Giải pháp nào cho viêm nang lông và da khô?
Bài viết chia sẻ tư vấn của chuyên gia giúp cải thiện hiện tượng viêm nang lông và da khô, các bạn cùng tham khảo ngay nhé!
Em vừa bị viêm nang lông, da lại khô, về mùa đông da em bị tróc vẩy trong rất xấu xí. Bác sĩ giúp em cách chữa trị bệnh này ạ.
BS Nguyễn Thị Thanh Toàn, chuyên khoa Da Liễu, hệ thống phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, trả lời:
Khô da là sự mất nước quá đà khiến da không đủ độ ẩm để duy trì các chức năng bình thường, thể hiện qua cảm giác căng, khô ráp, bong tróc vẩy, nứt nẻ và ngứa đỏ ở người bệnh. Thông thường, khô da tuy không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng lại gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bệnh gây khó coi về phương diện ngoại hình, là một vấn đề đã đang được nhiều người quan tâm.
Các nguyên nhân làm tổn thương hàng rào lipid bảo vệ da khiến da không còn khả năng giữ nước dẫn đến khô da bao gồm:
- Thời tiết nóng quá hay lạnh quá, độ ẩm thấp.
- Tắm nước nóng hay tắm quá lâu, tắm hồ bơi thường xuyên với nước clor làm mất đi các lipid tự nhiên của hàng rào bảo vệ da.
- Savon và chất tẩy rửa có độ kiềm cao nhất là savon khử mùi và sát khuẩn, vài loại dầu gội đầu cũng có khả năng làm tổn thương gia.
Video đang HOT
- Phơi nắng quá lâu.
- Thuốc (trị cao huyết áp, lợi tiểu, thuốc trị mụn) làm thây đổi sự cân bằng độ ẩm trong da.
- Bệnh da như vẩy cá, vẩy nến gây hư hỏng chức năng hàng rào bảo vệ da.
Để cải thiện và không làm nặng thêm tình trạng khô da, em nên áp dụng thường xuyên các lời khuyên sau:
- Sử dụng dưỡng ẩm cho da hằng ngày ngay sau khi tắm (cetaphil, physiogel) để ngăn nước bóc hơi qua da và dùng vaselin buổi tối giúp giữ nước trên bề mặt thượng bì da.
- Tắm nước ấm, không nóng và không tắm lâu quá 5 phút để tránh mất chất nhờn trên da, không nên xông hơi và đi tắm hơi.
- Tránh dùng xà phòng có độ kiềm mạnh, tránh sử dụng các sản phẩm khử mùi và sát khuẩn, những sản phẩm có sử dụng thuốc bảo quản và có độ cồn.
- Dùng máy tạo độ ẩm cho không khí trong phòng
- Uống nhiều nước, có chế độ ăn cung cấp đủ sinh tố A, C, E, Mg.
- Mặc quần áo cotton kích thích da, giặt đồ với chất tảy không màu, không hương liệu.
Các biện pháp trên sẽ giúp em cải thiện vấn đề về da của mình nhiều hơn. Ngoài ra, em nên gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu kiểm tra thêm một số triệu chứng như: Thời gian bị khô da, bong vẩy, có kèm triệu chứng ngứa hay đỏ không để chẩn đoán nguyên nhân tình trạng khô da của em, viêm nang lông đồng thời có hướng điều trị cụ thể hơn.
Chúc bạn cải thiện được chứng viêm nang lông!
Theo gocbangai.com
Cách trị vùng da bị nứt nẻ ở gót chân tại nhà mà hiệu quả
Gót chân khô, nứt nẻ khiến bạn mất tự tin; có nhiều nguyên nhân khiến da bị nứt nẻ, đặc biệt là ở vùng gót chân.
Nguyên nhân
Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống đóng vai trò cực quan trọng với sức khỏe cơ thể và vẻ đẹp làn da. Việc sử dụng thực phẩm khô, cay, nóng khiến cơ thể thiếu nước, dẫn đến làn da không đủ tiếp ứng mà cũng trở nên khô ráp hơn, dễ bị bong tróc, nứt nẻ.
Bệnh lý ngoài da: Bạn bị viêm da, viêm tuyến giáp hay bị vảy nến cũng là nguyên nhân làm gót chân bị nứt nẻ.
Thiếu nước, thời tiết lạnh: Da bị thiếu nước, mất đi độ ẩm trên da, da khô không được chăm sóc kỹ chính là lý do vì sao khiến đôi chân của bạn càng nứt nẻ, khô ráp hơn.
Biện pháp khắc phục
Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin, dưỡng chất và đặc biệt là uống nhiều nước. Thói quen này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, làn da được cung cấp đủ nước để duy trì độ ẩm, dưỡng da mịn màng hơn, giảm được tình trạng da bong tróc, nứt nẻ.
Thường xuyên tẩy tế bào chết ở vùng gót chân là cách hiệu quả điều trị gót chân bị nứt nẻ tốt nhất. Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ vết nứt trên da xuất hiện. Sử dụng kem dưỡng gót chân giúp duy trì độ ẩm cho da, da không còn khô ráp, bị bong tróc da nữa.
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên trị nứt nẻ gót chân
- Muối và chanh. Muối và chanh có khả năng tẩy tế bào chết, duy trì độ ẩm trên da. Vitamin C và axit amin trong chanh giúp phục hồi tế bào da bị khô xơ, nứt nẻ, phát triển tế bào da mới. Lấy 1 chậu nước ấm cho thêm vào 3 muỗng muối, 3 muỗng glycerin, nước cốt chanh và vài giọt nước hoa hồng. Ngâm chân trong hỗn hợp này khoảng 20 phút. Dùng bàn chải chà xát lên vùng gót chân bị nứt nẻ 2-3 phút. Cuối cùng rửa chân lại với nước ấm và thoa một lớp kem dưỡng lên chân.
- Tinh dầu thiên nhiên. Các loại tinh dầu như dầu dừa, dầu ôliu, dầu hạnh nhân, dầu trà chứa nhiều vitamin E, khoáng chất và tinh dầu. Những thành phần này cần thiết để duy trì độ ẩm cho da, dưỡng da mềm mịn hơn, đây cũng là cách giảm bớt tình trạng nứt nẻ ở gót chân. Chỉ cần thoa đều tinh dầu lên vùng gót chân và massage nhẹ nhàng. Đi tất và giữ đến sáng hôm sau rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.
- Chuối và bơ. Chuối giàu vitamin B, bơ giàu vitamin E hiệu quả để điều trị nứt nẻ gót chân hiệu quả. Trộn 1 quả chuối với nửa quả bơ rồi xay nhuyễn. Đắp hỗn hợp này lên gót chân và dùng khăn quấn cố định lại. Giữ khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.
- Bột gạo, mật ong và dấm. Bột gạo giúp tẩy tế bào chết, làm sạch và tái tạo da. Mật ong có tính chất chống viêm, giúp làm lành gót chân bị nứt nhanh chóng. Dấm táo có nhiều loại axit làm mềm da, tẩy da chết hiệu quả. Trộn 3 muỗng cà phê bột gạo, 1 muỗng mật ong, 2-3 giọt dấm táo. Khuấy đều cho đến khi thành một hỗn hợp sánh đặc. Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút rồi sử dụng hỗn hợp trên chà gót chân để tẩy da chết.
Theo khoe365.net.vn
Phòng khám 4.0: Jun Phạm kể về quá khứ bị mụn kinh hoàng, chia sẻ kinh nghiệm trị thâm mụn Xuất hiện trong tập 4 của chương trình live tư vấn làm đẹp "Phòng khám 4.0", ngoài tham gia hỏi đáp da thâm mụn với bác sĩ Bạch Sương, Jun Phạm còn thể hiện các bước nhảy điêu luyện. Khác với các tập trước, trong tập 4 của Phòng khám 4.0, chương trình đi ngay vào phần tư vấn da. Jun Phạm đã...