Giải Nobel Vật lý năm 2021 gọi tên 3 nhà khoa học
Ba nhà khoa học đã chia nhau giải Nobel Vật lý năm 2021 nhờ những nghiên cứu quan trọng và đóng góp to lớn liên quan tới các hệ thống vật lý phức tạp trên thế giới.
Ba nhà khoa học thắng giải Nobel Vật lý năm 2021 (Ảnh: Twitter/Nobel Prize).
Ngày 5/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Vật lý 2021 cho 3 nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann và Giorgio Parisi “vì những đóng góp đột phá cho sự hiểu biết của con người về các hệ thống vật lý phức tạp”.
Video đang HOT
Cụ thể, nhà khí tượng học và khí hậu học người Nhật Bản Syukuro Manabe và nhà khí tượng học người Đức Klaus Hasselmann được vinh danh với nghiên cứu về “mô hình vật lý về khí hậu trái đất, định lượng sự thay đổi và dự đoán một cách đáng tin cậy sự nóng lên toàn cầu”.
Trong khi đó, nhà vật lý người Italia Giorgio Parisi đạt được giải thưởng danh giá nhờ “phát hiện ra sự tác động lẫn nhau của sự xáo trộn và dao động trong các hệ thống vật chất từ quy mô nguyên tử đến hành tinh”.
Năm ngoái, giải Nobel Vật lý đã được trao cho 3 nhà khoa học với 2 công trình nghiên cứu riêng biệt liên quan tới hố đen và thiên hà. Nhà khoa học Roger Penrose (Anh) giành giải thưởng với phát hiện rằng “sự hình thành của hố đen là một sự dự đoán chắc chắn của thuyết tương đối rộng”. Trong khi đó, nhà khoa học Reinhard Genzel (Đức) và Andrea Ghez (Mỹ) được vinh danh vì “sự khám phá một vật thể siêu lớn ở trung tâm thiên hà của chúng ta”.
Hôm 4/10, các nhà khoa học David Julius và Ardem Patapoutian đã mở màn mùa giải Nobel năm 2021 với giải thưởng Nobel Y Sinh học nhờ những khám phá của họ về các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác.
Các giải Nobel do Alfred Nobel, một doanh nhân và nhà phát minh người Thụy Điển, sáng lập. Giải Nobel được trao tặng lần đầu vào năm 1901, năm năm sau khi ông Nobel qua đời.
Ban đầu giải thưởng chỉ có 5 hạng mục bao gồm các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Y học, Văn học và Hòa bình. Đến năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đã đưa thêm vào một giải về lĩnh vực Kinh tế.
Theo nguyện vọng của Alfred Nobel, giải Nobel Hòa Bình được quyết định bởi Ủy ban Giải Nobel Na Uy do Quốc hội Na Uy lập ra. Trong khi đó, các giải Nobel khác được trao tại Thụy Điển và do Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển quyết định.
Hiện tại, mỗi giải thưởng Nobel bao gồm một huy chương vàng, một giấy chứng nhận và số tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD).
Sau khi giải Nobel Y Sinh và Vật lý công bố hôm qua và hôm nay, Ủy ban giải Nobel sẽ lần lượt công bố các giải thưởng tiếp theo gồm: Hóa học (6/10), Văn học (7/10), Hòa bình (8/10) và Kinh tế (11/10).
Mỹ nỗ lực bảo vệ rừng cự sam cổ thụ hàng nghìn năm tuổi khỏi 'giặc lửa'
Ngày 16/9, những cây cự sam (sequoia) cổ thụ lớn nhất thế giới đã được phủ một lớp màng nhôm nhằm tránh tác động từ các vụ cháy lớn đang hoành hành miền Tây nước Mỹ.
Cây cối bị thiêu rụi trong đám cháy rừng Caldor ở California, Mỹ, ngày 29/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Người phụ trách hoạt động bảo tồn cho biết khu rừng cự sam trong Vườn quốc gia Sequoia ở bang California, trong đó có cây cự sam lớn nhất thế giới mang tên General Sherman cao tới 83 mét, đã được ốp nhôm, tránh nguy cơ lửa bén vào các gốc cổ thụ này. Ưóc tính có khoảng 2.000 cây cổ thụ tại đây, trong đó có nhiều cây 2.000-3.000 năm tuổi.
Trước đó cùng ngày, hai đám cháy, mang tên Paradise Fire và Colony Fire, đã bùng phát tại khu vực Rừng Khổng lồ thuộc Vườn quốc gia Sequoia. Khoảng 500 nhân viên đã nỗ lực khống chế "giặc lửa" bùng phát từ sau các đợt giông sét ngày 10/9 vừa qua. Cho đến nay, hai đám cháy này đã thiêu rụi trên diện tích hơn 3,78 ha đất rừng. Ngoài ra, hàng trăm nghìn ha rừng của California cũng đã bị thiêu rụi trong mùa cháy rừng dữ dội năm nay. Các nhà khoa học cho biết hiện tượng nóng lên toàn cầu do con người gây ra là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạn hán kéo dài nhiều năm, làm nền nhiệt Trái Đất gia tăng, từ đó khiến khu vực này rất dễ cháy.
Những cây cự sam cổ thụ lớn nhất thế giới ở Rừng Khổng lồ của Vườn quốc gia Sequoia là một điểm đặc biệt thu hút lượng lớn khách du lịch. Du khách từ khắp nơi trên thế giới tới đây đều không khỏi ngạc nhiên trước chiều cao kỳ vĩ và chu vi phi thường của những gốc cổ thụ này. Các đám cháy nhỏ hơn thường không gây hại cho các cây cự sam do loài cây này có một lớp vỏ bảo vệ rất dày, có thể lên tới 90cm.
Covid-19 sẽ kết thúc như thế nào? Các nhà khoa học cho rằng Covid-19 khác với những đại dịch trước đây và sẽ không thể kết thúc trong vòng 6 tháng tới, mà cần nhiều thời gian hơn. Trong bối cảnh nhiều quốc gia đã nhanh chóng triển khai và đạt hiệu quả với chương trình tiêm chủng, nhiều người hy vọng sẽ "nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm...