Giải pháp cho chứng biếng ăn ở trẻ!
Trên thế giới, khoảng 50% trẻ từ 1-6 tuổi mắc chứng biếng ăn, còn ở Việt Nam, tỷ lệ này khoảng từ 20-45%. Trẻ biếng ăn là một trong những chủ đề nóng hổi trên các diễn đàn hiện nay và là điều khiến các bà mẹ trẻ lo lắng.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biếng ăn ở trẻ như: trẻ bị ép ăn lượng thức ăn quá nhiều trong 1 ngày, do thói quen ăn uống không có giờ giấc nhất định hoặc trẻ ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn chính… Thậm chí do đồ ăn quá nhiều dinh dưỡng hoặc không hợp khẩu vị cũng gây ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.
Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc trẻ biếng ăn là do trẻ mắc một số bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản, ho… Các chứng bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ (từ 2 đến 8 tuổi).Đặc biệt, ở lứa tuổi này, trẻ hay bị ra mồ hôi trộm vào ban đêm, nhất là khi thời tiết thay đổi. Nếu cha mẹ không chú ý và lau khô ngay, trẻ sẽ bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, tình trạng biếng ăn lại xảy ra.
Làm gì để trẻ hết mồ hôi trộm?
Mồ hôi trộm là hiện tượng xảy ra khi trẻ ở trong trạng thái ngủ nghỉ, không vận động, không liên quan đến nhiệt độ môi trường nhưng mồ hôi vẫn túa ra liên tục ở đầu và lưng. Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục làm mất một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể suy kiệt, chưa kể mồ hôi ngấm vào quần áo, rất dễ làm bé bị cảm lạnh, mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản. Và như thế trẻ dễ rơi vào vòng bệnh luẩn quẩn: Ra mồ hôi trộm -> nhiễm lạnh -> viêm nhiễm đường hô hấp -> biếng ăn -> cơ thể suy yếu -> trẻ dễ ra mồ hôi trộm.
Video đang HOT
Để giúp trẻ thoát được chứng biếng ăn, các bà mẹ cần cho trẻ ăn đúng giờ, ăn đúng khẩu phần. Cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, giàu dinh dưỡng, ấm và nấu nhừ, không ăn đồ ăn sống, lạnh hay những món xào quá béo, đặc biệt không nên ép trẻ ăn quá no. Để đối phó với mồ hôi trộm, nên cho trẻ ăn các món có tác dụng bổ âm như cháo trai, canh cá quả, canh rau ngót, chè đậu xanh, đậu đen… Bên cạnh đó, cần cho trẻ dùng thêm các thuốc bổ dưỡng có khả năng ngăn ngừa mồ hôi trộm và giúp bé hết biếng ăn.
Biết chọn loại nào?
“Con mình đã uống được 5 chai Traluvi rồi. Mình thấy con ăn ngon miệng hơn và thấy sức đề kháng cũng khá hơn, không thấy hắt hơi sổ mũi mỗi khi trở trời như trước nữa”. Đây là một trong rất nhiều chia sẻ của các thành viên trên diễn đàn trẻ thơ khi đã sử dụng thuốc bổ từ dược liệu TRALUVI và đa số họ đều nhận thấy tác dụng rõ rệt của sản phẩm này.
Ngoài tác dụng làm giảm mồ hôi trộm, Traluvi còn giúp trẻ hết biếng ăn nên phá vỡ được vòng luẩn quẩn về bệnh tật, giúp trẻ tăng sức đề kháng, ăn ngon, ngủ yên, không quấy khóc. Là sản phẩm tốt của TRAPHACO, Traluvi dạng thuốc nước, vị ngọt dịu và có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược nên có thể dùng được cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Đặc điểm nổi bật nữa của Traluvi đó là liều sử dụng 1 lần ít (2.5-5ml/lần), vì thế trẻ dễ uống hơn và ít gây nôn trớ.
Đây là một giải pháp để các bà mẹ tham khảo để giúp con mình ăn ngon miệng và yên tâm về sức khỏe của bé khi giao mùa.
Theo SK&ĐS
Trẻ biếng ăn và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Tại VN, theo nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ bé biếng ăn trong độ tuổi từ từ 1 - 6 là 38%. Quan trọng hơn, có 40% những bé biếng ăn này có dấu hiệu biếng ăn ngay từ khi dưới 3 tuổi. Theo các nghiên cứu trên thế giới, có 20 -45% bé biếng ăn trong độ tuổi từ 1 - 5.
Đây là số liệu vừa được công bố tại Hội thảo giới thiệu quyển sách Chẩn đoán và Điều trị các rối loạn nuôi ăn ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ tại TP.HCM và Hà Nội do Viện bào chế Abbott và Hội Dinh dưỡng đã phối hợp tổ chức vừa qua. Hội thảo thu hút hơn 1.000 các bác sĩ chuyên khoa Nhi và các chuyên gia dinh dưỡng trong toàn quốc.
Cha mẹ không nên để tình trạng biếng ăn của trẻ kéo dài
Trong quyển sách của mình, GS. Irene Chatoor (Phó chủ tịch Khoa Tâm thần học, Giám đốc điều hành Chương trình Sức khỏe tâm thần dành cho trẻ nhỏ và nhũ nhi thuộc Trung tâm Y học quốc gia dành cho trẻ em Mỹ) đã phân loại và phân tích nguyên nhân gây nên việc từ chối ăn ở trẻ (ví dụ như biếng ăn nhũ nhi, ác cảm với thức ăn, rối loạn nuôi ăn do điều chỉnh trạng thái hoặc do bệnh lý nội khoa, rối loạn nuôi ăn sau chấn thương...). Chính việc chẩn đoán giúp xác định đúng được nguyên nhân gây nên chứng biếng ăn ở trẻ là cơ sở để BS. Chatoor đưa ra các hình thức điều trị phù hợp. Là kết quả của nhiều năm nghiên cứu tâm huyết về đề tài các rối loạn nuôi ăn ở trẻ nhỏ, quyển sách này đã được GS. Chatoor báo cáo tại nhiều hội nghị quốc gia và quốc tế, và dùng để huấn luyện các chuyên gia trong chẩn đoán và điều trị các rối loạn ăn uống. Tác giả Irene Chatoor cũng đã đoạt giải thưởng Irving B. Harris của nhà xuất bản Zero To Three vì đã đưa ra những vấn đề mới, quan trọng tạo nên sự khác biệt lâu dài trong cách chăm sóc trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ và gia đình.
Có một điều đặc biệt là hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng thiếu hụt dinh dưỡng hay các dưỡng chất chỉ xảy ra khi trẻ ăn ít. Nhưng, ngay cả việc trẻ chỉ ăn một vài món nhất định như ăn thịt mà không ăn rau... cũng dẫn tới thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Theo TS. Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng VN: "Biếng ăn kéo dài có thể dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng về mặt thể chất, chẳng hạn như sút kém trong phát triển và chậm hấp thu dưỡng chất. Ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ cũng là một vấn đề đáng quan tâm". Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: nếu bố mẹ tỏ ra lo lắng thái quá, và tiến hành các biện pháp cưỡng bức ăn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mối tương tác giữa họ và trẻ nhỏ.
Hầu hết các bậc cha mẹ cho rằng, biếng ăn chỉ ảnh hưởng đến thể trạng của bé như chiều cao và cân nặng nhưng thực tế, hậu quả của nó còn nguy hiểm hơn nhiều. Biếng ăn ban đầu dẫn tới sụt cân nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tác động nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ, khiến trẻ đánh mất nhiều cơ hội so với bạn bè cùng trang lứa. Một số nghiên cứu còn cho thấy, biếng ăn có thể dẫn tới những biến chứng trong quá trình phát triển của trẻ, gia tăng các bệnh mãn tính.
Do số lần ăn và số lượng ăn không đủ nên biếng ăn sẽ dẫn tới thiếu hụt chất khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao và cân nặng; giảm khả năng hấp thụ chất. Biếng ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị giảm sức đề kháng. Vì thế, những bé biếng ăn thường có số ngày bệnh nhiều hơn 29% và có nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp nhiều hơn 45% so với bé bình thường.
Ngay khi thấy con mình có những dấu hiệu biếng ăn, cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và chữa trị kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Nhưng, điều quan trọng nhất trong quá trình chữa trị, cha mẹ cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ bằng việc bổ sung các loại thức ăn đủ chất, đủ lượng với 4 nhóm thực phẩm: đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, vì trẻ đang biếng ăn, khả năng hấp thụ kém nên cha mẹ cần chú trọng bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chẳng hạn như sữa dành cho trẻ biếng ăn để "lấp đầy" những "lỗ hổng" về sự thiếu hụt dưỡng chất của bé.
Theo SK&ĐS
Giảm cân - cần thận trọng! Sau một tuần điều trị giảm cân bằng cây lá, thảo mộc, chị A. phải nhập viện vì nổi mẩn, ngứa ngáy khắp người. Nhiều chị em nóng vội, muốn giảm cân nhanh nên đã nhịn ăn vô tội vạ, uống thuốc, hay tìm tới những cơ sở giảm béo không đạt chuẩn để "điều trị" mà không lường trước hậu quả. Các...