Giải pháp nào để quản lý, sử dụng cán bộ, công chức – viên chức trong cải cách hành chính hiện nay
Pháp luật Plus xin trích lược đăng tải bài viết của TS. Lê Văn Quyến, hiện đang công tác tại Phân hiệu Trường ĐHNV Hà Nội tại TP HCM.
Ảnh minh họa.
Gần 35 năm thực hiện chính sách đổi mới của đảng, song song với đổi mới về kinh tế, nền hành chính nước ta luôn được cải cách cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước.
Hệ thống hành chính nước ta từ từ trung ương đến cơ sở ngày càng hoạt thiện, đã phát huy được bản chất một nền hành chính phục vụ, hàng loạt các cơ chế, chính sách quản lý được cải tiến đáp ứng được nhu cầu nhân dân.
Tuy nhiên, bộ máy quản lý hành chính nhà nước cũng còn nhiều bất cập cần phải tiếp tục cải cách nền hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Sau đây, Pháp luật Plus xin trích lược đăng tải bài viết của TS. Lê Văn Quyến, hiện đang công tác tại Phân hiệu Trường ĐHNV Hà Nội tại TP HCM về vấn đề quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong điều kiện cải cách nền hành chính hiện nay.
Tại Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Nghị quyết lần này đã đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc “đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện, trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ được giao…”
Bên cạnh những ưu điểm đạt được thì Nghị quyết 26-NQ/TW đã thẳng thắn nhìn nhận công tác cán bộ hiện nay “Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém; nhiều cán bộ, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc không đúng chuyên môn, sở trường; Một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, trong đó có cả cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm”
Để bộ máy hành chính nhà nước gọn nhẹ, thông suốt, hoạt động thật hiệu quả, thì việc nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng cán bộ, công chức trong trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước, cần đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, công chức: Đảng và nhà nước ta cần có cơ chế chính sách để nhận diện được thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp. Hoạt động đánh giá của cơ quan, đơn vị phải thật cụ thể, xây dựng bộ tiêu chí rõ ràng để nhận diện được năng lực quản lý, hiệu quản công tác; có biện pháp cụ thể khi đánh giá đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức. Quá trình giá phải sát thực tế, phải đảm bảo nguyên tắc phê và tự phê bình, phải nhận biết được những ưu điểm, nhược điểm của mỗi cán bộ, công chức để cơ quan quản lý cán bộ, công chức có hướng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, lối sống của các cá nhân trong tập thể.
Video đang HOT
Thứ hai, công tác xây dựng, phát triển nhân lực của cơ quan, đơn vị: Để nâng cao hiệu quả trong việc tuyển dụng, quản lý, bố trí sử và sử dụng cán bộ, công chức trong điều kiện cải cánh nền hành chính nhà nước cần có những giải pháp khoa học hơn, cụ thể:
Trong công tác tổ chức tuyển dụng cán bộ, công chức cũng như tất cả cán bộ, công chức được quy hoạch làm lãnh đạo, quản lý cần giao cho một đơn vị độc lập với địa phương quản lý, sử dụng cán bộ, công chức tổ chức thi tuyển. Việc giao cho một đơn vị độc lập tổ chức tuyển dụng mới thực sự khách quan, công bằng, dân chủ, tránh được tình trạng cục bộ địa phương.
Đảng và nhà nước cần có cơ chế cụ thể hơn, sử lý thật nghiêm minh đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý để người thân, người nhà không đạt chuẩn tham gia vào bộ máy lãnh đạo, quản lý.
Trong công tác đánh giá cán bộ, công chức hàng năm mỗi cơ quan, đơn vị cần có bộ tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh cho phù hợp với vị trí việc làm, tránh trường hợp dùng một bộ tiêu chí mà cơ sở đánh giá chung cho mỗi công việc của cán bộ, công chức sẽ không đánh giá được một cách toàn diện.
Thứ ba, công tác bố trí, sử dụng cán bộ, công chức trên tinh thần đúng người, đúng việc: Việc bố trí, sắp xếp việc làm cho cán bộ, công chức: mỗi cán bộ, công chức khi tham gia vào bộ máy nhà nước đều được đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau thì cán bộ, công chức sẽ có những kỹ năng, phương pháp, sở trường, hiệu quả làm việc khác nhau.Việc đánh giá cán bộ, công chức: đánh giá cán bộ, công chức phải được nhận diện một cách khách quan, với nhiều nội dung, hình thức khác nhau, thực hiện tốt công tác phê và tự phê.
Việc đánh giá phải thực sự khoa học để cán bộ, công chức nhận diện được những việc họ còn yếu và phải khắc phục đồng thời đánh giá được ưu điểm trong công việc, tránh trường hợp đánh giá phiến diện, thiếu dân chủ làm thui chột khả năng của cán bộ, công chức.
Thứ tư, người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức đòi hỏi phải thực sự có tâm, có tầm, có khoa học: Cán bộ, công chức là giường cột của bộ máy nhà nước, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hoạt động quản lý cán bộ, công chức, người lãnh đạo cần phải chú trọng các phương diện sau: Công tác phân công, bố trí công việc; Công tác tư tưởng, chính trị; Việc khen thưởng, kỷ luật; Việc bố trí và sử dụng cán bộ, công chức.
Thứ năm, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức với mục đích tạo nền công vụ hoạt động có hiệu quả, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công chức luôn được triển khai thực hiện từ trung ương đến cơ sở. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng vẫn còn những bất cập cần loại bỏ, chẳng hạn như:
Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức phải thực hiện ngay sau khi được tuyển dụng cho tất cả cán bộ, công chức nhưng công việc này còn bị quy định bởi nhiều quy định mang tính ràng buộc về độ tuổi, về quy hoạch mới được đào tạo.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần gắn với thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị. Hiện nay, một trong những tiêu chuẩn để thi tuyển cán bộ, công chức là trình độ ngoại ngữ tiếng anh phải đạt chuẩn. Việc hiểu biết thêm ngoại ngữ của cán bộ, công chức sẽ góp phần hết sức quan trọng trong thực thi công vụ, có cơ hội trong tiếp cận văn hóa các nước.
Thứ sáu, về công tác luân chuyển cán bộ: Hoạt động này cần phải thực hiện một cách thường xuyên, tiến hành ở nhiều cấp chính quyền và nên quy định đây là một tiêu chuẩn trước khi được bổ nhiệm ở vị trí công tác cao hơn.
Thứ bảy, hoàn thiện các chủ trương chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước đối với cán bộ, công chức: Các chủ trương, chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ cho cán bộ, công chức khi tham gia vào bộ máy nhà nước là hết sức cần thiết.
Trong thời gian quan chính sách về công tác tiền lương, thưởng cho cán bộ, công chức luôn được cải cách để đáp ứng đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức.
Do vậy, với chính sách tiền lương, cách tính lương khởi điểm, cách tính nâng lương, nâng ngạch cho cán bộ, công chức hiện nay cũng nên đổi mới cho phù hợp thực tiễn để tạo động lực cho phát triển cho mỗi cá nhân, tổ chức.
Trong điều kiện cải cách hành chính nước ta hiện nay thì việc thực hiện đồng bộ hóa các giải pháp nêu trên thiết nghĩ sẽ góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức là yếu tố quan trọng thực hiện thành công những mục tiêu của hoạt động cải cách nền hành chính nhà nước, xây dụng được nên nền hành chính hoạt động hiệu hiệu quả, nền hành chính phục vụ ngày càng tốt, góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Vĩnh biệt đồng chí Vũ Mão, một cán bộ có nhiều đóng góp cho hoạt động Quốc hội Việt Nam
Sáng 3/6, tại Nhà Tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội), Lễ tang đồng chí Vũ Mão, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã được tổ chức theo nghi thức Lễ tang cấp cao.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước: Trần Đức Lương và Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng... gửi vòng hoa viếng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn Ủy ban Thường vụ Quốc hội viếng đồng chí Vũ Mão. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã đến viếng và chia buồn cùng gia quyến đồng chí Vũ Mão.
Tới viếng đồng chí Vũ Mão còn có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An và Nguyễn Sinh Hùng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Trong sổ tang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc viết: "Vô cùng thương tiếc đồng chí Vũ Mão - Người cán bộ lãnh đạo tận tình, sôi nổi, nhiệt huyết với công việc được Đảng - Nhà nước và nhân dân giao phó.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn Chính phủ đến viếng đồng chí Vũ Mão. Ảnh: Trọng Đức/ TTXVN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi sổ tang. Ảnh: Trọng Đức/ TTXVN
Đặc biệt, đồng chí đã để lại nhiều tác phẩm âm nhạc - thơ - ca, văn xuôi cho đời... Đối với anh em đồng chí, đồng chí luôn là người chân thành, đóng góp ý kiến thẳng thắn xây dựng, luôn thể hiện tình nghĩa thủy chung..."
Đoàn Ban Bí thư Trung ương Đảng do Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm trưởng đoàn viếng đồng chí Vũ Mão. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Ghi sổ tang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân xúc động viết: "Vĩnh biệt đồng chí Vũ Mão. Người đồng chí, người Anh kính mến. Anh ra đi để lại bao niềm tiếc nuối, thương yêu của gia đình, đồng nghiệp, bạn bè gần xa. Hình ảnh lạc quan cách mạng, yêu Đảng, yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người của Anh mãi mãi ở lại trong lòng những người đã từng công tác, quen biết Anh. Xin thắp nén hương thơm, tiễn đưa Anh về nơi yên nghỉ vĩnh hằng đối với một cán bộ đã đóng góp nhiều công lao cho hoạt động Quốc hội Việt Nam".
Đúng 10 giờ 45 phút, Lễ truy điệu đồng chí Vũ Mão đã được cử hành tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn Ủy ban Thường vụ Quốc hội viếng đồng chí Vũ Mão. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Đọc điếu văn, đồng chí Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội nêu rõ: Đồng chí Vũ Mão, sinh ngày 19 tháng 12 năm 1939 tại Hà Nội trong một gia đình công nhân có truyền thống yêu nước, quê quán ở Xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Với gần sáu mươi năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và Quốc hội. Là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng liên tục 5 khóa, khi đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác nhau tại Hội đồng Nhà nước và tại Quốc hội, đồng chí đã để lại nhiều dấu ấn, có nhiều đóng góp tích cực vào việc xây dựng, đổi mới và nâng cao vai trò của Quốc hội, các cơ quan đại biểu dân cử, trong đó có những hoạt động do đồng chí đề xuất, khởi xướng như tổ chức chất vấn và truyền hình trực tiếp các phiên họp và phiên chất vấn của Quốc hội, bỏ phiếu bằng thiết bị kỹ thuật thay cho giơ tay,... Đồng chí đã tích cực thúc đẩy, xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ với Nghị viện các nước và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp ngoại giao Nghị viện.
Đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn viếng đồng chí Vũ Mão. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Sau khi nghỉ hưu, đồng chí vẫn tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, có nhiều đóng góp tâm huyết, tích cực cho sự nghiệp đổi mới và các hoạt động của Quốc hội với vai trò là Chủ nhiệm Câu lạc bộ cựu đại biểu Quốc hội.
Với anh em, bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp, đồng chí Vũ Mão luôn là một người anh, người bạn chân tình, sâu sắc, gần gũi, sẻ chia, luôn ân cần dìu dắt, chỉ bảo, bồi dưỡng, rèn luyện cho nhiều thế hệ cán bộ đi sau. Nhiều đồng chí, đồng đội của đồng chí Vũ Mão đã trưởng thành và giữ những trọng trách quan trọng của đất nước.
Lễ an táng đồng chí Vũ Mão được tổ chức táng tại Nghĩa trang Thiên Đức, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Ông Hồ Văn Niên được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Ông Hồ Văn Niên - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai vừa được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai nhiệm kỳ 2015-2020. Tỉnh ủy Gia Lai vừa tổ chức hội nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về công...