Giải quyết dứt điểm bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thi công Quốc lộ 3
Liên quan đến nội dung kiến nghị giải quyết bồi thường cho các hộ dân bị lún, nứt nhà, công trình do việc thi công cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ 3, trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2 ( Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi các nhà thầu thi công dự án này khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên sẽ kết nối với cao tốc Thái Nguyên – Bắc Kạn sau khi hoàn thành. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN
Cụ thể, tại văn bản 1934/BQLDA 2-PID2 gửi các nhà thầu ( Công ty cổ phần Hoàng An, Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Ngọc Minh – UDIC, Công ty cổ phần 471 và Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng Biển Đông), Ban Quản lý dự án 2 cho hay, căn cứ vào văn bản số 9952/BGTVT-CQLXD của Bộ Giao thông Vận tải về việc trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thái Nguyên gửi tới Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, đề nghị có phương án giải quyết dứt điểm đối với các hộ dân bị lún, nứt nhà, công trình do việc thi công cải tạo, nâng cấp đường Quốc lộ 3 thuộc dự án Tăng cường an toàn giao thông trên các quốc lộ phía Bắc Việt Nam.
Để xử lý dứt điểm công việc trên, Ban Quản lý dự án 2 yêu cầu các nhà thầu phối hợp cùng Ban Quản lý dự án 2 và địa phương xử lý theo hướng: Đối với các hộ đã có hồ sơ phương án khắc phục đền bù được lập theo đơn giá của Trung tâm Quỹ đất thành phố Sông Công (Thái Nguyên), đề nghị các đơn vị phối hợp cùng chính quyền địa phương vận động người dân nhận tiền đền bù.
Đối với các hộ dân đã có biên bản làm việc ghi nhận hiện trạng trong lúc thi công, Ban Quản lý dự án 2 đề nghị nhà thầu phối hợp với chính quyền địa phương thu thập lại biên bản, lập hồ sơ khắc phục đền bù và tiến hành chi trả cho các hộ dân.
Về trường hợp các hộ dân không có biên bản ghi nhận hiện trạng, Ban Quản lý dự án 2 đề nghị các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương giải thích tuyền truyền, vận động người dân.
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án 2, dự kiến, các công việc trên sẽ được triển khai ngay trong tháng 10/2022 và sẽ hoàn thành trong năm 2022, nếu được sự đồng thuận của người dân về đơn giá bồi thường.
Bộ Giao thông Vận tải cho hay, công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên thuộc hợp phần cải tạo cơ sở hạ tầng, dự án “Tăng cường an toàn giao thông trên các quốc lộ ở phía Bắc Việt Nam”, được triển khai thi công từ năm 2013, hoàn thành năm 2014. Trong quá trình công trình có gây ảnh hưởng bị lún, nứt nhà và công trình của một số hộ dân trên địa bàn huyện Phổ Yên và thành phố Sông Công.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án 2 về kết quả giải quyết hỗ trợ đối với các hộ dân bị lún, nứt nhà, công trình do việc thi công dự án.
Theo đó, đối với các hộ dân dọc tuyến đoạn qua địa bàn huyện Phổ Yên, Ban Quản lý dự án 2 và các nhà thầu thi công phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành rà soát, lên phương án và hoàn thành giải quyết hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng từ trước dịch COVID-19 (tháng 4/2019).
Tuy nhiên, từ tháng 3/2020 đến nay, do thời gian kết thúc thi công công trình lâu, một số nhân sự của các nhà thầu thi công chuyển công tác và do ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 (từ năm 2019- 2021) nên việc thu thập số liệu, kiểm đếm, lên phương án giải quyết, hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng như lún, nứt nhà, công trình do việc thi công dự án và vận động người dân nhận tiền bồi thường vẫn chưa thể hoàn thành.
Đối với các hộ dân dọc tuyến đoạn qua địa bàn thành phố Sông Công, các nhà thầu, đơn vị bảo hiểm lập hồ sơ liên quan đến các thiệt hại lún, nứt nhà dân do ảnh hưởng của việc thi công công trình gây ra. Tuy nhiên, “quá trình giải quyết hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng phát sinh một số tồn tại.
Cụ thể, đối với phân đoạn qua địa bàn phường Phố Cò và phường Bách Quang, từ năm 2016, các hộ dân dọc tuyến không đồng thuận với đơn giá bồi thường các thiệt hại (lún, nứt nhà) do Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Sông Công lập nên không nhận tiền bồi thường.
Đối với phân đoạn qua địa bàn các phường Lương Sơn, Cải Đan, Tân Quang, Ban Quản lý dự án 2 kiểm tra, rà soát và yêu cầu nhà thầu tập hợp lại toàn bộ hồ sơ, biên bản ghi nhận hiện trường… để giải quyết hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân bị lún, nứt nhà, công trình do ảnh hưởng của việc thi công công trình gây ra.
Để giải quyết dứt điểm các tồn tại nêu trên, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan của địa phương hỗ trợ xác định đơn giá bồi thường, đồng thời vận động người dân địa phương đồng thuận, nhận tiền bồi thường các thiệt hại lún, nứt nhà do ảnh hưởng của việc thi công công trình gây ra.
Theo thống kê của Ban Quản lý dự án 2, trên tuyến Quốc lộ 3 qua địa bàn thành phố Sông Công hiện còn lại 99 hộ chưa giải quyết; trong đó có 40 hộ không đồng ý với đơn giá do đơn vị bảo hiểm đưa ra, 59 hộ dân sau khi kết thúc thi công mới có ý kiến yêu cầu đền bù hỗ trợ.
Cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu thi công xuyên nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ngày 29/4, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Phạm Văn Minh, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông Vvn tải) cho biết, tranh thủ thời tiết đang thuận lợi, các nhà thầu tại dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu sẽ thi công không nghỉ trong dịp lễ 30/4 - 1/5.
Thi công trên tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Ông Phạm Văn Minh chia sẻ: "Các nhà thầu đều thể hiện quyết tâm tận dụng từng ngày thời tiết thuận lợi để tăng tốc đắp nền xong trước mùa mưa năm nay. Vì vậy, bản thân tôi và các anh em nhà thầu cũng không nghỉ lễ để đồng hành cùng các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ của dự án".
Theo thống kê của Ban Quản lý dự án 6, hiện tại các nhà thầu ở 4 gói xây lắp đã thi công đạt giá trị tương đương 1.190 tỷ đồng, đạt 27% khối lượng dự án. Các nhà thầu đã đắp được 2,1 triệu m3, tương đương 32%; xử lý đất yếu bằng bấc thấm và giếng cát được 1,2 triệu mét dài, đạt 81%. Đặc biệt tất cả 23 cầu của toàn dự án đang trong quá trình thi công, riêng cầu Quỳnh Lưu đã gác xong dầm.
"Đáng chú ý, sáng 25/4 vừa qua, hầm Trường Vinh - công trình lớn nhất dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu với chiều dài 450m đã được nhà thầu Tập đoàn Đèo Cả đào thông, trước tiến độ 3 tháng. Đây là một trong những hạng mục quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn dự án vì nằm trên ranh giới địa phận giữa hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An", ông Phạm Văn Minh nhìn nhận.
Lãnh đạo Ban Quản lý dự án 6 cho biết thêm: Hiện tại, thời tiết đang thuận lợi, tất cả các mỏ đất phục vụ dự án đều đã đủ thủ tục và tiến hành khai thác. Để tăng tốc đào đắp hiện tại các nhà thầu đã huy động tới 150 lu, hơn 170 máy xúc, máy ủi, phấn đấu 1 ngày đắp được 40.000 m3. Tuy đây là số lượng lớn nhưng để đảm bảo hoàn tất việc đắp nền trước mùa mưa, Ban Quản lý dự án 6 đang chỉ đạo các nhà thầu phải tiếp tục tăng số máy và mũi thi công.
Trước đó, ngày 22/4 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải đi kiểm tra hiện trường công tác thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu.
Quá trình đi kiểm tra dọc tuyến, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn ghi nhận nỗ lực của một số nhà thầu như Tập đoàn Đèo Cả, Tập đoàn Sơn Hải... đã chủ động tăng ca, tăng mũi, làm ngày làm đêm để đạt và vượt tiến độ đề ra. Tuy nhiên, Thứ trưởng Tuấn cũng nhắc nhở 3 nhà thầu là Tập đoàn Miền Trung, Hoà Hiệp và Vinaconex vì chưa đạt tiến độ đề ra.
Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh: Nhà thầu nào không đủ năng lực, thi công không đạt khối lượng thì thay thế ngay. Thay sớm không để làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50 km đi qua hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7.293 tỷ đồng; trong đó gồm chi phí xây dựng và thiết bị 4.305,9 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 1.778,1 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 553 tỷ đồng; chi phí dự phòng 656 tỷ đồng.
Trong giai đoạn phân kỳ, dự án thành phần cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu được thi công xây dựng với quy mô 4 làn xe, nền đường 17m, vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Giai đoạn hoàn chỉnh sẽ nâng lên 6 làn xe, nền đường 32,25m, vận tốc thiết kế từ 100 - 120 km/giờ.
Doanh nghiệp xây lắp giao thông tìm cách 'vượt bão' biến động giá Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt, thay thế các nhà thầu yếu kém, yêu cầu tổ chức tinh gọn, kiểm soát chi phí, giảm thiểu những phát sinh không cần thiết... nhằm đảm bảo tiến độ cao tốc Bắc - Nam đạt yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dự án...