Giải nhiệt cho ngày “nắng như đổ lửa” bằng mâm cơm thanh mát
Cùng chế biến những món ăn thơm ngon, thanh mát để gia đình thưởng thức trong ngày hè oi bức bạn nhé.
Nguyên liệu:
Món canh này chế biến rất đơn giản lại thanh mát cho ngày hè.
- Cá diêu hồng (có thể thay bằng cá lóc)
- Cà chua, dọc mùng, dứa
- Đậu bắp, giá đỗ
- Nước mắm, gia vị, 1 thìa cà phê đường
- Vắt me khô, ớt, hành lá, hành tím, rau ngổ
Cách làm:
- Cá bóc mang, rửa sạch với muối cho hết nhớt. Cắt khúc vừa ăn hoặc cắt làm đôi.
- Dọc mùng tước vỏ, thái lát mỏng, bóp sạch với chút muối.
- Cà chua bổ múi cau, dứa thái lát. Đậu bắp cắt bỏ cuống, thái lát vừa ăn.
- Phi thơm hành tím với chút dầu ăn, đổ cà chua vào xào chín và nêm thêm một chút mắm.
- Chế nước sôi ngập mặt cà chua và nêm gia vị, đường cho vừa khẩu vị.
Vắt me cho ra bát, chế nước dùng cá vào khuấy cho me tan rồi đổ từ từ nước me vào nồi cá. Cho dứa vào nồi để dứa tiết ra chất làm ngọt và thơm nước dùng. Sau đó trút cá vào. Cá chín vớt ra để riêng. Thêm dọc mùng, đậu bắp vào nấu chừng 3 phút cho mềm rồi cho giá đỗ vào. Canh sôi, cho cá lại vào nồi, rắc hành ngổ thái nhỏ lên và tắt bếp.
Nguyên liệu:
Thịt lợn là món ăn phố biến trong bữa cơm mỗi gia đình.
- Thịt lợn ba chỉ, thịt chân giò 0.5 kg
Video đang HOT
- Đường, bột canh, mỳ chính…
- Nước sôi để nguội: 1-2 lít
Cách làm:
- Cho miếng thịt luộc vào xoong, đổ nước lạnh ngập miếng thịt luộc 2-3 cm. Đun to lửa cho sôi lên 1 phút rồi bắc ra ngoài đổ nước luộc thịt đầu tiên này đi, rửa sạch miếng thịt và xoong dưới vòi nước lạnh. Tiếp tục cho thịt và nước vào đun sôi như lần 1.
- Vặn to lửa cho nước luộc thịt sôi, thả hành tím thái lát nhỏ vào nồi. Sau đó lần lượt cho 1 chút 1 thía cà phê bột canh, thìa cà phê mì chính, thìa cà phê đường vào nồi nước luộc thịt đang sôi. Từ từ hạ lửa nhỏ cho sôi lăn tăn.
- Thời gian luộc lâu hay không còn tùy thuộc vào miếng thịt của bạn nhỏ hay to.
- Lưu ý khi luộc thịt muốn miếng thịt trắng, giòn:
- Nấu nồi nước trong đó có bỏ một ít giấm và một ít muối, đợi nước sôi thì thả miếng thịt vào. Để sôi khoảng 3 phút thì đổ hết nước đó và rửa miếng thịt cho thật sạch.
- Nấu lại nồi nước sôi khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín. Muốn biết thịt luộc chín chưa thì xiên chiếc đũa qua miếng thịt và không thấy nước hồng hồng chảy ra là thịt đã chín. Đem thịt luộc ra rửa lại bằng nước lạnh (nước đun sôi để nguội).
Thiên lý xào thịt bò
Nguyên liệu:
Nhìn món ăn này thật hấp dẫn và thơm ngon.
- Thịt bò: 200g
- Thiên lý: 200g
- Hành khô: 1 củ
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Gia vị: Dầu ăn, bột canh, bột nêm, dầu ăn.
Cách làm:
Bước 1: Hoa thiên lý rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Thịt bò thái lát mỏng, ướp thịt bò với hành khô băm nhỏ, 1 lát gừng thái chỉ và chút dầu hào.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp, đợi chảo khô cho chút dầu ăn vào phi thơm cùng hành băm nhỏ, cho thịt bò vào xào với lửa lớn. Khi thịt bò tái thì cho thịt bò ra đĩa.
Bước 4: Vẫn chảo đó cho thiên lý vào xào nhanh với to lửa.
Bước 5: Tiếp đến cho thịt bò vào xào cùng. Nêm lại gia vị cho vừa miệng. Trút thịt bò xào thiên lý ra đĩa dùng với cơm.
Mùa hè hoa thiên lý bắt đầu nở rất nhiều, hoa thiên lý là vị thuốc an thần, có tác dụng giúp người mất ngủ có giấc ngủ ngon hơn.
Nguyên liệu:
Đây là món ăn giòn ngon cho ngày nắng.
- Dưa chuột: 3 quả
- Cà rốt: 2 củ
- Chanh: 3 quả
- Tỏi:1-2 củ
- Ớt: 1-2 quả
- Rau húng, rau canh giới, rau mùi
- Súp
- Đường
- Mì chính
Cách làm:
Bước 1: Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, tỉa hoa, thái mỏng
Bước 2: Dưa chuột rửa sạch thái mỏng. Tất cả cho vào âu sạch
Bước 3: Rau thơm các loại rửa sạch thái rối
Bước 4: Pha một bát nước mắm gồm chanh, tỏi, ớt theo tỷ lệ: 3 muỗng nước lọc-2 thìa chanh-2 thìa đường-2 thìa mắm ngon (hoặc 2 thìa súp) tùy theo khẩu vị bạn pha cho hợp nhé. Sau đó cho tỏi, ớt băm vào
Bước 5: Đổ phần nước pha vào âu dưa chuột, cà rốt
Bước 6: Cuối cùng cho phần rau thơm đã thái và trộn đều
Bước 7: Ngày Tết ăn nhiều thịt cá có món dưa góp ăn sẽ hết ngán bạn nhé.
Những phiên bản hấp dẫn của canh cá nấu chua
Khác với những loại canh chua khác, canh chua cá hay còn gọi là cá nấu riêu là món mà ăn vào mùa hè thì thanh mát giải nhiệt, ăn vào mùa đông thì ấm áp vô cùng. Có nhiều cách nấu canh chua cá và mỗi vùng miền thì lại có một loại gia vị khác nhau để nấu cùng.
Món ăn quen thuộc
Đầu tiên phải kể đến là cá nấu riêu. Nguyên liệu đương nhiên phải có là cá, có thể là cá chép, cá trôi, cá trắm... Thường thì các bà nội trợ khi định nấu một bữa cơm cá ngon thì có thể mua một con chép chừng 1kg hoặc to hơn, tùy theo số người trong gia đình. Cá mổ ra, làm sạch, đầu và đuôi thì đem nấu riêu, khúc giữa rán giòn chấm mắm tỏi, kèm rau sống.
Cách nấu riêu cá cũng không phức tạp, ngoài cá ra cần cà chua bổ múi cau, mỡ nước, hành hoa, thìa là, mẻ hoặc dấm bỗng, nếu không có 2 loại trên thì có thể nấu với tai chua, thanh trà hoặc sấu. Tuy nhiên, các loại quả này thường khiến màu canh cá không đẹp vì bị thâm. Ngon và thơm nhất vẫn là nấu với dấm bỗng, tùy theo sở thích của từng gia đình có thể cần thêm nghệ giã nhỏ lọc lấy nước.
Công đoạn đầu tiên là phi thơm đầu hành hoa, đến khi vàng thì thêm cà chua, đảo cho mềm thì thêm nước lượng vừa đủ, nêm mắm, muối, mì chính cho vừa khẩu vị, khi nước sôi thì thêm đầu, đuôi cá đã rán sơ vào. Khi canh sủi bùng lên thì vặn lửa nhỏ, đun liu riu cho đầu cá chín mềm, rồi thêm dấm bỗng cho thơm và vị chua dịu là được. Sau đó thì thêm nước nghệ đã giã nhỏ, lọc bỏ bã. Đun thêm chừng dăm phút nữa thì tắt bếp, rắc hành hoa, thìa là thái nhỏ và ăn nóng. Riêu cá có thể ăn với cơm, vài quả cà muối, hoặc cũng có thể ăn cùng bún cũng rất ngon miệng. Trong quá trình nấu riêu, cần liên tục mở vung để hớt bọt, như thế nước canh mới trong, bát canh mới hấp dẫn.
Ngoài cách nấu riêu đơn giản, chuẩn truyền thống, canh cá măng chua cũng rất ngon. Vị ngọt của cá kết hợp cùng mùi vị đặc trưng của măng chua là món ăn hấp dẫn. Cũng vẫn là các loại cá chép, trắm, cá ngạnh hay một vài loại cá sông khác như cá thiểu hay cá chày... nấu canh măng chua rất hợp, người đầu bếp cần thêm măng lá hoặc măng củ. Nếu là măng lá thì tước nhỏ, luộc sơ với nước muối rồi vớt ra để ráo. Nếu là măng củ thì thái mỏng, bản vừa ăn hoặc thái sợi tùy theo khẩu vị gia đình.
Để nấu một nồi canh cá nấu măng ngon, đầu tiên là phi thơm hành tím đã đập dập băm nhỏ, cho măng vào xào cho ngấm mắm muối rồi thêm lượng nước vừa ăn, nước sôi thì thêm cá hoặc đầu cá đã rán sơ. Đậy vung, hạ nhỏ lửa đun liu riu cho cá chín mềm. Thường thì hễ ăn cá là phải có thìa là, nhưng canh cá nấu măng lại ăn với rau ngổ và hành hoa. Bên cạnh đó, trong quá trình nấu cho thêm vào canh vài lát ớt sẽ thơm hơn, dậy mùi măng, cá, và khử tanh. Trước khi tắt bếp cần nếm lại canh xem đã vừa miệng chưa.
Dấu ấn vùng miền
Cũng vẫn là canh cá, nhưng cá nấu dọc mùng cho vị thanh mát lạ thường. Cũng vẫn là những loại cá đó nhưng thường thì cá da trơn kiểu như cá lăng hay cá trê nấu dọc mùng hợp vị hơn cả. Nguyên liệu gồm cà chua, hành lá, thìa là, ớt, mẻ, nếu không có mẻ thì có thể thay bằng quả dọc. Nhưng dọc phải nướng lên cho thơm rồi mới bóc vỏ và nấu.
Cách nấu canh cá dọc mùng cũng đơn giản, công đoạn không khác gì so với nấu các loại canh cá kể trên. Ví dụ, cá cũng rán sơ, xào cà chua cho mềm rồi thêm nước, mắm muối vừa ăn, mẻ đã lọc (hoặc là dọc nướng chín bóc vỏ). Nấu cho cá chín mềm thì thêm nghệ đã giã nhỏ lọc bỏ bã, rồi dọc mùng. Dọc mùng không cần nấu nhừ mà chỉ cần vừa chín tới, nếu không sẽ mềm quá không giữ được độ giòn cần có. Việc phức tạp nhất là sơ chế dọc mùng.
Khi mua dọc mùng về phải tước vỏ, thái chéo, rồi bóp với một chút muối để chừng 15-20 phút cho mềm rồi rửa lại nhiều lần với nước. Đối với những người da nhạy cảm, khi sơ chế dọc mùng nên đeo găng tay để không bị ngứa. Canh cá nấu dọc mùng có thể ăn kèm cùng rau thìa là và ngổ. Vị thơm của nghệ rất hợp với cá, lại át được mùi tanh, cá nấu dọc mùng phải làm sao cho nước trong và thanh, dọc mùng giòn, ăn kèm với bún cũng rất ngon.
Nếu các món canh cá bên trên là đặc trưng của miền Bắc thì canh chua cá lóc nấu với dứa cùng một số rau gia vị khác lại là món chuẩn vị Nam. Cách làm: phi thơm 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn với dầu ăn, cho thêm 1/2 thìa ớt bột để tạo màu. Cho cá vào đảo nhẹ rồi cho nước vào nấu canh, cho thêm nước me chua (đã lọc bỏ hạt) và dứa (thơm) vào. Nếu muốn canh có độ ngọt sâu, có thể nấu bằng nước hầm xương. Canh sôi, dùng thìa lớn vớt hết bọt phía trên để canh được trong.
Nước sôi, cá chín tới thì cho cà chua, đậu bắp, dọc mùng, giá đỗ vào. Nêm mắm, muối, đường và mì chính sao cho vừa ăn. Khi thấy món canh đã chín thì tắt bếp, cho rau thơm và hạt tiêu vào là đã hoàn thành. Canh chua cá lóc phải thỏa mãn các yêu cầu như có vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà, vừa ăn. Cá chín tới, ngọt dai, không bị bở, không có mùi tanh, nước canh trong. Món canh có màu sắc hấp dẫn của cà chua, dứa, dọc mùng, đậu bắp....
Bột chiên - quà chiều dân dã của Sài Gòn Miếng bột vuông vắn, vàng ruộm được đổ lẫn với trứng chiên, kèm dưa góp và nước chấm từ lâu trở thành món ăn chiều quen thuộc của thực khách Sài thành. Món bột chiên xuất hiện tại Sài Gòn từ khi người Hoa di cư vào miền nam Việt Nam, đây là một trong những món ăn dân dã, quen thuộc của...