Giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách, giáo trình
Ngày 11/6, tại Hà Nội, Công ty CP Sách Đại học – Dạy nghề ( NXB Giáo dục Việt Nam) tổ chức hội thảo ‘Ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản sách, giáo trình, học liệu’ phục vụ hoạt động đào tạo trong các trường cao đẳng, đại học.
Tham dự hội thảo có ông Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Cục trưởng Cục quản lý xuất bản, in và phát hành (Bộ TT-TT), ông Phạm Quốc Hùng, Vụ Phó Vụ Thư viện (Bộ VHTT&DL), ông Nguyễn Đức Thái, Chủ tịch Hội đồng thành viên NXB Giáo dục Việt Nam ( NXBGDVN) cùng lãnh đạo các nhà xuất bản, trường đại học.
Tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ
Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Đức Thái cho biết: NXB GDVN khẳng định sẽ là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất và phù hợp nhất trong việc biên soạn sách, chống in lậu sách, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng sách của cộng đồng.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo về việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong việc xuất bản sách, các đơn vị thành viên NXBGDVN đã nỗ lực không ngừng trong việc ứng dụng các giải pháp tốt nhất cho hoạt động xuất bản, trong đó có công ty cổ phần sách đại học và dạy nghề. Công ty là một đơn vị thành viên của NXBGD phục vụ trong lĩnh vực xuất bản sách, giáo trình học liệu cho các trường ĐH, CĐ toàn quốc.
Thời gian qua công ty đã chủ động trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 để thực hiện nhiệm vụ của NXBVN giao, nhằm đáp ứng nhu cầu tốt hơn của các trường, các thầy cô, các em HS. Hội thảo là dịp để giới thiệu những giải pháp công nghệ hữu ích và cũng tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu. Mong rằng giải pháp đó được các trường lựa chọn, ứng dụng thành công tạo nên sự phát triển thành công.
Ông Phạm Gia Trí giới thiệu công nghệ làm sách
Video đang HOT
Tại hội thảo, ông Phạm Gia Trí, Giám đốc Công ty CP Sách Đại học – Dạy nghề giới thiêu phần mềm và quy trình làm sách miễn phí cho cộng đồng. Ngoài ra công ty còn cung cấp giải pháp chống sách giả bằng tem chống giả công nghệ cao. Tem chống giả có mã truy cập học liệu và dãy số truy xuất hồ sơ nguồn gốc sách. Sản phẩm sách in thông minh và sách điện tử của công ty cổ phần Sách Đại học – Dạy nghề cũng góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy học tập của các trường.
Khoảng trống cả về pháp lý và pháp luật
Chia sẻ hội thảo, đại diện một số trường đại học cho rằng, ứng dụng sách điện tử trong giáo trình, học liệu là hướng đi các trường đều quan tâm. Tuy nhiên, các trường cũng băn khoăn đặt ra vấn đề về kỹ thuật, việc ứng dụng trong giảng dạy, bản quyền xuất bản, kinh phí thực hiện và đặt vấn đề cả phiên bản trên trên điện thoại…
Ông Nguyễn Ngọc Bảo phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu tổng kết, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết: Luật Xuất bản có hiệu lực từ năm 2013, Cục QLXB, in và phát hành cũng đi tiên phong đi đầu trong xuất bản điện tử. Tuy nhiên, cả chặng đường thực hiện, đến bây giờ chúng ta thừa nhận việc xuất bản điện tử của chúng ta vẫn chưa theo chuẩn Quốc tế. Việc NXB GDVN đi tiên phong là thành công lớn. Tuy nhiên, đi tiên phong bao giờ cũng gặp rào cản về kỹ thuật, pháp luật, kinh phí.
Về mặt quản lý, vấn đề sử dụng sản phẩm điện tử vào công tác giảng dạy, học tập của các trường Đại học. Bài toán đặt ra trước khi chúng ta xuất bản sách điện tử, chúng ta đã có 1 chặng đường, giống như các trường ĐH đầu tư trung tâm học liệu, cũng đã đầu tư một khoản lớn để nhập khẩu tài liệu, giáo trình nước ngoài vào giảng dạy. Cả kho dữ liệu đó được truyền về trung tâm học liệu.
Việc chúng ta sử dụng, phân loại, đưa vào khai thác là vấn đề của các trường. Nếu không quản lý tốt thì tác hại cũng rất lớn. Ngoài ra còn có khoảng trống cả về pháp lý và pháp luật trong việc xuất bản sách điện tử.
Hội thảo đặt vấn đề đối với sách giáo trình trong các trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề. Với sách khác thì lúc thế nào, cần những kỹ thuật gì? Mong NXB GDVN tiếp tục hoàn thiện, có những giải pháp bổ sung, có biện pháp kết nối với tác giả, BTV, NXB, nhà phát hành để chúng ta hình thành quy trình khai thác ứng dụng công nghệ 4.0 trong xuất bản, tương tác, tìm giải pháp hiệu quả về tài chính.
Công ty CP Sách Đại học – Dạy nghề ký kết với Trường CĐ Dược TƯ Hải Dương
Theo GDTĐ
EVN SPC: Tăng tốc đưa công nghệ 4.0 vào sản xuất, kinh doanh
Không chỉ 'phủ sóng' mà Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) đang tăng tốc để áp dụng công nghệ 4.0 tới tất cả các khâu của quá trình sản xuất.
Kinh doanh nhằm thực hiện tốt mục tiêu mà Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN) đã đề ra 'Ứng dụng thành quả Cách mạng công nghiệp 4.0 để đưa EVN lên tốp đơn vị hàng đầu ASEAN'.
Ảnh Minh Thi
Theo EVN, hiện nay quy mô của hệ thống điện Việt Nam đang đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 30 trên thế giới. Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, để tận dụng các thành tựu của CMCN 4.0, EVN đã xây dựng chiến lược với từng lộ trình cụ thể để xây dựng lưới điện thông minh, từ đó từng bước triển khai hệ thống đo đếm hiện đại, tiên tiến.
Là một tổng công ty lớn trực thuộc Tập đoàn, EVN SPC hiện đang quản lý địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam với gần 8 triệu khách hàng với tổng số tiền thu được năm 2018 là hơn 122.457 tỷ đồng, bình quân hơn 10.204 tỷ đồng/tháng và 335 tỷ đồng/ngày; sản lượng điện thương phẩm năm 2018 là 66 tỷ 669 triệu kWh nên EVN SPC càng ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ 4.0 không chỉ tiết kiệm được chi phí nhân công, chi phí sản xuất mà còn từng bước hiện đại hóa ngành điện từ đó nâng cao các chỉ số đánh giá trong đó quan trọng nhất là chỉ số tiếp cận điện năng.
Tổng công ty đã tăng tốc đưa công nghệ 4.0 vào hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, đã trang bị công tơ điện tử (CTĐT) và đo ghi từ xa và ứng dụng phần mềm EVNHES tới 79.907 trạm công cộng, 79.907 CTĐT (chiếm tỷ lệ 100%); có 110.699 công tơ bán điện khách hàng, trong đã đó trang bị 81.582 CTĐT (chiếm tỷ lệ 74,62%); chỉ còn 29.117 công tơ cơ (chiếm tỷ lệ 25,38%, trong đó có 24,154 công tơ bán điện khách hàng thanh long, 4.963 công tơ lắp cho khách hàng bán điện 1 giá).
Đặc biệt, trong số 7.723.810 công tơ bán điện khách hàng sau trạm công cộng, thì đến nay EVN SPC đã trang bị được 2.656.225 CTĐT (chiếm tỷ lệ 34,39%). Mục tiêu trong những năm tới, bên cạnh việc tập trung đầu tư cho quá trình CTĐT hóa, Tổng công ty cũng sẽ vận động, tuyên truyền cho người dân thấy lợi ích của việc thay đổi từ công tơ cơ sang CTĐT.
Đặc biệt, đã triển khai hệ thống MDMS là hệ thống được triển khai theo mô hình chung của EVN quản lý toàn bộ dữ liệu đo đếm của hệ thống đo đếm ranh giới ngoài, ranh giới nội bộ, trạm công cộng, trạm chuyên dùng và một phần công tơ bán điện thuộc hệ thống PLC. Số lượng triển khai tại Tổng công ty là 1 triệu điểm đo. Qua hệ thống đo ghi từ xa này đã có thể kiểm soát được dữ liệu đo đếm chiếm gần 70% sản lượng điện thương phẩm toàn EVN SPC, hướng đến phương thức quản lý điều hành hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng nỗ lực hết sức để triển khai đúng tiến độ EVN giao nâng cấp hệ thống thông tin quản lý khách hàng dùng điện CMIS 2.0 lên 3.0.
Chia sẻ về vai trò quan trọng của ứng dụng công nghệ 4.0 vào quá trình sản xuất, kinh doanh, ông Lê Minh Quốc Việt, Giám đốc Điện lực Bình Dương cho biết, nổi bật nhất về hiệu quả là ứng dụng công nghệ mới trong đo ghi chỉ số công tơ từ xa.
Tại Điện lực Bình Dương, trong công tác ghi chỉ số và giám sát hệ thống đo đếm, việc triển khai ứng dụng công nghệ mới (công nghệ PLC, công nghệ GPRS, ghi chỉ số bằng chương trình trên điện thoại di động) để ghi chỉ số đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng năng suất lao động của Điện lực và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.
Khách hàng có thể tự giám sát được sản lượng điện tiêu thụ hay mức tải đã và đang sử dụng trong từng thời điểm, từ đó có giải pháp điều chỉnh phụ tải hợp lý hơn trong quá trình sử dụng điện mà không cần chờ nhân viên điện lực đến ghi điện hằng tháng. Đồng thời, công nghệ cho phép cảnh báo kịp thời các trường hợp chạm chập hay rò điện phía sau công tơ giúp khách hàng kịp thời khắc phục sự cố nên an toàn hơn trong sử dụng điện và giảm được chi phí thanh toán tiền điện.
Song song với các giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, EVN SPC đã thực hiện báo cáo và chữ ký điện tử trong giao dịch nội bộ. Theo đó, Tổng công ty đã tập huấn cho các công ty điện lực vào tháng 11/2018 áp dụng chữ ký số trên chương trình CMIS 3.0 trong lưu trữ bảng kê liên 1, bảng kê kiểm dò chỉ số, giao Công ty Điện lực Bình Dương thực hiện thí điểm từ tháng 12/2018...
Theo Chính Phủ
Mỗi người Trung Quốc đọc 12,4 quyển sách điện tử trong năm 2018 Tổng số người đọc sách điện tử đạt 432 triệu, bình quân mỗi người đọc 12,4 quyển sách điện tử, mỗi lần đọc kéo dài 71,3 phút, quy mô giá trị thị trường ngành đọc sách điện tử đạt 25,45 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,8 tỷ USD), tăng trưởng 19,6%. Độc giả tìm và tải sách điện tử thông qua mã QR...