Giải nhiệt ngày nắng nóng cùng những gợi ý thực phẩm chữa bệnh từ chuyên gia Đông y
Một số thực phẩm chữa bệnh, giúp giải nhiệt ngày nắng nóng nên được bổ sung sớm từ bây giờ được lương y Bùi Hồng Minh đưa ra ngay dưới đây có thể sẽ hữu ích với bạn.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, nắng nóng gọi là thử tà, hỏa tà, nó nằm trong khái niệm lục dâm gồm: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Tình trạng nắng nóng diễn ra thường xuyên khiến cơ thể bị mất nước, suy giảm sức đề kháng, phát sinh nhiều loại bệnh tật không mong muốn.
Nắng nóng bắt đầu xuất hiện trên diện rộng ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam, người dân liên tục phải đối mặt với nắng nóng kéo dài. Giới chuyên gia cảnh báo, ngay khi nắng nóng bắt đầu xuất hiện, mỗi người cần có biện pháp phòng tránh để ngăn chặn tối đa khả năng mắc bệnh mùa nắng nóng. Trong đó, phòng bệnh bằng thực phẩm đóng vai trò quan trọng hàng đầu.
Một số thực phẩm chữa bệnh, giúp giải nhiệt ngày nắng nóng nên được bổ sung sớm từ bây giờ được lương y Bùi Hồng Minh đưa ra là:
Nắng nóng bắt đầu xuất hiện trên diện rộng ở miền Bắc, trong khi ở miền Nam, người dân liên tục phải đối mặt với nắng nóng kéo dài.
Theo lương y Bùi Hồng Mình, nếu đi ngoài nắng về mà cảm thấy nhức đầu, mỏi cổ gáy thì hãy pha ngay một ly bột sắn dây, thêm chanh tươi và chút đường cùng nước ấm để giải cảm nắng hiệu quả.
Trong Đông y, sắn dây còn là vị thuốc với tên gọi là cát căn. Cát căn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải cơ thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát và dùng chữa biểu chứng miệng khát nhức đầu, tả lỵ ra máu, cực tốt để giải nhiệt ngày nắng nóng.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) có tính hàn, vị đắng, đi vào hai kinh tâm, phế, vị có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, lương huyết, lợi niệu, thanh tâm khử hỏa.
Sử dụng thường xuyên mướp đắng sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, giúp cải thiện tình trạng da dẻ, giúp da mịn màng sáng đẹp hơn. Nước sắc mướp đắng tươi còn có công dụng chữa ho, giải nhiệt ngày nắng nóng, diệt trừ mụn trứng cá. Ăn mướp đắng sẽ giúp kích thích ăn uống, giúp bạn ăn ngon hơn, đồng thời giúp hạ sốt, chống viêm.
Trong Đông y, mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) có tính hàn, vị đắng, đi vào hai kinh tâm, phế, vị có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, lương huyết, lợi niệu, thanh tâm khử hỏa.
Bí đao
Video đang HOT
Theo lương y Bùi Hồng Minh, bí đao là loại quả có tính mát, vị ngọt có tác dụng giải nhiệt, đại trường, tiểu trường, kiện tỳ, chỉ khát, lợi tiểu. Với tác dụng này, bí đao được coi là món ăn rất thích hợp ăn vào những ngày hè.
Với tính mát và thanh nhiệt, bí đao là lựa chọn thông minh vào những ngày thời tiết nắng nóng đỉnh điểm. Ngoài những món ăn với bí đao như canh bí đao ninh xương, canh bí đao nấm hương, bí đao nấu thịt lợn, bí đao luộc…, bạn có thể làm nước ép bí đao để cung cấp năng lượng và làm mát cơ thể nhanh nhất.
Mồng tơi
Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, vào 5 kinh tam, tì, can, đại trường và tiểu tràng, giúp tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt nhưng gây mất máu.
“Trong mồng tơi có chứa chất nhầy pectin giúp chữa trị và phòng ngừa một số bệnh, đặc biệt giúp nhuận tràng, giảm béo, chữa béo phì, trừ thấp nhiệt, rất tốt cho những người bị mỡ máu, đường huyết cao”, lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Lương y khẳng định, mồng tơi có rất nhiều chức năng, nhưng chức năng chính của loại rau này chính là thanh nhiệt, giải nhiệt, giảm cân, giảm mỡ máu. Đây là loại rau vô cùng tốt để giải nhiệt ngày nắng nóng, không thể thiếu vào mùa hè. Bạn chỉ cần nấu canh, luộc rau mồng tơi ăn hàng ngày là đã có món ngon giải nhiệt ngày hè.
Mồng tơi có rất nhiều chức năng, nhưng chức năng chính của loại rau này chính là thanh nhiệt, giải nhiệt, giảm cân, giảm mỡ máu.
Đậu đen
Trong Đông y, hạt đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt… Đậu đen cũng được sử dụng điều trị các bệnh lú về phong nhiệt rất tốt, ngoài ra đậu đen còn có thể kết hợp với một số vị thuốc Đông Y khác để điều trị bệnh…
Dùng thay đổi các loại nước rau má, mía lau cùng rễ tranh, mã đề…
Trong thời điểm nắng nóng có thể dùng thường xuyên nước rau má; nước nấu mía lau cùng rễ tranh và mã đề, huyết dụ; nước ép quả chanh dây; nước sương sâm, sương sáo; quy linh cao… Đây đều là những loại nước giải nhiệt ngày nắng nóng cực hiệu quả mà bạn không mất nhiều thời gian pha chế.
Trong thời điểm nắng nóng có thể dùng thường xuyên nước rau má; nước nấu mía lau cùng rễ tranh và mã đề, huyết dụ; nước ép quả chanh dây; nước sương sâm, sương sáo; quy linh cao…
Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước chanh tươi, ăn nhiều dưa hấu… để cấp nước cho cơ thể hiệu quả, giải nhiệt ngày nắng nóng tốt hơn.
Lưu ý: Không nên uống nước quá lạnh hoặc tắm nước lạnh khi mới đi ngoài nắng về, vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ làm cho cơ thể bị nhức mỏi hoặc đau cổ họng. Ban ngày khi ra ngoài trời nắng nóng cần sử dụng áo chống nắng, khẩu trang che chắn cẩn thận, tránh ánh nắng chiếu vào đầu vào gáy. Khi ngủ cần bật quạt quay qua quay lại, tránh chiếu thẳng đầu có thể gây hại sức khỏe…
Theo Helino
Bổ sung ngay những thực phẩm này để chống cảm cúm cảm lạnh khi trời lạnh đột ngột
Những loại thực phẩm này sẽ giúp bạn tăng cường sức đề kháng, chống cảm cúm cảm lạnh cực hiệu quả trong tiết trời chuyển lạnh đột ngột như hiện nay.
Nhiệt độ miền Bắc hiện nay có dấu hiệu giảm khá nhiều, không đơn giản ở mức độ mát mẻ. Nhiệt độ đột ngột suy giảm khiến sức đề kháng của bạn suy yếu, nguy cơ virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến những chứng bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh. Một số thực phẩm chữa bệnh cảm cúm cảm lạnh sẽ hữu ích với bạn:
Ăn súp gà
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thơi làm tăng cường miễn dịch. Thịt gà có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời là thuốc quý trong Đông y có khả năng chữa bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
"Thịt gà mái đem nấu cháo sẽ giúp phụ nữ có món ăn bổ dưỡng, tăng cường miễn dịch cực tốt", vị chuyên gia này nhấn mạnh. Tuy nhiên, khi nấu súp gà và ăn, bạn không được ăn cùng tỏi, gan chó, rau cải vì rất dễ bị đi ngoài, kiết lỵ.
Thịt gà là món ăn giàu dinh dưỡng, giúp bồi bổ cơ thể suy yếu rất tốt, đồng thơi làm tăng cường miễn dịch.
Tăng cường thịt bò
Một chất dinh dưỡng bạn cần bổ sung vào cơ thể khi bị bệnh cảm cúm là kẽm. Chất khoáng này giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch và giảm thời gian bệnh cảm cúm hoành hành, có nhiều trong thịt bò.
Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy (Nguyên trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện 198), thịt bò rất giàu protein và vitamin B, giúp bạn nhanh chóng phục hồi nếu chẳng may mắc cảm lạnh cảm cúm. Đồng thời, sử dụng chúng để phòng tránh cảm lạnh cảm cúm cũng là ý tưởng tuyệt vời.
Thịt bò rất giàu protein và vitamin B, giúp bạn nhanh chóng phục hồi nếu chẳng may mắc cảm lạnh cảm cúm.
Ăn nhiều các loại đậu
Ngoài thịt gà, bạn có thể lựa chọn nguồn protein hoàn hảo từ đậu để phòng tránh cảm lạnh, cảm cúm. Nhất là nếu bạn đã bị tiết trời lạnh dày vò khiến đau nhức cơ thể, đau họng đến nỗi không thể nuốt được cái gì quá cứng, lúc này ăn những món từ đậu là lựa chọn hoàn hảo.
Bạn có thể bổ sung những loại đậu khác nhau trong các món hầm, món súp sẽ rất thơm ngon, mềm, dễ ăn lại giúp tăng cường miễn dịch hoàn hảo, tránh bị đau nhức cơ thể cũng như nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh khi trời chuyển lạnh đột ngột.
Bạn có thể bổ sung những loại đậu khác nhau trong các món hầm, món súp sẽ rất thơm ngon, mềm, dễ ăn lại giúp tăng cường miễn dịch hoàn hảo, tránh bị đau nhức cơ thể cũng như nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, cảm lạnh.
Uống trà gừng
Với đặc tính kháng viêm cực mạnh nên nhâm nhi một ly trà gừng ấm nóng sẽ vô cùng thích hợp để chữa cảm cúm, cảm lạnh. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), trong y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, đi vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có công dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, giải độc, hành thủy...
Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Chưa hết, sử dụng gừng đúng cách còn giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, giảm đau nhức hiệu quả.
Vào những ngày trời trở lạnh đột ngột, bạn chỉ cần thưởng thức một cốc trà gừng ấm nóng là đủ để khỏe mạnh hơn. Ngoài việc uống trà gừng, bạn cũng có thể bổ sung gừng vào những món ăn khác nhau để tăng cường miễn dịch, sức đề kháng, phòng chống cảm cúm cảm lạnh.
Với đặc tính kháng viêm cực mạnh nên nhâm nhi một ly trà gừng ấm nóng sẽ vô cùng thích hợp để chữa cảm cúm, cảm lạnh.
Tăng cường những món ăn có nghệ
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, trong Đông y, uất kim (những củ nghệ mọc ra xung quanh 1 củ chính) có vị cay, đắng, hơi ngọt, tính mát, trong khi khương hoàng (củ nghệ to) có vị cay, đắng, hơi ngọt nhưng tính nóng. Uất kim vào gan, kinh tâm, kinh phế có tác dụng hành khí, giải uất; trong khi khương hoàng hành phế, phá huyết, thông kinh.
Đây là loại gia vị có tính kháng viêm vô cùng mạnh mẽ, giúp tăng cường hệ miễn dịch mà bạn nên bổ sung vào các món ăn hàng ngày khi trời lạnh hơn.
Ngoài ra, bạn nên ăn thêm chút sô cô la đen bởi chúng chứa hàm lượng theobromine cao - chất chống oxy hóa giúp giảm ho hiệu quả. Ớt chuông có chứa nhiều vitamin C nên cũng giúp chống lại cảm lạnh cực tốt. Tăng cường ăn sữa chu Hy Lạp, việt quất... cũng là lựa chọn không tồi để phòng tránh cảm cúm cảm lạnh.
Theo Helino
Những cách chữa bệnh bằng tỏi sai lầm nhưng nhiều người vẫn liều mình áp dụng Được coi là thuốc quý trong Đông y nhưng nhiều người hiện nay đang lạm dụng, có những cách chữa bệnh sai lầm từ tỏi, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Tỏi không chỉ là gia vị thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn là thuốc quý được tin dùng trong Đông y bao đời nay. Theo cựu đại...