Giải pháp giao thông xanh cho thành phố Hà Nội
Xuất phát từ ý tưởng về một thành phố xanh trong tương lai với các phương tiện giao thông giảm thiểu các khí thải độc hại, không khói bụi và tiếng ồn như các loại phương tiện chạy bằng xăng dầu hiện nay, giải pháp sử dụng xe đạp điện di chuyển trong nội đô thành phố là phương án tối ưu, đáp ứng đúng nhu cầu của đi lại của người dân Hà Nội.
Với mong muốn đưa ra giải pháp khắc phục cho việc giảm thiểu lượng carbon thải ra và tiết kiệm không gian giao thông bằng hệ thống giao thông xanh sử dụng xe điện dưới hình thức chia sẻ người dùng, chiều 10/8, tại Hà Nội, Công ty cổ phần TOPPRO (TPRinvest) – thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội phối hợp cùng Công ty QIQ Global Singapore (QIQ Globab) tổ chức Hội thảo “Giải pháp giao thông xanh cho thành phố Hà Nội”.
Toàn cảnh Hội thảo (Ảnh: PV)
Tham dự Hội thảo có đại diện: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông Hà Nội, Sở Công Thương, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, đại diện các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Báo cáo tại Hội thảo cho biết, theo thống kê, 70% lượng khói bụi gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là do hoạt động giao thông. Bên cạnh đó, vấn đề kẹt xe do lượng phương tiện tham gia giao thông tăng mạnh cũng càng ngày trở nên trầm trọng. Số lượng phương tiện giao thông cá nhân gia tăng nhanh chóng. Nếu không có biện pháp quản lý kịp thời, trong tương lai, tình trạng ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường ở Hà Nội sẽ trở nên nghiêm trọng.
Hiện thành phố Hà Nội có hơn 5,2 triệu xe gắn máy, nửa triệu ô tô (chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn). Với số lượng phương tiện trên, nếu tính hệ số đồng thời hoạt động là 60% số xe lưu thông thì diện tích chiếm dụng vượt quá 1,34 lần năng lực hệ thống đường phố (khu vực trung tâm là 3,72 lần). Vì vậy, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô và các cửa ngõ ra, vào thành phố ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt là giờ cao điểm và ngày lễ, Tết. Ngoài ra, hoạt động giao thông vận tải của phương tiện giao thông đường bộ được xác định chiếm 70% các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Dự báo đến năm 2030, Hà Nội sẽ có khoảng 2 triệu ô tô và 7,5 triệu xe gắn máy, trong khi quỹ đất cũng như nguồn vốn đầu tư cho mở rộng đường, xây đường mới rất eo hẹp. Như vậy, tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội sẽ ngày càng nghiêm trọng. Chính vì vậy, một trong những giải pháp căn bản để Hà Nội giải quyết bài toán ùn tắc giao thông là tập trung phát triển vận tải hành khách công cộng, phù hợp với điều kiện, nhu cầu của người dân. Hà Nội cũng đang phấn đấu đến năm 2030, ở khu vực nội đô, 80% người dân khi dừng xe gắn máy có thể tiếp cận các điểm dừng phương tiện công cộng với quãng đường dưới 500m; 20% còn lại, người dân có thể phải đi bộ dài hơn, hoặc đi bằng xe đạp, nhưng không quá 1km.
Video đang HOT
Đại diện Công ty cổ phần TOPPRO và Công ty QIQ Global ký kết Thỏa thuận hợp tác (Ảnh: PV)
Ủng hộ phương án phát triển giao thông công cộng của Hà Nội, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần TOPPRO Phạm Trường Giang chia sẻ, để phương tiện giao thông hoạt động hiệu quả thì phương tiện trung gian để kết nối giữa các khu chung cư với các bãi đỗ xe, ga tàu điện, xe buýt là vấn đề quan trọng. Chính vì vậy, xuất phát từ ý tưởng về một thành phố xanh trong tương lai với các phương tiện giao thông giảm thiểu các khí thải độc hại, không khói bụi và tiếng ồn như các loại phương tiện chạy bằng xăng dầu hiện nay, giải pháp sử dụng xe đạp điện di chuyển trong nội đô thành phố là phương án tối ưu, đáp ứng đúng nhu cầu của đi lại của người dân Hà Nội.
Là đơn vị cung cấp dịch vụ xe điện dưới hình thức chia sẻ người dùng, đại diện Công ty QIQ Global cho biết, hệ thống giao thông công cộng xanh QIQ do Công ty TPRinvest và QIQ Global phối hợp cung cấp sẽ giúp các phương tiện xe đạp điện công cộng sẽ tự động kết nối với nhau và kết nối với người dùng thông qua phần mềm điều khiển và thanh toán. Người dùng có thể đăng ký, đặt sử dụng xe điện để di chuyển đến địa điểm cần đến với mức phí khoảng 15.000 đồng/20 phút sử dụng, với quãng đường di chuyển khoảng 8 km. Đặc biệt, đơn vị cung cấp này cũng sẽ cung cấp hệ thống sạc xe điện công cộng trên nhiều tuyến đường của Hà Nội./.
Theo cpv
Hà Nội tái diễn "chặt chém" giá trông giữ xe
Sau khi thành phố Hà Nội tăng giá trông giữ xe từ ngày 1/1/2018, tưởng rằng tình trạng thu quá giá quy định tồn tại dai dẳng nhiều năm trước đây trên địa bàn sẽ được giải quyết.
Thế nhưng, thời gian gần đây, tại một số địa bàn vốn là điểm nóng, việc thu quá giá quy định dịch vụ trông giữ xe vẫn tiếp tục tái diễn, "chặt chém" người gửi xe gấp đôi, thậm chí gấp 4 - 5 lần quy định, khiến người dân hết sức bức xúc.
Nhân viên trông giữ xe hướng dẫn xe đỗ đúng nơi quy định. Ảnh: Huy Hùng/ TTXVN
Chiều 25/7, dạo một vòng xung quanh khu vực các bệnh viện, chợ... trên địa bàn, phát hiện nhiều nơi thu quá giá dịch vụ trông giữ xe cao gấp 2, thậm chí gấp 4 lần. Điển hình nhất là khu vực trông giữ xe ở tòa nhà Hàm Cá Mập, đầu cầu Gỗ, quận Hoàn Kiếm.
Mặc dù đã rất nhiều lần báo chí phản ánh về tình trạng "chặt chém" của điểm trông giữ này nhưng việc thu quá giá quy định vẫn không được giải quyết, tồn tại dai dẳng hết năm này qua năm khác.
Phản ánh về tình trạng này, chị Nguyễn Mai ở quận Hoàng Mai cho biết, khi gửi xe tại điểm trông giữ xe bên hông tòa nhà Hàm Cá Mập, ngay đầu cầu Gỗ, một nam nhân viên trông giữ xe nói giọng miền Trung đã thu giá trông giữ 20.000 đồng/xe/ lượt.
Khi thắc mắc tại sao thu quá gấp 4 lần quy định, nhân viên trông giữ liền giật phắt tấm vé trên tay chị buông thõng 1 câu: "Chị tìm chỗ khác mà gửi".
Chị Phương Ánh ở quận Hoàn Kiếm cũng cho biết, tại các điểm trông giữ xe khu vực chợ Đồng Xuân và chợ Hôm, nhân viên trông giữ ở đây cũng thu của khách 10.000 đồng/1 xe.
Trước đó, dư luận cũng phản ánh tình trạng thu quá giá quy định xảy ra ở một số bệnh viện lớn thuộc tuyến Trung ương đóng trên địa bàn. Tại những địa điểm này số lượng phương tiện gửi hàng ngày rất lớn.
Mặc dù phí trông giữ theo quy định hiện hành, tại địa bàn các quận; các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, thành phố quy định giá trông giữ ban ngày với xe đạp, xe đạp điện là 3.000 đồng/lượt, ban đêm là 5.000 đồng/lượt, cả ngày và đêm là 7.000 đồng; theo tháng là 70.000 đồng.
Giá trông giữ ban ngày với xe máy, xe máy điện là 5.000 đồng/lượt, ban đêm là 8.000 đồng/lượt, cả ngày và đêm là 12.000 đồng/lượt và theo tháng là 120.000 đồng/xe.
Thế nhưng tại một số điểm trông giữ như khu vực Bệnh viện Việt Đức (có địa chỉ tại số 40 Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), ngay trước cổng bệnh viện, dọc tuyến đường Phủ Doãn có điểm trông xe máy và ô tô do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường quản lý; hay điểm trông giữ tại Bệnh viện mắt Trung ương (có địa chỉ tại số 85 Bà Triệu, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) có dấu hiệu thu quá giá quy định.
Sau khi dư luận phản ánh, tại thời điểm ngày 26/7, khảo sát qua các điểm trông giữ này tình trạng thu quá giá quy định đã được giải quyết.
Một số điểm trông giữ xe tự ý nâng giá quá mức quy định. Ảnh minh họa: TTXVN
Trao đổi vấn đề này, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, ngày 10/1/2018, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 113/UBND-ĐT về việc tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các bãi trông giữ phương tiện, điểm trông giữ phương tiện không phép, sai phép, thu sai quy định...; trong đó yêu cầu các sở, ngành chức năng, UBND các quận huyện, thị xã tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật, đặc biệt tại các bãi trông giữ phương tiện, điểm trông giữ phương tiện không phép, sai phép thu phí sai quy định...trên địa bàn do các quận, huyện, thị xã, quản lý.
Cùng đó, có biện pháp chống tái lấn chiếm, tái vi phạm và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về việc duy trì trật tự đô thị trên địa bàn ; kiên quyết đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Căn cứ văn bản chỉ đạo của UBND thành phố, Sở Tài chính đã có Quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thành phố về việc chấp hành quy định nhà nước về phí và giá trên địa bàn thành phố...
Theo Sở Giao thông Vận tải, từ ngày 16/1 - 7/3/2018, Sở này đã phối hợp tham gia đoàn kiểm tra Liên ngành thành phố kiểm tra được 53 điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn các quận, lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính 47 điểm với tổng số tiến phạt 1,096 tỷ đồng.
Trước phản ánh về tình trạng thu quá giá quy định vẫn tiếp tục tái diễn, Sở Giao thông Vận tải cho biết, Sở Giao thông vận tải với chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ tiếp tục phối hợp với các sở, ngành để kiểm tra, xử lý các vi phạm khi có yêu cầu tham gia đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố.
Đối với việc kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động trông giữ phương tiện tại các điểm, bãi trông xe trên địa bàn thành phố là công việc thường xuyên của lực lượng thanh tra giao thông, Sở Giao thông Vận tải giao Thanh tra Sở ngoài nhiệm vụ thường xuyên tuần tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời, xử lý các vi phạm tại các điểm đỗ xe theo chức năng, nhiệm vụ, cần phải xây dựng các kế hoạch liên ngành để kiểm tra, xử lý theo chuyên đề hoặc tổng kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến hoạt động trông giữ xe, trong đó những vi phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính thì liên ngành sẽ kịp thời kiểm tra, xử lý ngay theo thẩm quyền được giao.
Tuy nhiên, từ thực tế kiểm tra, để nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý vi phạm, lực lượng chức năng cần có sự hợp tác của người dân trong việc phản ánh kịp thời cũng như cung cấp những bằng chứng cụ thể về việc thu quá giá quy định của dịch vụ trông giữ xe để lực lượng chức năng có căn cứ để xử lý, chấn chỉnh./.
Theo Tuyết Mai/TTXVN
Đống Đa Hà Nội: Chợ tạm Phương Mai đến bao giờ hết nhếch nhác? Nhiều năm qua, tại khu vực sân chơi chung giữa hai dãy nhà tập thể E3 và E10 phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội bỗng dưng biến thành điểm họp chợ. Mặc dù, người dân sống xung quanh đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị lên các cơ chức năng giải tỏa chợ tạm này. Tuy nhiên, đến nay...