Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư không thể hóa xạ trị?
Hóa trị và xạ trị là 2 phương pháp điều trị ung thư cơ bản hiện nay và được chứng minh hiệu quả dù liệu pháp này thường để lại nhiều tác dụng phụ. Tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định truyền hóa chất hay chiếu xạ bởi nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan.
Tại sao một số người không được chỉ định hóa trị hoặc xạ trị?
Thực tế có rất nhiều bệnh nhân từ chối điều trị do quá lo sợ tác dụng phụ và quyết định không ở lại viện mà về nhà sử dụng các bài thuốc nam thậm chí là các phương pháp không chính thống. Nhưng cũng có rất nhiều người bệnh mong muốn được điều trị sớm tuy nhiên điều kiện sức khỏe lại không cho phép.
Có hai đối tượng chính thường không được chỉ định hóa chất hoặc xạ trị là những bệnh nhân già yếu và những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn cuối. Điểm chung ở cả hai đối tượng này là thể trạng yếu, không đủ điều kiện sức khỏe để chống lại những tác dụng phụ dẫn đến nguy cơ tử vong cao nếu tiến hành điều trị hóa chất.
Tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi, điều kiện sức khỏe cho phép nhưng vẫn không có hóa trị trong phác đồ tổng thể. Nguyên nhân chính là do đáp ứng thuốc của bệnh nhân quá thấp trong những lần truyền hóa chất trước đó.
Giải pháp nào cho BN ung thư không thể hóa xạ trị?
Nhiều bệnh nhân rất bối rối khi buộc phải dừng hoặc không được điều trị hóa chất và chiếu xạ ngay từ đầu. Có thể họ sẽ thoải mái hơn khi không phải chịu đựng những tác dụng phụ nặng nề dày vò mỗi ngày nhưng lại lo lắng khi không biết liệu các phương pháp điều trị khác có hiệu quả với họ hay không.
Thực tế hiện nay có một số phương pháp mới như liệu pháp miễn dịch, liệu pháp điều trị đích… nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thể sử dụng mà tùy thuộc vào loại bệnh, tình trạng và khả năng tài chính cũng như hiệu quả tùy thuộc đáp ứng của người bệnh.
Giải pháp nào cho bệnh nhân ung thư không hóa xạ trị?
Video đang HOT
Dừng điều trị là quyết định không dễ dàng với bác sĩ và cả bệnh nhân. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn tiêu cực như chúng ta nghĩ bởi đội ngũ chuyên gia đã cân nhắc tất cả yếu tố nguy cơ và lợi ích để đưa ra một quyết định tốt nhất cho người bệnh. Từ đây, bệnh nhân sẽ bước vào một giai đoạn mới với không ít thách thức.
Một mặt phải chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, một mặt tăng cường khả năng tự phòng vệ, ngăn chặn sự phát triển của khối u bằng chính sức mạnh nội tại trong cơ thể. Khi không thể nhờ cậy nguồn lực bên ngoài như hóa chất, xạ trị, bệnh nhân buộc phải tự củng cố nguồn lực bên trong, dồn sức chống lại kẻ thù đang lăm le xâm chiếm cơ thể.
Lúc này, hệ miễn dịch đóng vai trò là lực lượng phòng thủ và tấn công chủ chốt. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân ung thư đều xuất hiện tình trạng hệ miễn dịch bị tổn thương và suy yếu. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là củng cố lại hệ miễn dịch song song với chăm sóc giảm nhẹ triệu chứng.
Có nhiều phương pháp để tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân ung thư trong đó chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý thường xuyên được đề cập đến. Chế độ dinh dưỡng và vận động này sẽ do bác sĩ điều trị hay các khoa liên quan hướng dẫn.
Cùng với đó, bệnh nhân nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ sâu, giảm mệt mỏi, stress, vượt qua nỗi ám ảnh về bệnh tật.
Trong đó nghệ vàng, tam thất và tảo nâu đã được các nhà khoa học chứng minh có chứa các hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tìm diệt gốc tự do, thúc đẩy sự chết tự nhiên của tế bào ung thư, ức chế khối u phát triển và xâm lấn, tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, việc dùng trực tiếp củ nghệ và tam thất ít hiệu quả do Curcumin khó tan, hấp thu kém, còn hàm lượng Saponin trong tam thất không cao.
Để khắc phục vấn đề đó, các nhà khoa học Việt đã chế tạo Phức hệ Nano FGC gồm Fucoidan trong tảo nâu, Saponin trong tam thất và Curcumin trong nghệ vàng, để sản xuất thành TPBVSK viên nang cứng CumarGold Kare giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng, ngăn ngừa suy kiệt sau hóa xạ trị cho bệnh nhân ung thư.
Cấu trúc Nano đặc biệt giúp tăng độ tan của Curcumin lên hơn 4000 lần, bảo vệ các hoạt chất, đưa curcumin vào máu dễ dàng, giúp phát huy tối đa hiệu quả của cả ba hoạt chất, so với việc chỉ sử dụng riêng lẻ từng thành phần.
Bước đầu, TPBVSK CumarGold Kare được thử nghiệm tại Học Viện quân Y trên chuột được nuôi cấy tế bào ung thư người cho thấy tác dụng ức chế khối u phát triển, tăng tỷ lệ sống sót và tăng đáp ứng miễn dịch so với nhóm chuột chứng.
Để được tư vấn về bệnh ung thư, độc giả vui lòng gọi tổng đài miễn cước 1800.1796, hotline 091.500.1796 hoặc truy cập website cumargoldkare.vn
Theo Dân trí
Ung thư chẳng phải là chấm hết
Ngồi chờ khám tại trung tâm Ung thư bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM tháng qua, chị Thanh Phương, 32 tuổi, đến từ Đà Lạt, tâm sự: "Khi biết tin bị ung thư vú giai đoạn 2 tôi sốc lắm. Còn trẻ, mới có con đầu lòng, công việc tốt đẹp, bỗng nhiên mọi thứ sụp đổ và tôi đã muốn tự tử...".
Ai cho tôi chỗ dựa?
Nhưng Phương cho biết chị không thể tự tử được mỗi khi nhìn đứa con gái xinh đẹp lên hai của mình. Chị nói: "Tôi phải chiến đấu vì vẫn còn một cơ hội sống. Tôi chết thì dễ cho tôi, nhưng con tôi cần một người mẹ?"
Sự động viên và nâng đỡ của cộng đồng có thể giúp bệnh nhân ung thư chiến đấu với bệnh tật một cách nhẹ nhàng.
Và chị Phương đã đi chữa tây y, bỏ qua chuyện "uống thuốc nam" hay tìm kiếm những "chuyên gia dân gian trị ung thư" mà người quen tư vấn cho mình. Chín tháng hoá trị khiến mái tóc chị rụng sạch, nhưng chị chọn cho mình một bộ tóc giả đội lên và đi ra ngoài như mọi người bình thường.
"Đầu tiên không quen, nhưng dần dà tôi cũng vượt qua. Tôi đi uống càphê, xem phim với bạn bè và thấy cuộc đời vẫn đẹp. Mới nhất bác sĩ cho biết bệnh của tôi đã giảm đi nhiều", chị nói. Thú thật nhìn mái tóc dễ thương của chị tôi không tin đó là mái tóc giả, và nhìn sự tự tin, yêu đời của chị tôi càng không nghĩ đây là một bệnh nhân ung thư.
Nhưng khác chị Phương, chờ nhận giấy xuất viện tại khoa hoá trị và xạ trị trên lầu 9, bà Thiên, 64 tuổi, đến từ An Giang, tỏ ra mệt nhọc. Bà nói: "Tôi bị ung thư ruột, đã mổ và hoá trị được 15 đợt. Tháng nào tôi cũng có mặt ở đây để hoá trị nhưng chẳng biết kéo dài đến bao lâu. Thuốc ngấm vào người làm tôi khó chịu, đau đớn, ăn, ngủ không được. Bệnh kéo dài, người thân của tôi ngày càng bỏ bê. Vào bệnh viện, hỏi bác sĩ, điều dưỡng, họ cũng trả lời qua loa. Tôi chỉ mong một chỗ dựa nhỏ nhoi nhưng cũng không có".
"Ung thư" là một trong những từ ngữ đáng sợ nhất thời nay, nó đáng sợ không chỉ vì sự nguy hiểm chết người, mà còn ở chỗ suy sụp tinh thần khi thiếu sự hỗ trợ của người chung quanh. Anh Minh Nam, 39 tuổi, ngụ tại quận 5, TP.HCM, may mắn thoát chết vì ung thư phổi cách đây ba năm, chia sẻ trải nghiệm: "Lần đầu tiên tôi đưa kết quả xét nghiệm cho bác sĩ điều trị, ông ấy giải thích qua loa và còn trách tôi sao để mọi chuyện trễ quá như vậy (!). Đến các bác sĩ khác cũng thế, do quá bận rộn với bệnh nhân nên họ không cho tôi bao nhiêu kiến thức".
Trong một hội thảo mới đây về ung thư của tổ chức phi lợi nhuận Salt Cancer Initiative (SCI) diễn ra ở TP.HCM, TS.BS Phan Liêm, trung tâm MD Anderson Hoa Kỳ , cho biết ông từng nhận email bày tỏ ý định tự tử của một phụ nữ mắc ung thư giai đoạn cuối đang điều trị ở một bệnh viện lớn ở Việt Nam. Bác sĩ Liêm nói: "Do cảm thấy tuyệt vọng, nên bệnh nhân muốn lên lầu cao nhất của bệnh viện, ôm đứa con nhỏ rồi nhảy lầu tự tử".
Ung thư là cơ hội để sống thêm lần nữa
Mở đầu cuộc hội thảo vừa qua, từ Hoa Kỳ, chị Trương Thanh Thuỷ, sáng lập viên SCI, đồng thời cũng là một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, đã chia sẻ vui vẻ với cử toạ về những ước mơ của mình cho bệnh nhân ung thư.
Nói thêm, vào tháng 9.2015 sau khi tình cờ phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối, người phụ nữ 32 tuổi này đã sốc khi biết mình chưa bao giờ chuẩn bị cho điều này. Nhưng sau khi trấn tĩnh, "Thuỷ Muối" (biệt danh của Trương Thanh Thuỷ), người được gọi là "Nữ hoàng khởi nghiệp Việt Nam", đã quyết định tuyên chiến với ung thư. Với mục tiêu này, SCI ra đời nhằm kết nối bệnh nhân ung thư, cung cấp kiến thức về bệnh tật cũng như hỗ trợ tinh thần để họ chống lại ung thư.
Trong một chia sẻ mới nhất, chị nói: "Nếu các bạn trẻ mắc bệnh ung thư, thật ra chỉ là ông trời nhắc cho bạn nhớ thời gian con người là hữu hạn, ngày mai không bao giờ tới, cứ sống trọn vẹn ngày hôm nay đi đã. Hãy xem ung thư như một cơ hội để chúng ta sống lại một lần nữa, yêu thương bản thân ta hơn và cả những người thân yêu quanh mình".
BS Phan Liêm kể lại một câu chuyện có thật mà ông biết. Đó là một bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đến gặp đồng nghiệp ông xin chữa bệnh. Sau khi phát hiện bệnh đã di căn nhiều nơi, bác sĩ nói với bệnh nhân chỉ còn sống tối đa được sáu tháng và khuyên ra về tìm sự hỗ trợ tinh thần để chống chọi trong những ngày tháng còn lại. Bệnh nhânra về, chấp nhận sự thật, vui vẻ sống, tập thiền, tuân theo một chế độ ăn uống phù hợp và sống đến nay... được mười năm! BS Liêm nói: "Kiểm tra lại bệnh nhân, bác sĩ phát hiện các khối u di căn vẫn nằm nguyên đó nhưng không phát triển".
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Thoracic Oncology hồi tháng 3.2010 cho thấy bệnh nhân ung thư phổi có thái độ lạc quan tích cực sẽ sống lâu hơn bệnh nhân bi quan trung bình sáu tháng. Theo các nhà nghiên cứu, ích lợi này thật sự ấn tượng khi biết rằng thời gian sống trung bình của bệnh nhân ung thư phổi chưa đến một năm. Với tinh thần này, Trương Thanh Thuỷ đang nỗ lực truyền cảm hứng chiến đấu chống lại ung thư cho mọi người. Thời gian qua chị cho dịch và in tài liệu "Ung thư là gì?" để phát miễn phí tại các bệnh viện ở Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai và đang liên hệ một số bệnh viện mở lớpdạy yoga miễn phí cho bệnh nhân ung thư.
Chị nói: "Đã là người thì ai cũng phải chết, không phải mình sống bao lâu mà mình sống như thế nào. Nếu sợ chết thì sợ cả đời rồi cũng phải chết".
Theo Bài, ảnh Thanh Tâm (Thế Giới Tiếp Thị)
Ngồi nhiều có thể bị teo não Ngồi làm việc bàn giấy hoặc ngồi xem TV trên ghế sofa cả ngày có thể khiến bạn "ngu người". Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người có lối sống ít vận động thường có vùng não nhỏ (có vai trò quan trọng trong việc hình thành ký ức) bị teo nhỏ. Nghiên cứu của Đại học California bổ...