Giải pháp hỗ trợ thị trường bất động sản
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM
Nếu các doanh nghiệp được cơ cấu lại các khoản nợ vay cũ, người mua nhà lần đầu được ưu đãi tín dụng, mở rộng điều kiện cho người nước ngoài sở hữu căn hộ tại VN… sẽ giúp thị trường bất động sản ấm lại.
Ông Nguyễn Hữu Tín , Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã khẳng định như thế khi trả lời phỏng vấn của Thanh Niên.
TP.HCM xác định năm 2013 được xem là năm bản lề của kế hoạch kinh tế – xã hội 5 năm (2011 – 2015), đồng thời sẽ tập trung giải quyết tình trạng tồn kho bất động sản (BĐS). Ông có thể cho biết các giải pháp để gỡ khó cho doanh nghiệp (DN), tạo thanh khoản cho thị trường BĐS?
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế được xác định tại kỳ họp Ban Chấp hành Đảng bộ TP lần thứ 12 vừa qua. Theo đó, UBND TP chỉ đạo các sở ngành liên quan triển khai hàng loạt giải pháp cụ thể. Về nghĩa vụ tài chính, các DN kinh doanh BĐS đều được gia hạn nộp tiền sử dụng đất theo Nghị quyết số 13 và Thông tư 83, thời gian gia hạn tối đa là 12 tháng giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ kinh doanh sản phẩm của DN cho phép các chủ đầu tư được lựa chọn hình thức giao đất, thuê đất trả tiền một lần hoặc trả hằng năm.
Thành phố đã có chỉ đạo đến tháng 9.2013, tất cả các quận huyện phải hoàn tất quy hoạch tỷ lệ 1/2.000, công bố rộng rãi cho doanh nghiệp và người dân biết. Khi đã công khai, minh bạch rồi mà nếu còn gây phiền hà, sách nhiễu nữa thì TP sẽ kiên quyết xử lý
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín
Đối với các dự án được chấp thuận địa điểm đầu tư đã hết hạn so với thời hạn quy định nhưng chủ đầu tư chưa hoàn tất thủ tục để được giao đất triển khai dự án sẽ cho phép gia hạn đối với các chủ đầu tư có năng lực tài chính, đang thực hiện các thủ tục đầu tư, đã thỏa thuận bồi thường từ 50% diện tích đất trở lên, thì cũng sẽ cho phép gia hạn tối đa không quá 12 tháng và chỉ xem xét gia hạn 1 lần…
Video đang HOT
Nhiều DN kiến nghị cho phép điều chỉnh diện tích, chuyển đổi công năng căn hộ. Hiện quan điểm của TP về vấn đề này như thế nào?
Nhiều DN ban đầu làm cao ốc văn phòng, nhưng cho thuê ế quá nay xin chuyển sang căn hộ, hay những căn hộ diện tích lớn bán không được nay TP sẽ xem xét cho cơ cấu lại phù hợp với thị trường, vừa với thu nhập, khả năng thanh toán của người dân. Nhiều người có thu nhập chỉ đủ mua căn hộ 50 m2, không đủ mua căn hộ 100 m2. DN bán không được thì ế, cung và cầu không gặp nhau. Việc cho điều chỉnh lại là để phù hợp điều kiện thực tiễn, nhưng với điều kiện không tăng diện tích sàn xây dựng và đặc biệt là phải phù hợp với quy hoạch.
Ngoài ra, chủ trương của TP là những dự án phát triển nhà ở thương mại đã giải phóng mặt bằng nhưng chưa triển khai công trình nhà ở thì cho phép điều chỉnh quy hoạch để tăng tỷ trọng nhà ở xã hội phục vụ người nghèo, nhà ở cho công nhân, điều chỉnh cơ cấu nhà ở trong dự án để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trường hợp các dự án nhà ở thương mại được chuyển thành nhà ở xã hội thì cho phép chủ đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi như đối với nhà ở xã hội.
Hàng trăm dự án bất động sản ở TP.HCM đang dở dang – Ảnh: Đình Sơn
DN lâu nay vẫn bức xúc thủ tục hành chính quá nhiêu khê, khiến một dự án phải mất từ 3-5 năm làm thủ tục, gián tiếp đẩy giá nhà đất tăng cao. TP làm gì để chấn chỉnh?
DN bức xúc vì thủ tục hành chính nhiêu khê là có thật, nhất là bức xúc về chỉ tiêu quy hoạch, cấp phép xây dựng… Lý do là quy hoạch ở nhiều quận, huyện vẫn chưa rõ ràng, rồi dựa vào đó mà “hành” DN. TP đã có chỉ đạo đến tháng 9.2013, tất cả các quận, huyện phải hoàn tất quy hoạch tỷ lệ 1/2.000, công bố rộng rãi cho DN và người dân biết. Khi đã công khai, minh bạch rồi mà nếu còn gây phiền hà, sách nhiễu nữa thì TP sẽ kiên quyết xử lý.
Ngoài khó khăn về đầu ra, vấn đề nợ vay ngân hàng với lãi suất (LS) cao cũng là khó khăn rất lớn của các DN, TP có giải pháp nào về vấn đề này?
Bên cạnh các giải pháp mà tôi đã nói, vẫn còn một số vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của TP. Vì vậy, để công tác tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS được hiệu quả, tạo điều kiện cho DN nhanh chóng đưa sản phẩm phù hợp và người dân có điều kiện mua các căn hộ phù hợp với khả năng thanh toán của mình, từng bước cân đối cung – cầu của thị trường BĐS…, UBND TP còn tiếp tục kiến nghị T.Ư có chính sách hỗ trợ về mặt tài chính, ngân hàng.
Tôi nghĩ cần có giải pháp, chính sách mang tính đột phá mới tháo gỡ được nút thắt hàng tồn kho quá lớn như hiện nay. Nếu các DN được cơ cấu lại các khoản nợ vay cũ đang chịu LS rất cao để chuyển sang hưởng mức LS theo chính sách hiện nay đối với người mua nhà, người đang ở nhà có diện tích chật hẹp, có thu nhập thấp… khi mua lần đầu mà được hỗ trợ tín dụng ưu đãi với LS khoảng 8%/năm trong thời hạn từ 5-10 năm hoặc nếu miễn thuế VAT đối với người mua nhà ở phân khúc bình dân, mở rộng điều kiện cho người nước ngoài sở hữu căn hộ tại VN… thì sẽ góp phần kích cầu thị trường nhà ở và chắc chắn khó khăn sẽ được giảm đáng kể.
Hàng tồn kho hơn 30.242 tỉ đồng
Theo ông Nguyễn Hữu Tín, khó khăn lớn nhất là khối lượng hàng tồn kho BĐS tại TP.HCM rất lớn, tổng giá trị lên đến hơn 30.242 tỉ đồng. Bên cạnh đó, do LS cao, DN khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, thiếu vốn để triển khai thực hiện khiến nhiều công trình phải dở dang, thậm chí nhiều dự án phải tạm dừng triển khai. Qua kết quả khảo sát của Sở Xây dựng, trong tổng số 1.318 dự án trên địa bàn, có 242 dự án (quy mô hơn 2.087 ha diện tích đất, 61.705 căn hộ) đã giao chủ đầu tư nhưng chưa triển khai, 37 dự án đang tạm dừng (hơn 393 ha diện tích đất) và 37 dự án điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh cơ cấu nhà ở (quy mô hơn 649 ha, 22.366 căn hộ)…
Theo TNO
Ngân hàng giải chấp, nhà phố rớt giá thảm hại
Rất nhiều NH đang âm thầm giải chấp hàng loạt BĐS được khách hàng thế chấp trước đây. Việc giải chấp đồng loạt của nhiều NH đã khiến mặt bằng giá nhà phố giảm ít nhất 30%.
Alô là... "đụng" ngân hàng bán nhà
Chị tôi là hộ làm ăn cá thể, có mở tài khoản giao dịch tại một số NH, được một số ngân hàng xem là khách hàng thân thiết. Chị tôi bảo: "Dạo này tình hình thị trường nhà đất chắckhó khăn lắm hay sao mà tuần nào chị cũng nhận được cả một list dài tài sản cần giải chấp do các NH gửi qua email mời mua, trong đó nhiều nhất lànhà, xe, đất đai...".
Tôi đem chuyện hỏi anhMai Thế Bình - một người chuyên môi giới mua bán nhà khu vực Q.1, 3. Anh Bình than: "Dạo này làm ăn khó quá, toàn "đụng" NH bán nhà thế chấp. Giá họ bán "mềm", em không có cửa cạnh tranh, họ cũng không cần môi giới nên em gần như không còn đất làm ăn. Trước đây em đọc báo thấy ai bán nhà thì gọi tới, đặt vấn đề dẫn khách mua, đa số chủ bán nhà đồng ý, nếu giao dịch thành công thì em được hưởng hoa hồng. Giờ đọc báo, gọi đến toàn gặp nhân viên thu hồi nợ của NH. NH bán nhà, họ không cần môi giới mà bán trực tiếp cho khách, hoặc nếu họ cần môi giới thì bán qua các sàn chứ không cần những môi giới lề đường như tụi em".
Theo lời anh Bình, tôi chọnnhanh một số BĐS trên địa bàn Q.1 được rao bán trên mạng. Căn nhà đầu tiên nằm trong một con hẻm rộng 4m, chỉ cách mặt tiền đường Đề Thám khoảng 20m. Căn nhà có diện tích 3,7x17m, một trệt, 2 lầu giá chào bán là 4,5 tỉ đồng. Khi liên lạc qua điện thoại để đi xem nhà, người bán nhà cho biết: "Em là nhân viên thu hồi nợ của NH...".
Nhân viên này cho biết: "Nếu anh muốn xem nhà thì đến trực tiếp em sẽ gọi điện cho chủ nhà mở cửa cho anh xem. Căn nhà này, giữa năm 2011, được tụi em định giá 5,8 tỉ đồng vàđã nhận thế chấp cho vay 4,5 tỉ đồng. Đến nay, cả lãi và vốn đã vượt con số 5,8 tỉ đồng, người thế chấp đã mất khả năng thanh toán nên giao tài sản cho NH giải chấp thu hồi vốn. Do tình hình khó khăn, phải gấp rút thu hồi nợ trước cuối năm nên NH bán căn nhà này với giá 4,5 tỉ đồng, bằng đúng số tiền NH đã cho vay và có thể thương lượng một ít để khách làm giấy tờ. Trong hoàn cảnh hiện nay thì NH chỉ đặt mục tiêu thu hồi nợ chứ không tính đến lời lỗ. Nếu anh mua, mời anh đến gặp sếp của em để thương lượng...".
Trong vai người đi mua nhà, người viết xuống gặp chủ nhà. Chị chủ nhà cho biết, do cần vốn làm ăn, con cháu trong nhàđã thế chấp từ năm 2011 nhưng làm ăn không thành công, mất vốn, không trả được nợ. NH họ thúc nợ dữ lắm, nên gia đình cũng đã kêu bán nhà mấy lần, giá 7 tỉ. Tháng 8/2011 đã có người trả 6,5 tỉ đồng, nhưng lúc đó bà cụ đang ốm liệt giường con cháu không nỡ bán nhà. Bà cụ giờ mất rồi, buộc phải bán nhà trả nợ nhưng không bán được, buộc phải giao nhà cho NH, họ bán được cho mình được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu chứ biết sao giờ, tình hình khó khăn chung mà...".
Người viết còn gọi liên lạc thêm 7quảng cáo bán nhà nữa, trong đó có đến 5 trường hợp gặp người bán nhà là nhân viên NH đi bán nhà hoặc người cần bán nhà để trả nợ cho NH.
Nhà phố rớt giá thảm hại
Khi các NH giải chấp hàng loạt BĐS thế chấp đã có tác động nhất định lên mặt bằng giá nhà phố trên địa bàn TP. Trở lại với căn nhà trên đường Đề Thám, Q.1, nếu NH bán thành công căn nhà này với giá 4,5 tỉ đồng thì chỉ tính trong trường hợp này giá căn nhà đã giảm ít nhất 30% so với cách đây chỉ hơn 1 năm.
Tuy nhiên, mức giảm giá kể trên vẫn chưa sốc bằng trường hợp sau. Một căn nhà vườn cộng với một dãy 12 phòng trọ, được xây dựng trên khu đất gần 500m2 trên địa bàn Q.Bình Tân, 2 năm trước được định giá gần 8 tỉ đồng. 2 năm sau cũng căn nhà đó, thế chấp NH, chủ nhà mất khả năng thanh toán được rao bán chỉ 5 tỉ đồng, mất gần 40% giá trị...
Trong 8 trường hợp bán nhà mà người viết tìm hiểu, những người bán nhà đều khẳng định giá bán hiện nay chỉ bằng 60 -70% so với trước đây 1 năm - thời điểm bắt đầu của làn sóng NH giải chấp. Đây có thể là lần đầu tiên, thị trường nhà phố trên địa bàn các quận trung tâm TP trải qua một đợt rớt giá mạnh như vậy.
Đem câu chuyện NH giải chấp nhà đất cầm cố trao đổi với một chuyên gia về thị trường BĐS, vị chuyên gia này cho rằng: "Một khi NH giải chấp bằng với số tiền đã cho vay có nghĩa là giá trị BĐS đó đã giảm 40%".
Cũng theo vị chuyên gia này: "Từ trước đến nay, khi thế chấp và nhận thế chấp NH luôn nắm đằng chuôi. Họ định giá tài sản rất thấp, giá trị thị trường của một món hàng là 10 đồng thì họ chỉ định giá tối đa là 8 đồng, sau đó họ cho vay tối đa chỉ 60 -70% con số họ định giá. Họ làm vậy nhằm mục đích giữ cho túi tiền của mình luôn antoàn trong mọi biến động của thị trường. Có thể do tình hình thị trường BĐS quá xấu mới có câu chuyện NH giải chấp bằng với số tiền cho vay".
Làn sóng giải chấp BĐS thế chấp có thể mới chỉ bắt đầu, trong thời gian tới có thể còn mạnh hơn và có nhiều khả năng sẽ kéo giảm thêm mặt bằng giá nhà phố. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã có đến 2 hội chợ mini nhà đất, trong đó chủ yếu là nhằm tiêu thụ nhà, đất có liên quan đến NH.
Theo Dantri
Nhà thu nhập thấp giá 10,3 triệu đồng/m2 120 căn hộ thuộc dự án nhà thu nhập thấp tại khu đô thị mới Đặng Xá (Gia Lâm, Hà Nội) đang được mở bán với giá 10,3 triệu đồng/m2 (đã bao gồm 10% VAT và 2% phí bảo trì). Dự án nhà thu nhập thấp Đặng Xá mở bán với giá 10,3 triệu đồng/m2 - Ảnh: L.Q Các căn hộ có diện...