Giải quyết dứt điểm các tồn tại của 8 trạm thu phí, dự án BOT giao thông
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về việc cần thiết phải giải quyết các vấn đề tồn tại của các dự án BOT giao thông.
Trạm BOT Thái Nguyên – Chợ Mới. Ảnh tư liệu: Quang Toàn/TTXVN
Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải có kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định giải pháp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và bố trí vốn ngân sách nhà nước khoảng 13.115 tỷ đồng để thanh toán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án của 8 dự án.
Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, việc giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn tại trong nhiều năm qua của 8 trạm thu phí, dự án BOT giao thông do Bộ Giao thông Vận tải được giao làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cần thiết.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cả 8 dự án đều được triển khai trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) có hiệu lực thi hành. Do đó, từng dự án cần phải được xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở nội dung hợp đồng BOT đã ký. Bộ Giao thông Vận tải cũng cần phân loại cụ thể 8 dự án theo 2 trường hợp chấm dứt hợp đồng: do sự kiện bất khả kháng và do phía cơ quan ký kết hợp đồng vi phạm hợp đồng.
Video đang HOT
Với nguồn vốn để thanh toán chấm dứt hợp đồng 7 dự án từ nguồn vượt thu ngân sách nhà nước năm 2012 và từ các nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nguồn vốn này để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp trong các vấn đề có liên quan.
Về nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước (khoảng 2.280 tỷ đồng) để thay thế cơ chế thu phí tại trạm La Sơn – Túy Loan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo quy định của pháp luật về đầu tư công, nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của cơ quan có thẩm quyền.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chủ động bố trí nguồn vốn này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của Bộ theo quy định nếu được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương.
Để đảm bảo đủ cơ sở pháp lý để xử lý dứt điểm các vướng mắc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng và các cơ quan có thẩm quyền về thông tin, số liệu, rà soát nội dung hợp đồng, cơ sở pháp lý của việc đề xuất chấm dứt hợp đồng và các vấn đề tồn tại của dự án dẫn đến phải chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn.
Các trạm thu phí/dự án BOT bất cập, gặp khó khăn tài chính; đó là: trạm thu phí La Sơn – Túy Loan, trạm thu phí Bỉm Sơn; trạm thu phí Quốc lộ 3 (hoàn vốn cho Dự án BOT xây dựng tuyến đường Thái Nguyên – Chợ Mới); trạm thu phí trên Quốc lộ 91 (hoàn vốn cho Dự án BOT cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km14 – Km50 889 đang tạm dừng thu phí); dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn Km1738 148 – Km1763 610; dự án BOT cầu Thái Hà vượt sông Hồng; dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc; dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì – Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C.
Tiền Giang bảo đảm các điều kiện để tái thu phí hoàn vốn dự án BOT
Nhằm bảo đảm các điều kiện để tái thu phí trở lại một cách an toàn, hiệu quả, bắt đầu lúc 13 giờ ngày 25/9, Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư Quốc lộ 1 đã tiến hành cho thu phí thử đối với trạm phí trên Quốc lộ 1 và đến ngày 28/9 tiếp tục tiến hành thu phí thử trên trạm thu phí đặt trên tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy.
Các nhân viên hướng dẫn xe qua trạm thu phí BOT Cai Lậy.
Dự án BOT đầu tư tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 (đoạn qua tỉnh Tiền Giang) được khởi công năm 2014 với tổng mức đầu tư khoảng 1.389 tỷ đồng; trong đó, phần tuyến tránh qua thị xã Cai Lậy được đầu tư mới dài khoảng 12 km với tổng vốn hơn 1.000 tỷ đồng; phần sửa chữa, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 dài 26,5 km với vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng.
Trước đó, khi dự án hoàn thành, đưa vào vận hành thử một thời gian, trạm thu phí BOT Cai Lậy được đặt trên Quốc lộ 1, đoạn qua xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chính thức hoạt động đầu tháng 8/2017. Dự án tổ chức thu phí hoàn vốn bắt đầu từ ngày 1/8/2017. Trong quá trình thu phí xuất hiện nhiều phương tiện, đối tượng gây rối làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội và gây ùn tắc kéo dài dẫn đến dự án BOT Cai Lậy phải tạm dừng thu phí theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ từ ngày 4/12/2017 cho đến nay.
Trong thời gian tạm dừng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư Quốc lộ 1 đã đầu tư thêm một trạm thu phí mới trên tuyến tránh Quốc lộ 1 qua thị xã Cai Lậy và tích cực khắc phục các tồn tại trong quản lý, bảo trì, hoàn thành sửa chữa hư hỏng mặt đường trên Quốc lộ 1 và tuyến tránh; sơn sửa, vệ sinh khu vực trạm thu phí...
Các nhân viên hướng dẫn xe qua trạm thu phí BOT Cai Lậy.
Hiện, cả hai trạm thu phí trên tuyến tránh thị xã Cai Lậy và Quốc lộ 1 đã hoàn tất xây dựng, lắp đặt thiết bị thu phí không dừng; hoàn thành vận hành chạy thử đảm bảo trạm thu phí theo hình thức không dừng như các trạm thu phí trên cả nước. Trạm thu phí trên Quốc lộ 1 có 8 làn, mỗi hướng 4 làn; trong đó, 6 làn thu phí không dừng và 2 làn hỗn hợp.
Trạm tuyến tránh thị xã Cai Lậy có 4 làn, mỗi bên 2 làn; trong đó 1 làn thu phí không dừng và 1 làn hỗn hợp. Khi dự án BOT Cai Lậy thu phí trở lại, xe từ 29 ghế ngồi và xe từ 3 trục trở lên bắt buộc đi vào tuyến đường tránh thị xã Cai Lậy.
Về giá vé tại trạm thu phí ở Quốc lộ 1 (theo mức thuế VAT 8%) thấp nhất là 14.000 đồng, cao nhất là 118.000 đồng. Giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm thu phí tuyến tránh thị xã Cai Lậy (theo mức thuế VAT 8%) thấp nhất là 24.000 đồng, cao nhất là 137.000 đồng.
Sở Giao thông vận tải Tiền Giang cũng phối hợp với Tổng cục Đường bô (Bộ Giao thông vận tải), Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư Quốc lộ 1 và các địa phương xem xét, miễn giảm phương tiện cá nhân của người dân ở 41 xã, phường nằm trong phạm vi bán kính 10 km quanh trạm thu phí thuộc địa bàn thị xã Cai Lậy, huyện Tân Phước, Cai Lậy và Cái Bè.
Đối tượng giảm giá là các xe cơ giới của chủ sở hữu có hộ khẩu thường trú (chủ sở hữu là cá nhân) và có trụ sở chính (chủ sở hữu là các tổ chức, doanh nghiệp) trên địa bàn 41 xã, phường, thị trấn trong phạm vi bán kính 10 km quanh trạm thu phí ở cột mốc km1990 300 Quốc lộ 1 và đồng thời với địa chỉ ghi trên giấy chứng nhận đăng ký do cơ quan có thẩm quyền cấp. Mức giảm giá là: xe buýt giảm 100%; các loại xe không sử dụng để kinh doanh giảm 100%; các loại xe sử dụng để kinh doanh giảm 50%.
Theo Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn đầu tư Quốc lộ 1 Lê Trung Duy, dự kiến, sau thời gian thu phí thử, khoảng đầu tháng 10 tới, khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho phép, doanh nghiệp Dự án BOT xây dựng tuyến tránh thị xã Cai Lậy và bảo trì, tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 (đoạn qua tỉnh Tiền Giang) sẽ tái thu phí chính thức trở lại để hoàn vốn đầu tư.
TP.HCM lên phương án phân luồng khi vận hành thu phí không dừng từ 1-8 Sở Giao thông vận tải TP.HCM đề nghị nhà đầu tư phải bố trí đủ lực lượng thường xuyên điều tiết, hướng dẫn lưu thông tại khu vực trạm thu phí trong quá trình thực hiện thu phí không dừng (ETC) từ ngày 1-8. Trạm thu phí BOT Xa lộ Hà Nội - Ảnh: ĐỨC PHÚ Ngày 29-7, Sở Giao thông vận tải...