Giải pháp đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Quảng Ngãi xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt mục tiêu này, theo các chuyên gia kinh tế, du lịch, lãnh đạo các địa phương, thì tỉnh cần đề ra nhiều giải pháp mang tính đột phá.
Phát triển chưa tương xứng tiềm năng
Đánh giá về ngành du lịch Quảng Ngãi, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, TS.Nguyễn Anh Tuấn nhìn nhận: Quảng Ngãi hội đủ điều kiện để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế thế mạnh. Tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa đa dạng, đặc sắc. Tuy nhiên, thực tế phát triển du lịch của tỉnh thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh vốn có.
Khu du lịch sinh thái Suối Chí (Nghĩa Hành) là điểm đến hấp dẫn của du khách trong mùa nắng nóng. Ảnh: H.ANH
Theo TS.Nguyễn Anh Tuấn, giai đoạn đến, Quảng Ngãi cần có những đột phá về chính sách để phát triển du lịch, xem đây là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững. Cần tăng cường đầu tư công, ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, Quảng Ngãi cần tăng cường khai thác, phát triển sản phẩm du lịch, chủ đạo là du lịch biển, đảo gồm Lý Sơn, Mỹ Khê, Sa Huỳnh và một số bãi biển ở các địa phương. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch xanh… nhằm khai thác có hiệu quả các giá trị di tích, di sản văn hóa đặc trưng.
TS.Nguyễn Thị Huyền – Trường Đại học Phạm Văn Đồng thì cho rằng, nguồn nhân lực được đào tạo đúng chuyên môn du lịch tại Quảng Ngãi còn hạn chế, hơn 70% nhân lực du lịch của tỉnh chưa qua đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành du lịch, bên cạnh sự nỗ lực của cơ sở đào tạo thì cần có sự quan tâm của các cấp chính quyền, của doanh nghiệp du lịch.
Video đang HOT
“Quảng Ngãi cần có cơ chế khuyến khích các cơ sở đào tạo mở rộng quy mô, đa dạng hóa hình thức đào tạo, gắn kết công tác đào tạo với kế hoạch sử dụng lao động của từng địa phương trong tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức lại lao động một cách khoa học, cải thiện thu nhập, có chính sách khuyến khích giữ nguồn nhân lực chất lượng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch…”, TS. Nguyễn Thị Huyền nêu giải pháp.
Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Bàn về giải pháp đưa du lịch Quảng Ngãi “cất cánh”, đại diện Công ty Viettravel Đặng Như Đà Thành đánh giá: Hạ tầng du lịch, giao thông Quảng Ngãi hiện còn rất hạn chế. Đường dẫn vào TP. Quảng Ngãi rất hẹp và xấu… Quảng Ngãi cần đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ hơn. Trong khi đó, Giám đốc Hợp tác xã Du lịch cộng đồng Gò Cỏ Nguyễn Thị Diễm Kiều đề nghị: Trong giai đoạn đến, tỉnh cần xây dựng thí điểm mô hình du lịch cộng đồng. Tại Làng du lịch Gò Cỏ, doanh nghiệp mong muốn Nhà nước đầu tư đường giao thông dẫn vào mô hình du lịch và bãi đổ xe, hỗ trợ nước sạch vùng Gò Cỏ…
Chia sẻ về lợi thế phát triển du lịch biển đảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Lê Văn Ninh nêu giải pháp: “Trong 5 năm đến, để Lý Sơn đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, thì cần thiết phải tiếp tục nâng cấp hạ tầng du lịch, chỉnh trang lại đường phố, trồng thêm cây xanh, cung cấp đủ nước ngọt và giải quyết tốt về vấn đề môi trường”.
Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh nhận định: So với nhiều tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung, thì du lịch Quảng Ngãi đang thua sút khá nhiều. Do đó, trong giai đoạn đến, Quảng Ngãi sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX. Việc phát triển du lịch không phải ở cấp, ngành nào, mà đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân cùng chung tay thực hiện, từ đó xây dựng Quảng Ngãi là điểm đến an toàn, thân thiện.
“Tỉnh sẽ ban hành nghị quyết mới về phát triển du lịch, giai đoạn 2021 – 2025. Huy động, khai thác nguồn lực ngoài nhà nước từ các doanh nghiệp tư nhân để tham gia vào phát triển du lịch. Trong đó, tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, nhất là trong các khu, điểm du lịch và kết nối các khu, điểm du lịch với nhau. Cùng với đó, Quảng Ngãi sẽ kêu gọi và tạo điều kiện để phát triển các dự án lớn đầu tư vào lĩnh vực du lịch lớn; xây dựng các khách sạn 5 sao trở lên…”, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh nhấn mạnh.
Nghệ An: Đưa Cửa Lò trở thành điểm đến an toàn, ấn tượng
Mùa du lịch năm 2021, thị xã Cửa Lò tổ chức đa dạng hoạt động, sự kiện du lịch nhằm gia tăng số lượng, thời gian lưu trú và chỉ tiêu của khách; quảng bá hình ảnh du lịch Cửa Lò là điểm đến an toàn.
Biển Cửa Lò, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Năm 2021, thị xã Cửa Lò (Nghệ An) đề ra mục tiêu đón và phục vụ hơn 3,1 triệu lượt khách du lịch, tăng 42,5% so với năm 2020; doanh thu du lịch đạt 3.360 tỷ đồng, tăng 47,7% so với năm 2020.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 gây ảnh hưởng không nhỏ thì đây là những chỉ tiêu không đơn giản.
Ông Doãn Tiến Dũng, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Cửa Lò cho biết, mùa du lịch năm 2021, thị xã Cửa Lò sẽ phối hợp chặt chẽ với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức đa dạng hoạt động, sự kiện du lịch nhằm gia tăng số lượng, thời gian lưu trú và chỉ tiêu của khách; quảng bá hình ảnh du lịch Cửa Lò là điểm đến an toàn, ấn tượng sau đại dịch COVID-19 .
Cũng thông qua đó, Cửa Lò tạo cơ hội thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng tự nhiên và xã hội để phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế văn hóa, xã hội của tỉnh Nghệ An nói chung, Cửa Lò nói riêng; tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa ứng xử, môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện của điểm đến du lịch Cửa Lò.
Để chuẩn bị cho mùa du lịch 2021, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đề nghị Sở Du lịch Nghệ An ưu tiên tuyên truyền, quảng bá du lịch Cửa Lò trong kế hoạch xúc tiến, quảng bá du lịch, đẩy mạnh hình ảnh du lịch Cửa Lò trên website su lịch Nghệ An, trên các biển quảng cáo tấm lớn do Sở quản lý và trên các ấn phẩm du lịch; chủ trì, kết nối các điểm du lịch trong tỉnh để phối hợp, tuyên truyền, quảng bá du lịch Nghệ An gắn với các địa bàn trọng điểm về du lịch trong đó có Cửa Lò.
Ủy ban Nhân dân tỉnh đề nghị Sở Ngoại vụ tranh thủ các đối tác, tổ chức quốc tế và các tỉnh ở nước ngoài có quan hệ hữu nghị với tỉnh Nghệ An để tuyên truyền, quảng bá về du lịch Cửa Lò.
Ủy ban Nhân dân thị xã Cửa Lò cho biết, mùa du lịch năm 2021, thị xã Cửa Lò sẽ tiếp tục duy trì và đưa các tour du lịch mới vào hoạt động, trong đó, tour du lịch nội thị gồm Đảo Lan Châu - đảo Song Ngư - đền Vạn Lộc - đền Mai Bảng - Làng nghề chế biến hải sản Nghi Thủy; đền Làng Hiếu - cầu Cửa Hội - Làng nghề nước mắm Hải Giang 1 - khu vui chơi giải trí Vinpearl Cửa Hội.
Ngoài ra, còn có tour từ Cửa Lò đi đến các điểm du lịch: Cửa Lò - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cửa Lò; Cửa Lò - du thuyền sông Lam - đền Củi - Quảng trường Hồ Chí Minh - Cửa Lò; Cửa Lò - Quảng trường Hồ Chí Minh - Khu lưu niệm Nguyễn Du - ngã ba Đồng Lộc - Khu du lịch nước khoáng nóng Kim Sơn - Cửa Lò; Cửa Lò - đền Chung Sơn - chùa Đại Tuệ - Cửa Lò.
Ông Doãn Tiến Dũng, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thị xã Cửa Lò cũng cho biết hiện nay tỉnh Nghệ An quan tâm đầu tư nhiều hơn cho thị xã Cửa Lò. Hiện nay quy hoạch Cửa Lò đã hoàn thiện được phân khu của 7 phường, thị xã đang tiến hành để công bố quy hoạch.
Ngoài ra, quy hoạch khu lâm viên phía đông đường Bình Minh (trục đường chính, quan trọng nhất của thị xã Cửa Lò) cũng được thị xã quan tâm triển khai các bước để thực hiện.
Thị xã đã tổ chức một cuộc thi ý tưởng. Ban Thường vụ Thị ủy thị xã đã cho ý kiến lần một, các nhà tư vấn đang hoàn thiện. Theo tiến độ thì đến tháng 5/2021, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ xem xét, tháng 6/2021 Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An sẽ cho ý kiến, sau đó Ủy ban Nhân dân tỉnh sẽ phê duyệt ý tưởng quy hoạch.
Định hướng quy hoạch phía đông đường Bình Minh, đó là sẽ dành ưu tiên cho lâm viên, khu vui chơi giải trí, giải khát, các hệ thống để phục vụ điện chiếu sáng, trang trí; cơ bản toàn bộ khu nhà hàng kinh doanh phía đông đường Bình Minh sẽ không còn mà chuyển sang mục đích khác để tạo bộ mặt, điểm nhấn mới cho du lịch Cửa Lò.
Cần 'bình đẳng hóa' quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước Tại hội thảo "Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp" do Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức ngày 7/4, chuyên gia kinh tế - TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: Cần phải đổi mới phương thức quản lý doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) theo nguyên tắc "ở...