích cực nào, biện pháp trừng phạt hiện tại sẽ vẫn được giữ nguyên, và không có một khả năng nới lỏng nào đối với nền kinh tế Nga”, ông Janning nhận định thêm.
Trước đó, hôm 5/9, đại diện của Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE) đã làm trung gian cho việc ký kết một thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và các lực lượng độc lập ở Donetsk và Lugank tại Minsk, nhằm giải quyết cuộc xung đột 5 tháng ở miền đông Ukraine, khiến hơn 3.000 người thiệt mạng.
Theo ANTD
Hiệp định Minsk bị trì hoãn do sự thiếu tin tưởng giữa hai bên
Phó Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Donesk, Andrei Purgin cho biết, các thỏa thuận của hiệp định Minsk chắc chắn phải được thực hiện, tuy nhiên rất khó để biết chính xác ngày tiến hành do sự thiếu tin tưởng giữa hai bên.
Phó Thủ tướng của nước Cộng hòa Nhân dân Donesk, Purgin
Trao đổi với hãng thông tấn Itar-tass, ông Purgin nói: "Nếu như cả hai bên mâu thuẫn thiếu tin tưởng lẫn nhau, thì thỏa thuận Minsk sẽ khó được thực hiện ngay lập tức".
Vào ngày 19-9, Ban liên lạc của Nga, Ukraine, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) cũng như đại diện của Donetsk và Luhansk đã ký một biên bản, nêu rõ các nhiệm vụ để thực hiện các cam kết ngừng bắn, được nêu trong Nghị định thư Minsk, kí kết ngày 5-9.
Phó Thủ tướng Purgin cho biết, cuộc đàm phán của Ban liên lạc Minsk đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong việc phân chia lực lượng quân sự và sự hình thành 30 km vùng đệm an ninh. Theo như thỏa thuận đạt được hôm 19-9, mỗi bên xung đột sẽ phải rút quân khỏi đường tiếp xúc 15 km, để tạo thành vùng đệm an ninh dài 30km.
Trước đó, ngày 5-9, các bên tham gia xung đột tại Ukraine đã nhất trí thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi tù binh trong cuộc đàm phán tại Minsk. Tuy nhiên thỏa thuận này rất "mong manh" do các bên mâu thuẫn đã liên tục vi phạm cam kết.
Theo ANTD
Ukraine xây tuyến phòng thủ vây khu được hưởng quy chế đặc biệt ở miền đông Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho biết Ukraine sẽ tạo ra một tuyến phòng thủ và các trạm kiểm soát biên giới xung quanh các khu vực được trao quy chế đặc biệt ở miền đông nước này. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko "Ngoài việc xây dựng các tuyến phòng thủ dọc biên giới hành chính, khu vực đặc biệt được lựa chọn...