Giải pháp nào giảm tỷ trọng tiền mặt giảm xuống dưới 8%?
Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%.
Đây cũng là vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn “Chuyển động cùng công nghệ chip” (EPF 2019) do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Napas tổ chức.
Diễn đàn FPF 2019 thu hút nhiều người quan tâm về lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt
Phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử
Ông Nguyễn Kim Anh- Phó Thống đốc NHNN cho rằng, thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng – tài chính.
NHNN đang định hướng xây dựng, sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, trong đó tập trung vào ngân hàng số, thanh toán số…
Diễn đàn EPF 2019 tập trung phân tích và đề xuất giải pháp phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử nhằm giảm tối đa thanh toán bằng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đã được Chính phủ xác định và đặt ra rất rõ ràng. Cụ thể đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10% và tiếp tục giảm xuống dưới 8% đến năm 2025.
Video đang HOT
Trên thực tế, các giao dịch thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng, thanh toán qua internet, điện thoại di động, đặc biệt thanh toán các dịch vụ công qua ngân hàng, đang tăng nhanh chóng. Các dịch vụ công như điện, nước, thuế, hải quan… đã được thanh toán qua hệ thống ngân hàng trên 63 tỉnh, thành phố.
Ứng dụng và tính năng vượt trội của công nghệ chip, thẻ chip hoàn toàn cho phép chúng ta có những giải pháp phù hợp và hiệu quả để giải các bài toán tích hợp, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế và xã hội.
Giải pháp cần thực hiện
Theo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số – Bộ Công Thương, thương mại điện tử tại Việt Nam thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực khi mà các giao dịch qua Internet, di động tăng tới 238% về giá trị. Tuy nhiên, tiền mặt vẫn chiếm hơn 90% giao dịch.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, cho biết rào cản lớn nhất của việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là thói quen của người tiêu dùng… Bên cạnh đó là thiếu sự liên thông giữa các cơ quan quản lý về cơ chế chia sẻ dữ liệu thông tin khách hàng nhằm tạo ra một cơ chế thanh toán thông suốt.
Theo thống kê của NHNN, chỉ có khoản 30% dân số Việt Nam có tài khoản ngân hàng, trong khi đó 70% dân số vẫn tập trung tại các khu vực vùng sâu vùng xa, không có điều kiện tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. Đây là bài toán khó cho cả ngân hàng và fintech trong việc thúc đầy thanh toán không tiền mặt.
Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia cho rằng, để đẩy nhanh lộ trình phi tiền mặt hóa các giao dịch, Chính phủ cần điều kiện bằng các hành lang pháp lý, các định hướng chiến lược để ngân hàng, các công ty fintech, bigtech có thể tham gia và cùng đưa ra giải pháp thúc đẩy chi tiêu không tiền mặt. Khi có được các hành lang pháp lý và chỉ đạo quyết liệt từ cơ quan quản lý thì các ngân hàng và doanh nghiệp sẽ vào cuộc mạnh mẽ hơn…
Đồng thời, cần nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công như thuế, điện nước, học phí, viện phí…
Hà Phương
Theo Enternews.vn
Hôm nay 16/6 là Ngày không dùng tiền mặt lần đầu tiên của Việt Nam
Ngày 16/6 hàng năm sẽ là Ngày không dùng tiền mặt của Việt Nam, được tổ chức lần đầu tiên hôm nay, do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử thành lập.
Thanh toán không dùng tiền mặt đang là xu thế chủ đạo trên thế giới với vô vàn tiện lợi cho cả khách hàng và nhà cung cấp. Do đó, để khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại khi mua sắm hàng hóa - dịch vụ, ngày 16-6 đã được lựa chọn là "Ngày không tiền mặt" đầu tiên tại Việt Nam.
Ngày không tiền mặt đầu tiên được Ban tổ chức xác nhận sự tham gia hỗ trợ cho người tiêu dùng từ các đơn vị Napas, Vietcombank, Vinpro, Adayroi, Ví điện tử Moca|Grab, Momo, Shopee/Airpay, Lazada, Tiki, VPBank.
Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt
Hàng loạt ưu đãi khủng, từ hoàn tiền, giảm giá, miễn phí vận chuyển, tặng voucher đang được các hệ thống siêu thị cùng các ngân hàng và các ví điện tử phố hợp với nhau dành cho khách hàng trong Ngày không tiền mặt 16/6.
Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cho biết: "Một khảo sát gần đây cho thấy, Việt Nam đã vượt qua Singapore và Malaysia trong cuộc đua không tiền mặt. Đây là minh chứng rõ nét nhất về việc phát triển thanh toán không tiền mặt. Thanh toán di động đang là xu thế chủ đạo và vô cùng tiện lợi. Câu chuyện ở đây là làm thế nào để người tiêu dùng bước qua ngưỡng giữa chưa sử dụng và sử dụng.
Với những vấn đề phát sinh trong thực tế nhưng chưa có hành lang pháp lý, NHNN sẽ Chính phủ Đề án xây dựng Cơ chế quản lý thử nghiệm cho hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng để từ đó đưa ra hành lang pháp lý chính thức.
Ngoài ra, NHNN cũng sẽ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt mà trọng tâm là thanh toán trên di động. Thực tế hiện nay thông qua di động, người dùng có thể thực hiện nhiều dịch vụ hơn so với thanh toán tại quầy.
Các ngân hàng thương mại hiện đã tích hợp thêm nhiều tính năng, tiện ích vào thẻ ngân hàng để sử dụng cho chi trả hàng hóa, dịch vụ tại điểm bán, thanh toán hóa đơn tiện ích, thanh toán mua hàng trực tuyến, đồng thời với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, độ an toàn, bảo mật trong thanh toán thẻ.
Theo Vụ Thanh toán (NHNN), trong 3 tháng đầu năm 2019, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý trên 37 triệu giao dịch với giá trị gần 21 triệu tỷ đồng (tăng tương ứng khoảng 23% số giao dịch và 17% giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2018).
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ TTKDTM liên tục được tăng cường, mở rộng; đến cuối năm 2018, toàn quốc có 18.587 ATM trải rộng khắp cả nước, 243.123 máy POS, phần lớn được lắp đặt tại các điểm bán lẻ tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi bán lẻ, cửa hiệu tạp hóa lớn, nhà hàng, khách sạn và đang mở rộng tới nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ công như cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, dịch vụ công ích v.v...
Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục áp dụng nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.
Cường Thành
Theo vietnamdaily.net.vn
Hướng tới minh bạch, công khai từ thanh toán không dùng tiền mặt Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, thanh toán không dùng tiền mặt trở thành xu hướng phát triển tất yếu của nhiều quốc gia. ây cũng là một trong những giải pháp về cơ chế, chính sách mà Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn ảng đã đề ra, để thúc đẩy minh...