Giải pháp nào để phát triển du lịch trong giai đoạn mới?
Ngày 28/11, đã diễn ra Hội nghị toàn quốc về du lịch với chủ đề “Liên kết, hành động và phát triển”. Hội nghị được tổ chức nhằm bàn giải pháp phục hồi, phát triển du lịch trong giai đoạn mới.
Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc về du lịch với chủ đề “Liên kết, hành động và phát triển”. Ảnh: Hằng Trần/BNEWS/TTXVN
Ngày 28/11, tại tỉnh Quảng Nam, Hội nghị toàn quốc về du lịch với chủ đề “Liên kết, hành động và phát triển” đã chính thức khai mạc tại Quảng Nam.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn Hóa thể thao và Di lịch – Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, giai đoạn từ năm 2015 đến 2019, du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ, du khách quốc tế đến Việt Nam tăng gấp 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, khách du lịch nội địa tăng gấp 1,5 lần từ 57 triệu lượt lên 85 triệu lượt. Đóng góp của du lịch vào GDP cũng tăng từ 6,3% năm 2015 lên 9,2% năm 2019.
Năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ 75/141 lên 63/140 nền kinh tế. Du lịch tăng trưởng đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực và đời sống xã hội, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, an sinh xã hội cho người dân…
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch Việt Nam nói riêng và du lịch thế giới nói chung. Du lịch là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất, kéo theo sự sụt giảm các ngành, lĩnh vực liên quan và đời sống xã hội, cụ thể như ngành hàng không, lưu trú, ăn uống…
Năm 2020, dự báo lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm khoảng 80%, khách du lịch nội địa giảm 45% và thiệt hại về kinh tế du lịch lên tới 23 tỷ đô la Mỹ.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị toàn quốc về Du lịch được tổ chức nhằm đánh giá tình hình và bàn phương hướng, giải pháp phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch trong giai đoạn mới.
Video đang HOT
Bộ trưởng khẳng định ngành Du lịch quyết tâm thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch vừa phát triển du lịch an toàn, hiệu quả, bền vững hướng tới hoàn thành các mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện mong muốn tiếp tục nhận được được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp về các vấn đề chính của ngành du lịch như: đầu tư phát triển sản phẩm; nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch; cơ cấu lại thị trường du lịch; liên kết vùng, hợp tác công-tư và chuyển đổi số trong phát triển du lịch.
Trong video clip phát biểu gửi tới hội nghị, Tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới -ông Zurab Pololikashvili đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị toàn quốc về du lịch trong thời điểm rất quan trọng đối với du lịch Việt Nam.
Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ về tầm nhìn của Chính phủ Việt Nam đã kịp thời thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và khống chế thành công dịch bệnh.
Tổng thư ký Tổ chức Du lịch thế giới tin tưởng rằng, hiện nay, khi hoạt động du lịch đã khởi động trở lại, Việt Nam sẽ tiếp tục là một điển hình tiêu biểu trên thế giới về tinh thần trách nhiệm trong lãnh đạo thúc đẩy du lịch phục hồi và phát triển. Ông Zurab Pololikashvili khẳng định Tổ chức Du lịch thế giới sẽ tăng cường hỗ trợ du lịch Việt Nam trong quá trình thích ứng với bối cảnh mới./.
Tăng cường kiểm tra các tổ chức đảng, đảng viên ở cấp huyện và cơ sở
Theo Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong nhiệm kỳ vừa qua, cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát hàng chục vạn tổ chức đảng và hàng triệu đảng viên.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức ngày 27/11, các ý kiến đại biểu đều khẳng định trong nhiệm kỳ qua, công tác kiểm tra Đảng đã hoàn thành một khối lượng công việc tăng nhiều so với nhiệm kỳ trước đây với chất lượng, hiệu lực, hiệu quả không ngừng được nâng cao, tạo sức lan tỏa, phòng ngừa, giáo dục sâu sắc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Điều này cũng tạo môi trường thuận lợi, ổn định cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Vai trò của công tác kiểm tra Đảng nói chung và ủy ban kiểm tra các cấp nói riêng được khẳng định và được xã hội đề cao.
Theo Báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong nhiệm kỳ vừa qua, cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra, giám sát hàng chục vạn tổ chức đảng và hàng triệu đảng viên; thi hành kỷ luật hơn một nghìn tổ chức đảng và hơn 87 nghìn đảng viên, trong đó, có cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang, kể cả đương chức và đã nghỉ hưu.
Điều đó đã khẳng định quyết tâm chính trị cao của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bản lĩnh của ngành Kiểm tra trong công cuộc chỉnh đốn, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ủy ban kiểm tra các cấp đã tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; đã lựa chọn đúng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm; đồng thời, quyết liệt trong tổ chức thực hiện, kết luận rõ các vi phạm, khuyết điểm, kiến nghị hủy bỏ các nghị quyết, quyết định trái thẩm quyền, tạo sự ổn định cho địa phương, cơ quan, đơn vị.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng nêu rõ những thành tích, kết quả mà cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp đã đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng có được do Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Tổng Bí thư thường xuyên quan tâm, kịp thời chỉ đạo hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Trung ương ; nhiều cấp ủy tăng cường chỉ đạo, tạo điều kiện để ủy ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã kịp thời cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về công tác xây dựng Đảng: Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Quy định 08 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương...
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành một loạt văn bản có tính chất hệ thống đối với công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; thành lập các đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để kiểm tra các tổ chức đảng trực thuộc Trung ương về Nghị quyết Đại hội XII , Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng, Chỉ thị 05 , các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về công tác cán bộ...; trực tiếp giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm rõ một số vụ việc quan trọng.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá các việc làm này thể hiện quyết tâm chính trị của cơ quan lãnh đạo Đảng từ Trung ương tới địa phương đối với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong Đảng để đáp ứng yêu cầu xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Trong nhiệm kỳ khóa XII, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có đổi mới trong tổ chức, hoạt động, khẳng định vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kiểm tra cũng như của Ủy viên Kiểm tra theo hướng đề cao trách nhiệm của thường trực Ủy ban Kiểm tra, các thành viên Ủy ban Kiểm tra; tổ chức lại một số đơn vị để phù hợp với tình hình mới; đổi mới cách thức tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát...
Thường trực Ban Bí thư đánh giá nhiệm kỳ khóa XII có sự đổi mới hoạt động kiểm tra, giám sát, trong đó chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm, tăng cường công tác giám sát với cách làm mới...
Trong triển khai, lựa chọn vấn đề trọng tâm, trọng điểm để kiểm tra, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và vấn đề bức xúc trong xã hội; chỉ tiến hành kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ, đó là kiểm tra việc chấp hành quy chế làm việc, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng. Tập trung kiểm tra, phát hiện vấn đề trọng tâm, nhanh chóng kết luận, xử lý, tạo niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tăng cường kiểm tra các tổ chức đảng, đảng viên ở cấp huyện và cơ sở khi có dấu hiệu vi phạm (kiểm tra cách cấp); kịp thời tiến hành kiểm tra lại các vụ việc dư luận quan tâm, Ủy ban Kiểm tra cấp dưới đã kiểm tra nhưng chưa đáp ứng yêu cầu...
Thời gian qua, ngành chú trọng tuyên truyền về công tác kiểm tra; công khai kết quả các phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương...
Tại Hội nghị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã trao Cờ thi đua và Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác nhiệm kỳ 2016-2021./.
Liên kết vực dậy du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Liên kết giữa TP Hồ Chí Minh, Hà Nội với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch khi gắn kết hai "đầu tàu" của phía Bắc và phía Nam với dải đất miền Trung giàu tiềm năng. Chiều 27/11, UBND TP Hồ Chí Minh, UBND TP Hà Nội và UBND các tỉnh miền...