Giải quyết kiến nghị cho DN ngay sau hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành công văn số 3646/NHNN-TD gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh về việc xử lý khó khăn, vướng mắc của ông Lê Quang Thắng tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với nông dân.
Quang cảnh Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Nội dung của công văn trên nêu rõ, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ 4 được tổ chức tại tỉnh Sơn La ngày 29/05/2022, ông Lê Quang Thắng- Giám đốc Hợp tác xã Rau VietGAP tỉnh Quảng Ninh đã đề cập và kiến nghị các chính sách khoanh nợ, giãn nợ và tăng hạn mức vay để tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh cho nông dân. Đồng thời, ông Lê Quang Thắng đề nghị được vay vốn không cần tài sản đảm bảo để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Ninh gặp gỡ, trao đổi với ông Lê Quang Thắng để nắm bắt cụ thể các khó khăn, vướng mắc của ông trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, từ đó chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn kịp thời có giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho ông Thắng phù hợp với quy định của pháp luật; báo cáo Ngân hàng Nhà nước kết quả thực hiện trước ngày 10/06/2022. Ngân hàng Nhà nước đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh triển khai, thực hiện.
Ngay sau Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân lần thứ 4, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản chỉ đạo xử lý khó khăn, vướng mắc của nông dân, thể hiện sự tiếp thu và quan tâm chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
Video đang HOT
Trước đó, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022 diễn ra ngày 29/5, tại Sơn La, ông Lê Quang Thắng – Giám đốc HTX Rau VietGAP đến từ Quảng Ninh đã đặt câu hỏi tới Thủ tướng Chính phủ về hai vấn đề:
Thứ nhất, sau khi chịu tác động bởi dịch COVID-19, nông dân gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn để phục hồi lại sản xuất. Chính phủ sẽ có giải pháp gì để chỉ đạo các ngân hàng có chính sách khoanh nợ, giãn nợ và tăng hạn mức vay để nông dân kịp thời phục hồi sản xuất.
Thứ hai, từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định và các Thông tư hướng dẫn về chính sách tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn; trong đó có quy định về vay vốn không cần tài sản thế chấp. Trong thời gian tới, Chính phủ có giải pháp cụ thể gì để trong thời gian tới nông dân thực sự được vay vốn mà không cần phải giữ tài sản để đảm bảo, phù hợp với quy định hiện hành.
Đồng vốn ngân hàng đồng hành cùng mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022, diễn ra ngày 29/5, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định, đồng vốn ngân hàng sẽ đồng hành cùng mục tiêu phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Quang cảnh Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, Ngân hàng Nhà nước luôn coi nông nghiệp, nông thôn là một trong những lĩnh vực ưu tiên và đã có nhiều chính sách, giải pháp khuyến khích đầu tư tín dụng, tháo gỡ khó khăn về vốn vay.
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong suốt nhiều năm qua, đặc biệt trong thời gian gần đây, chính sách về nông nghiệp nông thôn nói chung và tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, người nông dân luôn là những chính sách không ngừng nghỉ của Trung ương, Chính phủ.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Ngân hàng Nhà nước luôn coi đây là một trong những lĩnh vực ưu tiên và đã có nhiều chính sách, giải pháp khuyến khích đầu tư tín dụng, tháo gỡ khó khăn về vốn vay.
Trước tác động của dịch COVID-19, ngay từ khi có dịch, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 tạo khuôn khổ pháp lý để các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề; 2 lần sửa đổi, bổ sung chính sách phù hợp với diễn biến của dịch và hỗ trợ hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp. Đảm bảo dòng vốn không bị đứt đoạn, doanh nghiệp không giải thể.
Đây là chủ trương đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian có dịch cũng như đến thời điểm hiện nay, 2 triệu tỷ đồng đã được hưởng từ chính sách này, gần 700 nghìn tỷ đồng đã được thực hiện cơ cấu, hoãn giãn những khoản nợ đến thời hạn phải trả, hơn 40 nghìn tỷ đồng bằng nguồn lực của ngân hàng thương mại đã hỗ trợ, giảm, giãn, hoãn các khoản lãi cho doanh nghiệp nói chung trong đó có rất nhiều doanh nghiệp, người dân trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Cùng với nguồn lực của ngành Ngân hàng, Chính phủ tiếp tục ban hành tiếp gói 350.000 tỷ đồng; trong đó 40.000 tỷ đồng hỗ trợ 2% lãi suất, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá rất quan trọng trong chính sách vĩ mô hỗ trợ nông nghiệp nông thôn qua hoạt động của ngành ngân hàng, chính thức triển khai từ ngày 20/5 Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN, cộng hưởng với chính sách tiếp tục của ngành Ngân hàng sẽ được thực hiện về việc giãn hoãn, giảm lãi suất của ngân hàng thương mại, tin chắc rằng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, trong đó có người nông dân.
Theo Phó Thống đốc, từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định và các Thông tư hướng dẫn về chính sách tín dụng phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn, chưa có lĩnh vực nào liên tiếp được ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ. Đến nay, có thể nói đã tạo điều kiện trao tự quyết cho các ngân hàng thương mại trong việc cho vay, tín chấp hoặc thế chấp.
Chính vì vậy, về việc vay không cần tài sản thế chấp, Phó Thống đốc cho biết, các tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, các tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm cung ứng vốn, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên phải tạo điều kiện thuận lợi.
Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục vay vốn; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, quản lý dòng tiền để tăng cường khả năng cho vay không có tài sản bảo đảm.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng tăng cường kết nối giữa ngân hàng với doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Mở rộng tín dụng chính thức để đẩy lùi tín dụng đen Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2022, diễn ra ngày 29/5, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết để để ngăn chặn và đẩy lùi nạn tín dụng đen ở nông thôn cần sự chung tay của nhiều cấp, ngành. Quang cảnh Hội nghị Thủ tướng Chính...