Giải pháp nào để cứu người tị nạn châu Á?
Tại hội nghị về người tị nạn Đông Nam Á ở Bangkok (Thái Lan) ngày 29-5, đại diện Cao ủy LHQ về người tị nạn Volker Turk cho rằng để giải quyết nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng người tị nạn, Myanmar cần đảm trách hoàn toàn trách nhiệm đối với người dân Myanmar.
Trưởng phái đoàn Myanmar Htin Lynn đã chỉ trích LHQ quy kết cho Myanmar như thế là mang tính chính trị.
Đại diện 17 quốc gia đã tham dự hội nghị về người tị nạn ở Thái Lan. Mỹ cử Thứ trưởng Ngoại giao Anne Richard tham dự trong khi các nước trong khu vực chỉ cử cán bộ ngoại giao cấp thấp.
Ngoại trưởng nước chủ nhà Thái Lan Tanasak Patimapragorn nhấn mạnh chủ đề chính là cứu nạn người tị nạn thuộc sắc tộc Rohingya (Myanmar) và Bangladesh đồng thời triệt phá các đường dây đưa người vượt biên. Ông cho biết Thái Lan đã cho phép máy bay Mỹ vào không phận Thái Lan để tìm cứu người tị nạn. Qatar đã thông báo viện trợ cho Indonesia 50 triệu USD để giúp người tị nạn.
Video đang HOT
Cuối cùng Myanmar và Bangladesh đã cam kết sẽ tấn công vào các nguyên nhân chính dẫn tới làn sóng người tị nạn. Các nước tham dự hội nghị nhất trí cần thiết phải giải quyết các nguyên nhân vượt biên, cải thiện cuộc sống các cộng đồng có nguy cơ bằng cách tạo việc làm và thúc đẩy phát triển.
Tại Myanmar, 1,3 triệu người Hồi giáo thuộc sắc tộc Rohingya được xem là người di cư Bangladesh chứ không gọi là người Rohingya. Họ không được cộng đồng Phật giáo đón nhận. Đỉnh điểm của xung đột tôn giáo diễn ra năm 2012 làm 200 người chết, trong đó đa số là người Hồi giáo Rohingya và 140.000 người phải tản cư.
D.THẢO
Theo_PLO
"Phiến quân Houthi cần phải rút khỏi các khu vực chiếm đóng"
Đây là tuyên bố do Tổng thống Mansur Hadi đưa ra ngày 17/5 tại Hội nghị bàn về cuộc khủng hoảng ở Yemen, diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia.
Tổng thống Hadi nói: "Chúng ta cần phải nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của các hoạt động quân sự, để phiến quân Houthi rút khỏi các thành phố mà họ đang chiếm đóng và không để phiến quân lợi dụng thỏa thuận ngừng bắn nhằm giết hại thêm nhiều dân thường".
Khói bốc lên sau một cuộc không kích của Saudi Arabia nhằm vào phiến quân Houthi tại Yemen (Ảnh AP)
Tổng thống Yemen Hadi cũng cho biết, trong bối cảnh đất nước bị tàn phá nặng nề bởi xung đột, ông và các lực lượng trung thành đang lên kế hoạch xây dựng tương lai của đất nước, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có giúp tất cả người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, xung đột dữ dội nổ ra giữa các lực lượng ủng hộ chính phủ và phe nổi dậy ở miền Nam Yemen, khiến nhiều người thiệt mạng.
Tại Hội nghị bàn về cuộc khủng hoảng Yemen, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Yemen Ismail Ould Cheikh Ahmed đã kêu gọi kéo dài lệnh ngừng bắn tại nước này thêm 5 ngày nữa nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, hơn 1.400 người trong đó quá nửa là dân thường đã thiệt mạng kể từ kể từ ngày 26/3, khi liên quân Arab bắt đầu tiến hành không kích nhằm vào phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh tại Yemen.
Lực lượng Houthi tuyên bố sẽ quay trở lại đàm phán hòa bình với điều kiện liên quân Arab kết thúc chiến dịch không kích, đồng thời yêu cầu tổ chức đàm phán tại Geneva (Thụy Sĩ) thay vì ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia.
Tuy nhiên, Riyadh khẳng định sẽ tiếp tục các hành động quân sự cho tới khi chính phủ của Tổng thống Hadi được khôi phục./.
Lệ Chi Theo Reuters
Theo_VOV
Chiến lược Biển Đông của TQ, cơn ác mộng tệ nhất của Châu Á Trong một bài phát biểu đáng chú ý tại hội nghị Tương lai hạm đội tàu ngầm của ASPI hồi tháng 3, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry B.Harris, đã chỉ trích Trung Quốc (TQ) tham gia vào một cuộc "cải tạo đất chưa từng có" nhằm tạo ra một "Vạn lý trường thành cát" trên Biển...