Giải pháp cho 9 loại bệnh di truyền
Để con cái giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh có yếu tố di truyền sau, các bậc cha mẹ cần lưu ý:
Những trẻ có bố mẹ bị viêm tai trong thời gian dài có nguy cơ phát bệnh cao đến 60-70%. Bởi bố mẹ có nhiều khả năng di truyền lại cho con kết cấu khuôn mặt cũng như kết cấu tai họng.
Giải pháp: Theo các bác sỹ, trong gia đình không nên có người hút thuốc, mẹ nên cho bé bú ít nhất 3 tháng, hạn chế cho bé dùng đầu mút nhựa. Tránh không để trẻ mắc các bệnh cảm cúm có tính lây nhiễm, động viên trẻ thường xuyên rửa tay. Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý bệnh cảm cúm thông thường không chỉ tạo điều kiện cho bệnh viêm tai phát tác, mà còn khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, sau 7 tuổi, hiện tượng viêm tai ở trẻ sẽ có xu hướng giảm dần.
Bệnh ung thư da
Bướu hắc sắc tố là một loại ung thư da hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Nếu bố hoặc mẹ bị bệnh này, tỉ lệ mắc bệnh ở con là 2-3%. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh, tỉ lệ mắc bệnh ở con sẽ tăng lên 5-8%.
Giải pháp: Tránh không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. 80% tổn thương da dẫn đến ung thư xảy ra trước 18 tuổi. Do đó khi cho trẻ ra ngoài, nên cho trẻ sử dụng kem chống nắng với chỉ số thấp nhất là SPF 15.
Bệnh tiểu đường
Tỉ lệ mắc bệnh này ở trẻ phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường mà bố mẹ mắc phải. Nếu bố mẹ đều mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, tỉ lệ di truyền sang con sẽ khoảng 1/4. Với bệnh tiểu đường tuýp 2, là loại bệnh liên quan đến cân nặng, tỉ lệ di truyền lại càng cao. Nếu bố hoặc mẹ mắc tiểu đường tuýp 2, tỉ lệ di truyền sang con là 1/7 – 1/3. Nhưng nếu cả 2 bố mẹ đều mắc bệnh này, tỉ lệ di truyền sẽ là 1/2.
Giải pháp: Theo các nghiên cứu, liên tục cho trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu, sau đó mới cho ăn ngoài có thể phần nào giảm bớt tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, cần đảm bảo cho trẻ chế độ vận động phù hợp để tránh bị tích mỡ và đảm bảo chế độ dinh dưỡng phong phú, ăn nhiều rau quả để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Những trẻ có bố mẹ bị thị lực kém từ khi còn nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nếu bố mẹ từ nhỏ đã phải đeo kính cận, tỉ lệ bị cận ở con cũng sẽ cao hơn 6 lần so với người bình thường.
Video đang HOT
Nếu bố hoặc mẹ từ nhỏ đã bị thị lực kém, con trong tương lai cũng có khả năng bị thị lực kém cao gấp đôi người bình thường.
Giải pháp: Tốt nhất nên đảm bảo cho con bạn được các bác sỹ chuyên khoa mắt kiểm tra mắt thường xuyên khi còn nhỏ. Nếu trẻ có biểu hiện bị thị lực kém, tốt nhất nên trị liệu từ trước 3 tuổi để có hiệu quả tốt nhất.
Bệnh dị ứng và hen suyễn
Trẻ có bố mẹ bị dị ứng với lạc, phấn hoa, bụi…có khả năng bị bệnh cao nhất. Nếu chỉ bố hoặc mẹ bị hen suyễn hoặc dị ứng, tỉ lệ di truyền sang con là 30-50%. Nhưng nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh trên, tỉ lệ di truyền có thể cao đến 80%.
Giải pháp: Theo nghiên cứu mới nhất, sữa mẹ có thể phòng ngừa tỉ lệ mắc bệnh hen suyễn và dị ứng. Nếu những gia đình có tiền sử bị bệnh, không thể nuôi bé bằng sữa mẹ, nên chọn cho bé loại sữa bột có ít chất gây dị ứng. Ngoài ra, tốt nhất không nên cho trẻ ăn các chế phẩm từ sữa trước 1 tuổi, không cho trẻ ăn lòng trắng trứng trước 2 tuổi, và không cho trẻ ăn dầu lạc và hải sản trước 3 tuổi. Bố mẹ cũng cần lưu ý tránh không cho trẻ tiếp xúc với phấn hoa hoặc vật nuôi trong nhà để giảm tỉ lệ phát bệnh.
Bệnh béo phì
Khoảng 70% trẻ có bố mẹ đều bị béo phì mắc bệnh n ày. Nếu chỉ bố hoặc mẹ bị béo phì, khả năng trẻ bị béo phì là 40%.
Giải pháp: Bố mẹ nên làm gương cho con, bởi trẻ dễ có thói quen bắt chước theo chế độ ăn uống và vận động của cha mẹ. Theo các bác sỹ, bố mẹ nên hạn chế không cho trẻ uống các loại thức uống có đường, ít cho trẻ ăn đồ ngọt. Sau 2 tuổi, nên cho trẻ kiểm tra sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện ra triệu chứng.
Bệnh cao huyết áp và mỡ máu
Những trẻ có bố mẹ mắc một chứng bệnh nào đó liên quan đến tim mạch sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Nếu bố hoặc mẹ mắc bệnh cao huyết áp hoặc mỡ máu cao, tỉ lệ mắc bệnh ở con là 50%. Nếu cả bố và mẹ đều bị huyết áp cao hoặc mỡ máu cao, tỉ lệ này ở con sẽ là 75%.
Giải pháp: Bố mẹ nên cho trẻ đi kiểm tra sức khoẻ về các bệnh có liên quan. Theo các bác sỹ, những bé từ 3 tuổi trở lên nên được kiểm tra huyết áp định kỳ. Nếu chỉ số mỡ máu của bố mẹ cao (>=180mg/dl), hoặc trong bố mẹ , ông bà ngoại, hay ông bà nội có người từng bị bệnh tim mạch, tốt nhất trước khi trẻ 5 tuổi, nên đưa bé đi kiểm tra sức khoẻ.
Bệnh cao huyết áp và mỡ máu cao cũng có liên quan đến chế độ ăn uống. Do đó khi trẻ bước qua thời kỳ sơ sinh, nên đảm bảo cho bé đủ chất dinh dưỡng cân bằng mỗi ngày, và hàng ngày đều vận động để tránh bị tích mỡ.
Phạm Thúy
Theo dân trí
Những căn bệnh di truyền từ mẹ sang con
Quả có rụng cũng không xa gốc. Câu tục ngữ này có thể mô tả cuộc sống của một đứa trẻ trong gia đình. Không chỉ về tính cách mà còn về sức khỏe của con cái cũng ảnh hưởng di truyền của cha mẹ rất lớn.
Nghiên cứu của Viện nghiên cứu ung thư tại Đại học London cho thấy con gái có nguy cơ cao bị các bệnh giống như người mẹ.
Gen của người mẹ đóng vai trò như thế nào trong sự phát triển bệnh ở con gái? Dưới đây là một số bệnh di truyền mà người mẹ có thể ảnh hưởng đến con gái, theo trích dẫn từ trang Daily Mail:
1. Đau nửa đầu
Theo tiến sĩ Kate Henry, một nhà thần kinh học của Đại học New York, có 70-80% các cô gái sẽ có "di sản" đau nửa đầu này từ người mẹ. Các nhà nghiên cứu tìm thấy khiếm khuyết gen trên được gọi là tresk.
Gen đó là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu. Nếu gen này không hoạt động tốt, môi trường xung quanh trong đó có các yếu tố như pho mát, tiếng ồn, caffeine có thể dễ dàng kích thích cảm giác đau trong não là nguyên nhân gây đau nửa đầu. Khi gen bị khiếm khuyết có ở những bệnh nhân ít hoạt động sẽ gây ra đau đầu nghiêm trọng hơn.
Nhiều người bị đau nửa đầu rất nhạy cảm với một số loại thực phẩm như sôcôla, phô mai, cà phê, cam, và rượu vang đỏ. Nội tiết tố cũng rất ảnh hưởng vì mức estrogen và progesteron lên xuống trong chu kỳ kinh nguyệt có thể gây ra chứng đau nửa đầu.
2. Ung thư vú
Có 3% bệnh nhân ung thư vú ở Anh có được tế bào ung thư là "tài sản" của người mẹ để lại. Những phụ nữ mang gen BRCA1 hoặc BRCA2 bị đột biến sẽ dễ dàng để lại tình trạng này cho con gái của mình. "Hầu hết phụ nữ có gen đột biến này sẽ có tế bào ung thư phát triển ở độ tuổi rất trẻ", tiến sĩ Elizabeth Rapley, chuyên gia ung thư di truyền từ Viện nghiên cứu ung thư cho biết.
Những phụ nữ có tiền sử ung thư trong gia đình được khuyến khích thực hiện kiểm tra di truyền để có thể dễ dàng theo dõi tình trạng bệnh của mình. Ngoài ra, nên sống theo lối sống khỏe mạnh bằng cách giữ chế độ ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng, ngủ đủ thời gian và chất lượng, và tránh hút thuốc và uống đồ uống có cồn.
3. Trầm cảm
Có 10% phụ nữ bị trầm cảm do di truyền từ người mẹ, theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia về Sức khỏe Tâm thần của Hoa Kỳ. Bệnh tâm thần như trầm cảm sau sinh và rối loạn lưỡng cực được biết là xảy ra trong gia đình theo di truyền.
Các nhà khoa học đã phân lập một gen đột biến, được gọi là tryptophan hydroxylase-2, có thể gây trầm cảm. Đây là gen đột biến do não bộ thiếu hụt serotonin, một hormone điều chỉnh tâm trạng. Tuy nhiên, cho đến nay, một mối liên hệ di truyền trực tiếp chưa được chứng minh.
Phụ nữ có tiền sử trầm cảm trong gia đình được khuyên nên tránh xa căng thẳng, hoảng sợ, và việc uống rượu có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
4. Béo phì
Theo nghiên cứu tiến hành ở Anh, những người phụ nữ có bản sao gen FTO có nguy cơ đến 70% bị béo phì cao hơn so với những phụ nữ không có trùng lặp gen này. Một nghiên cứu khác phát hiện chỉ có 4% các cô gái bị béo phì dù mẹ họ có trọng lượng bình thường, và có 41% phụ nữ bị béo phì vì mẹ mình cũng bị béo phì.
Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Quốc tế về béo phì trong năm 2009 đã nêu, có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa người mẹ và con gái béo phì, cũng như người cha và con trai đối với bệnh béo phì.
Với những thực tế này, các bậc phụ huynh nên giúp con trẻ giữ chế độ ăn uống bằng cách hạn chế lượng calo và các hoạt động trong gia đình khiến trẻ ít vận động như ngồi xem tivi, khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên...
5. Thời kỳ mãn kinh sớm
Có 70-85% phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm nếu có mẹ cũng có trải nghiệm tương tự. Một trong 20 phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trước tuổi 46 với độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ là 51. Nghiên cứu do Đại học Exeter tiến hành cho biết 85% của việc trải qua thời kỳ mãn kinh sớm là do ảnh hưởng của gen.
Điều trị ung thư buồng trứng và phẫu thuật cũng có thể làm tăng nguy cơ mãn kinh sớm. Thật đáng tiếc là không có cách nào để ngăn chặn điều này.
6. Bệnh tim
Hơn 20% nguy cơ bệnh tim xảy ra đối với con nếu người mẹ đã từng bị một cơn đau tim hoặc đau ở phần ngực do gây tắc nghẽn mạch máu...
Một nghiên cứu của trường đại học Oxford cho thấy rằng những phụ nữ có người mẹ từng bị đột quỵ cũng có nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nghiên cứu này cho thấy rằng bệnh di truyền về mạch máu có thể ảnh hưởng đến động mạch tim và não.
Tuy nhiên, cho đến nay, theo các chuyên gia thì điều quan trọng là luôn thực hiện một lối sống lành mạnh để duy trì trọng lượng cơ thể, không tiêu thụ quá nhiều chất béo và muối, và rất không nên hút thuốc và uống rượu để tránh các căn bệnh nói trên.
Theo VTC
Ngày càng nhiều người viêm khớp bởi đi giày cao gót Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót và người tập thể thao mang giày không phù hợp có nguy cơ lớn mắc bệnh viêm khớp, các chuyên gia cảnh báo.> Giày cao gót có giúp nàng sexy hơn? Hiệp hội Chiropodists và Podiatrists (Anh) cảnh báo nước này đang đối mặt với cuộc "khủng hoảng viêm khớp" do sự gia tăng...