Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
Hiện nay, số doanh nghiệp huy động vốn thành công trên số lần huy động có nhiều kết quả khác nhau.
Tại báo cáo khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khu vực Đồng bằng sông Hồng tăng cường tiếp cận tín dụng thông qua năng lực quản trị và minh bạch hoạt động tài chính, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, cho thấy hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngắn, trung và dài hạn rất lớn, song thực tế đáp ứng lại ít ỏi.
Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập Thuế và tín dụng quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Thuế và tín dụng quyết định sự phát triển của mỗi doanh nghiệp
Hiện nay, số doanh nghiệp huy động vốn thành công trên số lần huy động có nhiều kết quả khác nhau. Có doanh nghiệp có nhu cầu vay là vay được, bên cạnh đó, cũng có khoảng 20% doanh nghiệp có nhu cầu nhưng chưa tiếp cận được nguồn tín dụng. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh một số cơ hội, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về vốn, công nghệ, năng suất lao động, nguồn nhân lực có tay nghề.
Tại hội nghị “Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập”, đại diện VCCI cho rằng, giải pháp tài chính cho doanh nghiệp là thuế và tín dụng. Trong đó, thuế mang tính động lực cho doanh nghiệp đặt mục tiêu để phát triển; còn tín dụng giúp doanh nghiệp trực tiếp giải quyết những vướng mắc, tháo gỡ khó khăn để đưa doanh nghiệp đi lên. Cả 2 giải pháp đều rất quan trọng và có tính quyết định rất cao đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp thời mở cửa hội nhập.
Video đang HOT
Những năm gần đây, nguồn tín dụng Nhà nước đã tạo động lực cho các doanh nghiệp cải cách và tăng trưởng rõ rệt. Tín dụng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh là động lực của tăng trưởng kinh tế, vào các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, như: Tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 21,41%; tín dụng công nghiệp và xây dựng tăng 9,91%; tín dụng thương mại và dịch vụ tăng 16,57%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 15,57%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 14,58%.
Tăng trưởng tín dụng đã góp phần hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt, năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây.
Cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, đại diện VCCI cũng cho rằng cung cách quản lý, quản trị doanh nghiệp còn có khiếm khuyết và bất cập, thiếu minh bạch trong hoạt động tài chính, nên nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa thể thuyết phục các ngân hàng và các tổ chức tín dụng chấp nhận cung cấp tín dụng.
Mặt khác, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn và loay hoay trong việc tiếp cận và triển khai các chương trình, chính sách cho vay của Nhà nước. Công tác cải cách thủ tục hành chính và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh tại một số địa phương chưa đạt được hiệu quả cao, phần nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn do năng lực tài chính còn hạn chế, thiếu vốn đối ứng; dự án, phương án sản xuất, kinh doanh thiếu khả thi, sản xuất tự phát, khả năng hoàn vốn thấp. Công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, trong khi đó lại thiếu tài sản đảm bảo, hạn chế khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.
Đồng quan điểm, đại diện Bộ Tài chính cho biết thêm, hiện nay, các doanh nghiệp đang tiếp cận vốn thông qua các định chế tài chính Nhà nước, gồm: Ngân hàng Phát triển Việt Nam và khoảng 40 quỹ tài chính Nhà nước, như Quỹ Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Bảo lãnh tín dụng…
Tuy nhiên, cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn cho khối doanh nghiệp nhỏ và vừa còn hạn chế, như: Chưa phát triển đồng bộ, vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, một số cơ chế, chính sách còn chậm thay đổi so với tình hình thực tế; một số cơ chế, chính sách tuy được ban hành nhưng vẫn còn chưa hoàn toàn khả thi; năng lực tài chính của các định chế tài chính còn hạn chế, quy mô còn nhỏ.
Đơn giản hóa về thủ tục cho vay
Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong thời gian tới, theo đại diện Bộ Tài chính, trước hết, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách về hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ các định chế tài chính Nhà nước. Đồng thời, hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa về thủ tục cho vay và điều kiện vay, tài sản bảo đảm; tăng cường năng lực tài chính cho các định chế tài chính Nhà nước, qua đó nâng cao khả năng hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, cần cải thiện tính minh bạch, công khai thông tin; nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, nâng cao khả năng áp dụng công nghệ… để tăng khả năng tiếp cận vốn.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác, nhằm kiểm soát lạm phát ở mức độ hợp lý, bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn định; tập trung thực hiện và triển khai đồng bộ các giải pháp theo đề án tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế; rà soát, hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế được mở rộng vay vốn theo năng lực kinh doanh và thực lực tài chính, đa dạng các kênh, hình thức tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp.
Mặt khác, xây dựng định hướng tăng trưởng tín dụng hàng năm, có sự điều chỉnh theo thực tế, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, nhằm đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, góp phần đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế.
Theo thanhtra
Năm 2019, kế hoạch vốn tín dụng chính sách xã hội là 8%
Ngày 28/2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 239/QĐ-TTg về việc giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2019 cho Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo đó, kế hoạch năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội so với năm 2018 là 8%, tương ứng khoảng 13.211 tỷ đồng.
Như vậy, cùng với nguồn vốn cấp của các chương trình tín dụng từ ngân sách Trung ương và nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương, tổng tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2019 đạt khoảng 16.200 tỷ đồng, đưa tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đến 31/12/2019 đạt khoảng 204.000 tỷ đồng.
Được biết, đến 31/12/2018, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 194.420 tỷ đồng, tăng 19.038 tỷ đồng so năm 2017; đặc biệt, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 11.809 tỷ đồng, tăng 2.764 tỷ đồng so với năm 2017 - mức tăng lớn nhất trong 16 năm qua. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 187.792 tỷ đồng, tăng 16.003 tỷ đồng ( 9,3%) so với năm 2017, với gần 6,7 triệu hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang được vay vốn; trong đó, dư nợ tín dụng thực hiện theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đạt 165.141 tỷ đồng, tăng 12.938 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch.
Nguồn ĐTO
Năm 2019, tăng trưởng dư nợ tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội là 8% Chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay của NHCSXH thấp hơn so với năm ngoái và cũng thấp hơn khá nhiều so với kế hoạch tăng trưởng chung của toàn hệ thống. Ảnh minh họa. Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2019 cho Ngân hàng Chính sách...