Giải pháp vượt khó hậu Covid-19 giữ tâm điểm mùa đại hội đồng cổ đông
Nhiều doanh nghiệp đã rục rịch tổ chức đại hội cổ đông vào nửa cuối tháng 5 và tháng 6, sau khoảng thời gian tạm hoãn vì dịch bệnh. Nội dung được các cổ đông quan tâm nhất năm nay vẫn là giải pháp để doanh nghiệp vực dậy hoạt động hậu Covid-19.
Tại ại hội đồng cổ đông CTCP Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FRT), lãnh đạo FRT nhận được rất nhiều câu hỏi xung quanh câu chuyện hoạt động của Công ty bị tác động như thế nào bởi dịch bệnh Covid-19 khi mà hàng công nghệ, điện tử không phải là mặt hàng thiết yếu, ưu tiên tiêu dùng trong và sau mùa dịch.
Chưa kể, có những cổ đông bày tỏ lo lắng về việc dòng tiền của FRT đang trong quá trình mở rộng đầu tư chuỗi Long Châu sẽ gặp thách thức hơn nữa.
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Bạch iệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị FRT, quý II, dự báo doanh thu của Công ty sẽ bị giảm khoảng 15 – 20% so với quý I. Nguyên nhân là trong quý I, hoạt động của Công ty chưa bị tác động mạnh bởi dịch, trong khi đầu quý II (tháng 4), 170 cửa hàng, chiếm 1/3 tổng số cửa hàng của FRT đóng cửa. Sang tháng 5, dù đã mở cửa trở lại, nhưng dịch bệnh tác động xấu đến thu nhập của khách hàng, khiến sức mua bị giảm.
Trong giai đoạn đóng cửa, FRT có gửi thư xin điều chỉnh giá thuê mặt bằng và cũng đạt được chấp thuận của nhiều chủ nhà. Thời gian giảm giá trong 3 tháng, từ tháng 4 – 6/2020. iều này sẽ hỗ trợ khá nhiều cho kết quả kinh doanh chung của Công ty.
ối với chuỗi nhà thuốc Long Châu, năm 2020, Công ty dự kiến sẽ mở lên 220 cửa hàng thuốc, điều này góp phần tạo nên cơ sở cho kế hoạch tăng trưởng doanh thu chuỗi nhà thuốc từ 500 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, mảng kinh doanh mới này vẫn chưa thể đóng góp lợi nhuận cho Công ty. Chính điều này khiến nhiều cổ đông lo ngại sẽ là áp lực cho FRT trong bối cảnh kinh doanh khó khăn vì dịch bệnh.
Tuy nhiên, bà iệp cho rằng, FRT đã tìm được công thức để thành công, giai đoạn đầu phải chấp nhuận đầu tư mở rộng, chưa có lãi, để đánh chiếm thị trường, sau đó sẽ tăng trưởng nhanh.
Theo chia sẻ của ban chủ toạ ại hội, FRT cũng đang phát triển mạnh hơn ở nhóm sản phẩm tự sản xuất về thực phẩm chức năng, các nhóm hàng trang thiết bị y tế, dược mỹ phẩm.
Với CTCP Logistics Vinalink (VNL) – doanh nghiệp thuộc lĩnh vực logistics, hoạt động phục hồi ra sao sau khi lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ là câu chuyện được cổ đông rất quan tâm tại ại hội đồng cổ đông thường niên 2020.
Theo chia sẻ của lãnh đạo Công ty, đối với mảng hàng không trong 2 tháng gần đây, Công ty khai thác thêm dịch vụ y tế và hiệu quả tốt. Trong 3 tuần qua, VNL đã xuất 80 – 90 tấn hàng dịch vụ y tế đi châu Âu, qua đó bù đắp cho các mảng khác bị ảnh hưởng do dịch.
Video đang HOT
ối với mảng dịch vụ đường biển, VNL phát triển dịch vụ thương mại điện tử thông qua kênh giao nhận vận chuyển Amazon, bước đầu cho kết quả khá tích cực. Còn với mảng logistics, VNL hướng đến các khách hàng lớn và có sản lượng lớn khoảng 20 – 30 container/ngày (600 – 1.000 container/ tháng).
Trong khi đó, ở CTCP Khoáng sản và xây dựng Bình Dương (KSB), bên cạnh ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cổ đông còn rất quan tâm đến tiến trình M&A doanh nghiệp sở hữu mỏ đá để thay thế cho mỏ Tân ông Hiệp đóng cửa. Năm 2020, KSB lên kế hoạch doanh thu sản xuất – kinh doanh 1.476,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 320 tỷ đồng, lần lượt tăng 13,5% và giảm 3% so thực hiện năm trước.
Cổ đông cho rằng, KSB cần điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2020 theo hướng tăng lợi nhuận vì đẩy mạnh đầu tư công và sự dịch chuyển nhà máy của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam đều là những yếu tố tác động tốt tới cả hai mảng kinh doanh cốt lõi của Công ty là khai thác đá xây dựng và bất động sản khu công nghiệp.
Tuy nhiên, ông Phan Tấn ạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị KSB cho biết, năm nay, có những diễn biến không lường trước được. Các vấn đề đầu tư công, làn sóng dịch chuyển khu công nghiệp cũng đang chỉ là xu hướng.
Trong 5 tháng đầu năm, thị trường hồi phục khá chậm, tiến độ các công trình cũng chậm do giãn cách xã hội. Do vậy, kế hoạch của Công ty là bám sát tình hình thị trường chứ không thận trọng. Mặt khác, chủ trương đầu tư công đến thực hiện phải trải quá một quá trình lâu dài, do đó, sẽ chưa có tác động ngay lập tức.
“Thực tế, xu hướng dịch chuyển khu công nghiệp đã có từ năm trước, KSB đã đón đầu sớm và ghi nhận kết quả tốt trong năm 2019. Từ đầu năm đến nay, Công ty hầu như không ghi nhận thêm khách nào vì dịch bệnh. Công ty chưa xác định được khi nào mở cửa để có thể đón lại nhà đầu tư nước ngoài”, ông ạt chia sẻ.
Hiện với Khu công nghiệp ất Cuốc, KSB đã hoàn thành đền bù giai đoạn 1 là 320 ha và hoàn thành cho thuê, nhận đặt cọc khoảng 60%. Giai đoạn 2 đang thực hiện cuốn chiếu vừa xây dựng, vừa cho thuê.
Liên quan đến khoản uỷ thác đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng để mua vốn góp cổ phần tại công ty vật liệu xây dựng ở ồng Nai, ông ạt cho biết, đầu tư là để tìm kiếm mỏ đá mới. Công ty này có quy mô trữ lượng còn lại khoảng 250 triệu tấn đá, định giá giá trị rất lớn.
Hiện Công ty đang ủy thác đầu tư nên sở hữu gián tiếp khoảng 40% tại công ty trên. Dự kiến trong năm nay, KSB sẽ hoàn thành sở hữu chi phối và hạch toán vào báo cáo tài chính là công ty con.
Lịch họp Đại hội đồng cổ đông tuần 1/6-7/6
Các doanh nghiệp như Thế Giới Di Động, Viettel Post, Novaland... họp ĐHĐCĐ trong tuần này.
Theo thống kê của Người Đồng Hành, trong tuần từ ngày 1/6 đến 7/6 có hàng chục doanh nghiệp tiến hành họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Dưới đây là một số doanh nghiệp tiêu biểu:
HĐQT Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM ( HoSE: CII ) trình kế hoạch kinh doanh năm 2020 với 2 phương án: thận trọng và khả quan. Với phương án thận trọng, doanh thu mục tiêu đạt 5.800 tỷ đồng còn LNST cổ đông công ty mẹ là 808 tỷ đồng. Trong khi doanh thu tăng 42% thì lợi nhuận giảm 16% so với kết quả thực hiện năm trước.
Với phương án khả quan, mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng lần lượt 61% và 68%, đạt 6.600 tỷ đồng và 1.608 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong năm 2020, CII dự kiến chi 8.100 tỷ đồng để trả nợ gốc và lãi vay, đầu tư dự án và trả cổ tức. Trong đó, nhu cầu vốn giải ngân cho các dự án lớn như cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, dự án trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, Mở rộng Xa Lộ Hà Nội...
Để có dòng chi, CII sẽ có dòng thu 8.140 tỷ đồng, chủ yếu từ phát hành trái phiếu và nợ vay; thu hồi vốn gốc đầu tư và cổ tức được nhận. Đến hết quý I, công ty dự kiến thu về 4.440 tỷ đồng, tương đương 55% kế hoạch năm.
Công ty Khu công nghiệp Nam Tân Uyên ( UPCoM: NTC ) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ với kế hoạch tổng doanh thu 2020 ở mức 390 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với mức thực hiện năm 2019. Chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp dự kiến tăng mạnh hơn khiến lợi nhuận sau thuế giảm 25%, còn 177 tỷ đồng.
HĐQT Công ty Phục vụ Mặt đất Sài Gòn ( HoSE: SGN ) dự kiến trình doanh thu hợp nhất 820 tỷ đồng, giảm gần 1/2 so với mức thực hiện năm 2019 và lợi nhuận sau thuế là 10 tỷ đồng, tương đương 2,6% năm ngoái. Công ty cũng có kế hoạch chi ra 131 tỷ đồng, chủ yếu dùng cho trang thiết bị. HĐQT cũng lưu ý kế hoạch đầu tư sẽ được giãn tiến độ thực hiện, khi dịch bệnh được cải thiện, tần suất của các hãng được hồi phục và tăng lên. Công ty dự kiến chi trả cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, giảm 15% so với năm 2019.
Năm 2020, Bia Sài Gòn - Miền Trung ( HoSE: SMB ) đặt mục tiêu đạt 1.472 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm 5% so với năm 2019, còn lợi nhuận trước thuế cũng dự kiến giảm 40% xuống mức 156 tỷ đồng.
Tập đoàn Novaland ( HoSE: NVL ) công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 với doanh thu thuần 14.877 tỷ đồng, tăng 36% so với thực hiện năm trước; lợi nhuận sau thuế 3.650 tỷ đồng, tăng 8%.
Công ty dự kiến tiếp tục phát triển 22 dự án tại TP HCM, Đồng Nai, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, bao gồm các dự án nghỉ dưỡng là mũi nhọn phát triển giai đoạn mới như NovaWorld Phan Thiết, NovaHill Mui Ne Resort&Villas, NovaWorld Ho Tram (The Tropicana), NovaWorld Ho Tram (Sakura Beach).
Cũng trong năm nay, Novaland dự kiến phát triển các dự án mới ở quận 2, 9 (TP HCM) và các dự án nghỉ dưỡng ở Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu. Kế hoạch bàn giao cũng được đưa ra, bao gồm sản phẩm ở 10 dự án.
Theo báo cáo thường niên đính kèm trong tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo ( HoSE: ITA ), Ban lãnh đạo sẽ tiếp tục tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng KCN Tân Đức giai đoạn 2, điều chỉnh quy hoạch dự án Khu Ecity Tân Đức và duy tu các nhà xưởng hiện hữu, xây dựng thêm nhà xưởng mới để thu hút nhà đầu tư; triển khai dự án KCN Sài Gòn - Mekong. Đối với Công ty Taserco và Bệnh viện Tân Tạo, mục tiêu cung cấp suất ăn công nghiệp sẽ đạt mốc 15.000 suất/ngày và hơn 20.000 lượt thăm khám chữa bệnh, tuyển sinh thêm các khối học cho trường cấp 1&2 Tân Tạo...
Công ty đặt kế hoạch năm 2020 với doanh thu và thu nhập 842 tỷ đồng, giảm 37% so với mức thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế tăng 32%, lên 271 tỷ đồng. Cổ tức dự kiến tỷ lệ 5%.
Về mục tiêu xây dựng cơ bản, công ty tiếp tục hoàn thiện 42 căn hộ Tân Tạo Plaza 3, 3 block chung cư Tân Đức Plaza 5 trong quý II và đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu tái định cư Tân Đức giai đoạn 2, hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu Ecity Tân Đức. Bên cạnh đó, Tân Tạo cũng dự kiến thi công hoàn thành nhà máy xử lý nước thải KCN Tân Đức giai đọan 2 với công suất giai đọan 1 là 4.500 m3 /ngày đêm trong quý 2 và san lấp mặt bằng nhằm bàn giao cho khách hàng ở KCN Tân Đức giai đọan 2.
HĐQT cũng đặt mục tiêu hoàn thành 2 block của chung cư Tân Đức Plaza trong quý II.
Còn trong dự thảo Nghị quyết ĐHĐCĐ, HĐQT dự kiến trình cổ đông việc thoái toàn bộ vốn đầu tư vào dự án các khu Thương mại - Dịch vụ - Nghỉ dưỡng tại Bãi Sao - Phú Quốc trong trường hợp tìm được đối tác thích hợp, thoái toàn bộ vốn tại Công ty Cổ phần Sài Gòn Đà Lạt nếu đạt giá kỳ vọng.
Công ty cũng có ý định bán 4 ha đất khu An Khang thuộc Khu đô thị Ecity Tân Đức, dự kiến doanh thu khoảng 650 tỷ đồng, đồng thời, hoàn thiện và bán nhà ở khu Tài Lộc, khu Hạnh Phúc, khu Thiên Nga, khu đô thị Ecity Tân Đức để đẩy nhanh doanh thu bán nhà/căn hộ trong năm 2020. Đối với đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư ủy thác vào các Dự án Công nghệ cao tại Hoa Kỳ khoảng 8 triệu USD (khoảng 184 tỷ đồng) và hoàn thiện thủ tục pháp lý và thực hiện góp vốn dự án KCN Sài Gòn Mê Kông (Diện tích 200 ha) tại Long An nhằm chuẩn bị quỹ đất cho sự phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn sắp tới. Một số nội dung quan trọng khác liên quan đến việc xây dựng dự án Tân Tạo Plaza 4,5,6, góp vốn dự án KCN Sài Gòn Mê Kông, kế hoạch xây dựng cơ bản...
Trong tài liệu họp ĐHĐCĐ Sacombank ( HoSE: STB ), ngân hàng này dự kiến tổng tài sản là 498.400 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2019 và lợi nhuận trước thuế đạt 2.573 tỷ đồng, giảm 20%. Ngân hàng đặt kế hoạch kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và dự chi 785 tỷ đồng đầu tư cho tài sản cố định và 214 tỷ đồng bổ sung cho Sacombank Lào.
Công ty Nhiệt điện Hải Phòng ( UPCoM: HND ) đề xuất kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu sản lượng tăng nhẹ lên 8,15 tỷ kWh, tổng doanh thu giảm 1% xuống 11.255 tỷ đồng và chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế (chưa bao gồm chênh lệch tỷ giá) là hơn 943 tỷ đồng, giảm 24% so với kết quả năm trước.
Về kế hoạch đầu tư, công ty tiếp tục chỉ tiêu xây dựng cơ bản cho dự án nhà máy điện Hải Phòng 2 và dự án đảm bảo an toàn thông tin với giá trị giải ngân gần 8 tỷ đồng.
Trong tài liệu họp ĐHĐCĐ, Đầu tư Thế giới Di động ( HoSE: MWG ) đặt kế hoạch doanh thu là 110.000 tỷ đồng, tăng 8% kết quả năm 2019. Chỉ tiêu lợi nhuận là 3.450 tỷ đồng, giảm 10%. Theo doanh nghiệp, kế hoạch này là thách thức bởi dịch Covid-19 và MWG thuộc nhóm các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Bên cạnh đó, đợt bùng phát dịch bệnh rơi đúng vào giai đoạn cao điểm của hoạt động bán lẻ điện thoại - điện máy và 2 chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh không còn nhiều cơ hội cải thiện doanh thu trong nửa cuối năm do các sự kiện thể thao quan trọng đã phải dời sang năm 2021. Trong khi đó, hoạt động bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu - trụ cột tăng trưởng bền vững của công ty trong tương lai vẫn đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng và chưa mang lại lợi nhuận.
Về phương án chia cổ tức năm 2019, công ty trình phương án chia bằng tiền mặt với tỷ lệ tối đa 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng), mức chi trả cụ thể do HĐQT quyết định. Năm 2018 công ty cũng chi trả tiền mặt tỷ lệ 15%.
Với phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động, ban điều hành (ESOP) năm 2019, tỷ lệ phát hành tối đa là 3% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Thời gian thực hiện trước 31/3/2021. Giá bán nằm giữa 10.000 đồng/cp và 50% giá thị trường.
Kế hoạch ESOP cho năm 2020 chỉ thực hiện nếu lợi nhuận đạt trên 80% lợi nhuận năm 2019, tỷ lệ phát hành vẫn là 3% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020, ban lãnh đạo Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post, UPCoM: VTP ) đặt mục tiêu tổng doanh thu và thu nhập khác 19.232 tỷ đồng, tăng 143%; lãi sau thuế 496 tỷ đồng, tăng 30%.
Xuất nhập khẩu An Giang (AGM) điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận giảm gần 20% Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (mã chứng khoán AGM - HOSE) vừa công bố các tờ trình Đại hội đồng cổ đông thường niên tới đây với điểm đáng chú ý là điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020. Theo đó, AGM lên kế hoạch doanh thu 2.058 tỷ đồng, giảm...