Giải pháp nào đẩy lùi tín dụng đen?
Tín dụng đen với lãi suất cao “cắt cổ” đã và đang gây bất ổn xã hội. Do đó rất cần giải pháp để đẩy lùi tín dụng đen, ổn định thị trường tài chính.
Thị trường “tín dụng đen” đang phát triển mạnh. Tại các ngõ xóm, khu công nghiệp, từ thành thị tới nông thôn, tại bất cứ ngóc ngách nào cũng có thể nhìn thấy các tờ rơi mời chào vay vốn được dán trên cột điện, tường nhà. Không chỉ hoạt động dưới dạng các công ty, tổ chức cho vay mà tín dụng đen còn núp bóng dưới các hình thức huy động vốn, hỗ trợ tài chính, góp vốn, đi phường, góp hụi…
Đặc điểm chung của tín dụng đen là lãi suất cao “cắt cổ” từ vài chục % thậm chí tới hàng trăm % mỗi năm, gấp nhiều lần so với lãi suất vay thông thường từ ngân hàng và công ty tài chính. Bên cạnh đó, người vay còn bị đòi nợ bằng các hình thức “khủng bố” về tinh thần, sức khỏe, thậm chí đe dọa cả tính mạng, thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mà tín dụng đen vẫn bùng phát.
Không khó để bắt gặp những tờ rơi, quảng cáo cho vay tiền được dán trên các cột điện, bờ tường tại các ngõ ngách trên phố Hà Nội.
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường tín dụng đen phát triển mạnh là thủ tục vay rất đơn giản, mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng mọi yêu cầu, linh hoạt; tài sản đảm bảo cực kỳ đa dạng, có thể là ti vi tủ lạnh, sổ đỏ, điện thoại, đặc biệt có thể gia hạn nếu khách hàng có nhu cầu.
Hoạt động “tín dụng đen” là nguyên nhân làm nảy sinh các băng, nhóm, đối tượng đòi nợ thuê bất hợp pháp. Để đòi được nợ, các đối tượng gặp con nợ để tính cả gốc lẫn lãi, với số tiền cao gấp nhiều lần so với nợ gốc và bắt con nợ ký nhận, hẹn ngày trả nợ hoặc nhận hợp đồng đòi nợ từ người khác, tỷ lệ ăn chia có khi lên đến 40-50%.
Các đối tượng sẵn sàng làm bất cứ việc gì, miễn là đòi được nợ. Nhiều trường hợp “con nợ” bị các đối tượng đòi nợ thuê gây thương tích, bắt ép nạn nhân bán nhà, cầm cố tài sản hoặc làm hợp đồng mua bán tài sản giá rẻ để trả nợ.
Video đang HOT
Theo TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, hiện nay, quy mô của tín dụng phi chính thức chiếm khoảng 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế. Trong đó, quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương khoảng 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế.
TS. Cấn Văn Lực cho rằng: “Không nên coi tín dụng phi chính thức là xấu, vì người dân vẫn có nhu cầu và chúng ta cũng cần có nguồn cung. Phải bóc tách ra, cái nào tín dụng đen thì ngăn chặn, cái nào đáp ứng nhu cầu chính đáng thì nên khuyến khích”.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều, tín dụng đen đã và đang gây nên nhiều hệ lụy cho xã hội. Do đó, để góp phần đẩy lùi tín dụng đen, trước hết cần có giải pháp để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp.
Trong đó, giáo dục tài chính được xem là 1 trong 4 trụ cột chính; nâng cao hiểu biết của người dân về các dịch vụ để họ tìm đến tín dụng phi chính thức thay vì tín dụng đen. Từ đó sẽ hạn chế tội phạm liên quan đến cho vay nặng lãi, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Theo ông Phạm Huyền Anh, Phó chánh thanh tra Cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, một trong những “công cụ” giúp đẩy lùi “tín dụng đen” là công tác truyền thông, báo chí. Cần tăng cường tuyên truyền cho người dân để họ hiểu được thế nào là tài chính truyền thống và phi truyền thống, các quy định pháp luật cả hình sự và dân sự. Tín dụng đen chỉ có thể được đẩy lùi khi dân trí được nâng cao.
“Cần kiểm soát tốt hơn nữa công tác thu nợ của những người cho vay tín dụng đen. Hạn chế những hành vi thu nợ không phù hợp, dẫn tới ảnh hưởng xấu tới trật tự an ninh. Thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với Bộ Công an, các sở ban, ngành, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền chính sách, pháp luật về hoạt động ngân hàng, các quy định pháp luật về phòng chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng đen… tới các tầng lớp nhân dân trong xã hội; tham gia đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến tín dụng đen”, ông Phạm Huyền Anh cho hay…/.
Chung Thủy/VOV.VN
Kiểm toán Nhà nước nói gì về 2 dự án bất động sản giữa Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn và Tổng Công ty CP Phong Phú ?
Theo Kiểm toán Nhà nước, 2 hợp đồng hợp tác giữa Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) và Tổng Công ty CP Phong Phú liên quan đến dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò và dự án Khu nhà ở tại phường Phước Long B có nhiều điểm "không theo quy định".
Theo đó, SAGRI đã ký 2 hợp đồng hợp tác không thành lập pháp nhân mới với Tổng Công ty CP Phong Phú có tổng diện tích khoảng gần 100ha với nhiều dấu hiệu sai phạm.
Tại Hợp đồng hợp tác Dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò, SAGRI đã thay đổi đối tác từ Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình giao thông Hồng Lĩnh sang Tổng Công ty CP Phong Phú, nhưng không có văn bản chấp thuận chủ trương của UBND TP HCM.
Lưu ý, SAGRI là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND TP HCM, hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Một thành viên. Do đó, SAGRI cần có sự chấp thuận của cơ quan chủ quản - ở đây là UBND TP HCM - trong một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động liên quan tới đất đai, góp vốn...
Tại dự án chuyển nhượng Khu nhà ở tại phường Phước Long B, SAGRI đã không thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung khi điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch dự án; cam kết chưa huy động vốn của khách hàng không đúng thực tế; xác định giá trị chuyển nhượng không đúng, làm giảm số thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước - theo Kiểm toán Nhà nước.
Còn theo Báo cáo tài chính năm 2017 của SAGRI, vào tháng 2/2011, giữa SAGRI và Tổng Công ty CP Phong Phú đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh số 65/HDHT-TCT để cùng hợp tác đầu tư xây dựng và hợp tác kinh doanh dự án Cụm công nghiệp tại Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (diện tích hơn 94ha) với tên gọi là Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò.
Vốn đầu tư của dự án Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò là hơn 683 tỷ đồng. Trong đó SAGRI góp 28%, Tổng Công ty CP Phong Phú góp 72%. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, khoản đầu tư cho dự án này vẫn ghi nhận là chi phí xây dựng dở dang, với số tiền hơn 60,3 tỷ đồng. Báo cáo tài chính năm 2017 của SAGRI cho biết, vốn thực góp của 2 bên tương ứng với chi phí này.
Ngoài hợp đồng hợp tác đầu tư Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò, SAGRI còn ký hợp đồng hợp tác số 52/HĐHT-TCT với Tổng Công ty CP Phong Phú vào tháng 10/2008 để cùng hợp tác xây dựng Khu nhà ở tại khu phố 4, P. Phước Long B, Quận 9, TP. Hồ Chí Minh, với diện tích 37.596m2.
Ở dự án này, SAGRI góp 28% vốn, còn lại Tổng Công ty CP Phong Phú góp 72%. Tại thời điểm cuối năm 2017, khoản đầu tư cho dự án đang được ghi nhận là chi phí xây dựng cơ bản dở dang gần 162,7 tỷ đồng, vốn thực góp của 2 bên cũng tương ứng với khoản chi phí này.
Sau khi ký 02 hợp đồng nói trên, Phong Phú đã trả chi phí thiệt hại kinh doanh 14 tỷ đồng cho hợp đồng hợp Cụm công nghiệp Láng Le - Bàu Cò và chi trả tiền đền bù, di dời tài sản trên khu đất cho khu đất tại Quận 9 là 20 tỷ đồng. SAGRI đã ghi nhận vào thu nhập khác trong năm 2012 số tiền 24 tỷ đồng, trong năm 2016 là 10 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2017, SAGRI ghi nhận khoản phải nộp khác 160,78 tỷ đồng là số tiền góp vốn của Phong Phú cho 2 dự án trên.
Được biết hiện nay dự án hợp tác xây dựng Khu nhà ở tại khu phố 4, P. Phước Long B, Quận 9, TP. HCM đã có chủ trương của UBND TP. HCM cho SAGRI chuyển nhượng cho chủ đầu tư mới là Phong Phú.
Những giao dịch giữa SAGRI và Tổng Công ty CP Phong Phú là khá kín đáo, và chỉ được công khai khi các cơ quan chức năng vào cuộc. Nhìn rộng hơn, quan hệ giữa hai tổng công ty này có thể xem như điển hình của mối quan hệ làm ăn kín đáo giữa những doanh nghiệp nhà nước hoặc "gốc" doanh nghiệp nhà nước.
Điều cần lưu ý nữa, Tổng Công ty CP Phong Phú là doanh nghiệp được cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước, và hiện vẫn là một trong những doanh nghiệp dệt may mạnh của Việt Nam. Tuy nhiên, thực lực của doanh nghiệp này còn có thể hiện kín đáo ở nhiều dự án bất động sản tại nhiều địa phương. Đồng thời, theo thời gian, doanh nghiệp này hiện chịu chi phối của chỉ vài nhóm cổ đông cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước.
Về SAGRI, đây là doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND TP. HCM, thành lập từ cuối năm 1996, hiện có vốn điều lệ 1.690,5 tỷ đồng, quản lý, sử dụng 45 nhà, đất với tổng diện tích hơn 6.288,2 ha, chủ yếu tại TP. HCM.
Đầu năm 2018, Chủ tịch UBND TP. HCM quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Lê Tấn Hùng, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc SAGRI.
Theo thuonggiaonline.vn
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV mới nhất tháng 10/2018 Theo biểu lãi suất tiết kiệm mới nhất tại ngân hàng BIDV tháng 10/2018, khách hàng cá nhân nhận lãi suất cao nhất là 6,9%/năm kỳ hạn 12 tháng trở lên và khách hàng doanh nghiệp là 7%/năm kỳ hạn trên 36 tháng. Lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV mới nhất tháng 10/2018 Lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV mới nhất...