Giải pháp đảm bảo an toàn cho tài xế của Grab
Việc nam sinh chạy Garb bị sát hại khiến nhiều người thương xót và phẫn nộ. Để tránh những trường hợp tương tự xảy ra, Garb có những tính năng hướng dẫn an toàn cho tài xế.
Tài xế Grab.
Liên quan đến các giải pháp về an toàn cho đối tác tài xế và hành khách tại Grab, đơn vị này cho biết an toàn cho mỗi chuyến xe luôn là mục tiêu hàng đầu của Grab.
Ngoài việc triển khai các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, Grab thường xuyên nhắc nhở, cập nhật các khu vực có tình hình an ninh phức tạp cũng như triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao an toàn cho đối tác tài xế và hành khách.
Cụ thể như tính năng gọi điện thoại miễn phí thông qua ứng dụng Grab – không hiển thị số điện thoại người gọi. Sau khi triển khai tính năng tin nhắn thoại và tin nhắn ảnh trong GrabChat, Grab tiếp tục cập nhật thêm tính năng gọi điện thoại thông qua ứng dụng Grab. Tính năng này đã áp dụng trên toàn quốc từ ngày 04/02/2019.
Với tính năng này, tài xế và khách hàng có thể gọi điện thoại trực tiếp và hoàn toàn miễn phí cho nhau thông qua ứng dụng Grab, đồng thời số điện thoại cá nhân của cả hai bên sẽ không hiển thị. Tính năng này giúp tăng cường tính riêng tư và bảo mật thông tin số điện thoại của cả hai bên tốt hơn, đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất việc gọi điện/nhắn tin làm phiền sau khi chuyến xe đã kết thúc.
Video đang HOT
Trong trường hợp một trong hai bên không có kết nối internet, hệ thống sẽ tự động chuyển sang chế độ gọi điện thoại thông thường.
Giải pháp nữa là tính năng hướng dẫn an toàn cho tài xế Grab. Tính năng này đã triển khai từ ngày 1/2/2019 trên ứng dụng Grab của toàn bộ tài xế, giúp tài xế an toàn hơn khi di chuyển. Cụ thể, phím gọi khẩn cấp S.O.S giúp tài xế kết nối trực tiếp với đường dây nóng 113 của Cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp.
Đồng thời tài xế có thể chia sẻ chuyến đi: giúp tài xế chia sẻ vị trí và điểm đến theo thời gian thực cho người thân, bạn bè hay đội cơ động của Grab. Hoặc nhắn tin khẩn cấp cho các số liên hệ S.O.S: nhanh chóng gửi tin nhắn vị trí theo thời gian thực của tài xế cho các số liên hệ S.O.S đã được lưu trên điện thoại trước đó.
Hai tính năng an toàn nói trên là sự tiếp nối của những tính năng an toàn đã được Grab triển khai dành cho hành khách khách và tài xế trước đó gồm: Chia sẻ hành trình (Share My Ride); Phím S.O.S ( Emergency) trên ứng dụng của hành khách cho phép hành khách lập tức gọi đến đường dây nóng 113 và kết nối ngay với cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp; tính năng telematics trên ứng dụng của tài xế GrabTaxi và GrabCar giúp nhận diện những hành vi lái xe không an toàn, ví dụ chạy quá tốc độ, chuyển hướng đột ngột, thắng gấp hoặc tăng tốc đột ngột… sau đó hướng dẫn cho tài xế cách cải thiện…
Một tính năng trước đó của Grab nhằm đảm bảo an toàn cho tài xế là tính năng xác thực hình ảnh tài xế: tài xế cần xác thực hình ảnh ít nhất một lần trong ngày để đảm bảo độ an toàn cho tài khoản Grab, nhất là trong trường hợp bị mất điện thoại nhưng chưa kịp thông báo với Grab.
Tính năng này cũng hạn chế tình trạng một số tài xế chạy chung ứng dụng hoặc chạy bằng ứng dụng của người khác. Về phía khách hàng cũng sẽ yên tâm hơn khi biết rằng tài xế chở mình đã được xác thực. Vì lý do an toàn, đối tác không nhận được yêu cầu xác thực hình ảnh khi đang trong cuốc xe chở khách hàng.
Hay như tính năng cảnh báo tài xế lái xe trong tình trạng mệt mỏi (Driver Fatigue): tài xế sẽ nhận được cảnh báo trong ứng dụng rằng họ đã chạm đến “ngưỡng” mệt mỏi, và được nhắc nhở nên nghỉ ngơi để đảm bảo lái xe an toàn. Loạt tính năng an toàn này bổ sung vào các chương trình và khóa học an toàn sẵn có nhằm bảo vệ hành khách và các tài xế của Grab trên mỗi chuyến đi:
Grab hiện là công ty đặt xe công nghệ đi đầu trong việc mua bảo hiểm tai nạn cho tài xế và hành khách trong chuyến đi với mức bảo hiểm tối đa lên đến 115 triệu đồng/người. Trong trường hợp xảy ra sự cố, Grab luôn sẵn sàng hỗ trợ tài xế và gia đình tài xế một cách tốt nhất và nhanh nhất. Đồng thời, Grab cũng tích cực cung cấp các thông tin hỗ trợ và phối hợp với cơ quan chức năng khi có yêu cầu nhằm rà soát, xác minh phục vụ công tác điều tra, xử lý.
Grab cũng lưu ý, với những chuyến xe không được thực hiện thông qua ứng dụng Grab, Grab sẽ không thể theo dõi hành trình và hỗ trợ xử lý một cách nhanh chóng nếu xảy ra sự cố.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn và quyền lợi trong chuyến đi của mình, bao gồm cả bảo hiểm tai nạn cho cả tài xế và khách hàng với mức bảo hiểm tối đa lên đến 110 triệu đồng/người, Grab khuyến khích khách hàng luôn đặt xe thông qua ứng dụng và đối tác tài xế chỉ nhận cuốc xe thông qua ứng dụng.
Trong trường hợp cần sự hỗ trợ, Đội cơ động 24/7 của Grab luôn sẵn sàng hỗ trợ tài xế ngay khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, tài xế có thể liên hệ Tổng đài Grab (028-71087108) hoạt động 24/7.
Theo pháp luật việt nam
Hai tài xế kiện Grab ra tòa vì bị khóa tài khoản vĩnh viễn
Vụ kiện đã hai lần hòa giải không thành, và tòa đang lên kế hoạch đưa hai vụ kiện Grab ra xét xử trong thời gian tới.
TAND Q.10 (TP.HCM) đang thụ lý 2 vụ kiện tranh chấp hợp đồng dịch vụ/hợp đồng hợp tác của 2 nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hưng (45 tuổi, ngụ H.Nhà Bè, TP.HCM) và ông Nguyễn Thế Thiện (38 tuổi, ngụ Bình Dương) đối với Công ty TNHH Grab (gọi tắt là Grab, trụ sở Q.10).
Cụ thể, theo đơn khởi kiện, ông Nguyễn Văn Hưng trình bày, tháng 1.2018, ông đăng ký tài khoản chạy Grab Car. Nhưng đến ngày 14.11.2018, Grab đơn phương ngừng hoạt động vĩnh viễn đối với tài khoản của ông, vì cho rằng ông Hưng có tỷ lệ hủy cuốc xe 25,17%, vượt mốc 25% theo quy định, là thỏa thuận giữa các bên.
Theo ông Hưng, việc Grab ngưng hoạt động vĩnh viễn đối với tài khoản của ông là không đúng với các thông tin được thể hiện qua ứng dụng Grab đã cung cấp. Qua đó, ứng dụng ghi nhận tỷ lệ hủy chuyến của ông Hưng từ ngày 5.11.2018 đến chuyến xe cuối cùng mới 24,6%.
Từ đó, ông Hưng khởi kiện, yêu cầu Grab phải kết nối lại tài khoản của ông Hưng trên ứng dụng gọi xe để ông tiếp tục làm việc bình thuờng; buộc Grab bồi thường thiệt hại cho ông hơn 37 triệu đồng được tính từ ngày Grab khóa tài khoản của ông đến cuối tháng 12.2018. Ông Hưng cũng đề nghị công ty Grab cung cấp hóa đơn chứng từ mà công ty đã thu của ông Hưng và đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT 3,6% trên tổng doanh thu của ông từ tháng 1.2018 đến nay.
Anh Nguyễn Thế Thiện bức xúc vì tài khoản của mình bị Grab khóa không có lý do.
Tương tự, ông Nguyễn Thế Thiện là đối tác với Grab từ ngày 10.9.2018. Đến ngày 28.11.2018, Grab gửi tin nhắn thông báo khóa vĩnh viễn tài khoản Grab Car của ông Thiện. Lý do hủy, Grab thông báo rằng ông Thiện vi phạm bộ quy tắc ứng xử Grab Car khi hủy cuốc xe hoặc yêu cầu khách hủy cuốc xe không có lý do hợp lý.
Cho rằng, việc Grab khóa tài khoản đột ngột là không phù hợp, ông Thiện yêu cầu Grab phải kết nối lại tài khoản của ông trên ứng dụng gọi xe để ông tiếp tục làm việc bình thuờng; buộc Grab bồi thường thiệt hại cho ông tạm tính 100 triệu đồng, được tính từ ngày ngưng ứng dụng (ngày 21.11.2018) đến khi kích hoạt lại tài khoản; yêu cầu Grab cung cấp hóa đơn chứng từ thể hiện Grab đã thu và đóng hộ thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT 3,6% trên doanh thu của ông Thiện.
Theo VN Review
"Nhà nhà dùng Grab, người người đặt Grab" vào thứ Năm, chuyện gì đang xảy ra với app này thế nhỉ? Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là chương trình ưu đãi mới vô cùng hấp dẫn nhất từ trước đến nay mà ứng dụng Grab muốn dành riêng cho hàng triệu khách hàng thân thiết của mình. Grab là ứng dụng đặt xe quá quen thuộc rồi. Và chẳng cần phải nói gì thêm, đây cũng là ứng dụng "hào phóng"...