Giai nhân 3 lần giành giải hoa hậu Đông Dương, ra điều kiện cưới khắc nghiệt nhất lịch sử
Sau này, người đẹp miền Tây trở thành Nam Phương Hoàng Hậu được người đời nhớ tới với một sự kính trọng sâu sắc bởi tài sắc vẹn toàn.
Người đẹp miền Tây 3 lần giành giải hoa hậu
Nam Phương Hoàng hậu – vị Hoàng hậu cuối cùng của Việt Nam tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ra và lớn lên ở huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường (nay là thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang).
Cha bà, cụ Nguyễn Hữu Hào một người giàu có bậc nhất tại miền Nam. Mẹ bà, cụ Lê Thị Bình là con gái Lê Phát Đạt – 1 trong 4 người giàu nhất Việt Nam bấy giờ. Thời đó người đời đồn rằng tài sản của ông ngoại Nam Phương Hoàng hậu còn nhiều hơn tổng tài sản của vua Bảo Đại.
Sinh ra trong một gia đình giàu có, cuộc sống của thiếu nữ Nguyễn Hữu Thị Lan diễn ra trong sự sung sướng và đủ đầy. Thời thanh xuân của nàng vô cùng êm đềm và mơ mộng. Không chỉ được học hàng đầy đủ, thông minh, Thị Lan còn có nhan sắc xinh đẹp, quý phái, vóc dáng cao hơn hẳn những người phụ nữ Việt Nam bình thường.
Người đẹp miền Tây sinh ra trong một gia đình giàu có, được ăn học tại Pháp.
Thay vì ở quê nhà Gò Công, nàng cùng chị gái đến ở trong căn nhà của gia đình tại Sài Gòn nằm trên đường Nguyễn Du để đi học. Năm 12 tuổi, Nguyễn Hữu Thị Lan được gửi sang Pháp theo học tại trường nữ sinh danh tiếng Couvent des Oiseaux tại Paris.
Theo tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang, nhiều tài liệu khẳng định, trên chiếc tàu D’Artagnan đưa bà về nước có sự hiện diện của vị vua trẻ Bảo Đại, người cũng vừa kết thúc chương trình du học ở Pháp và quay lại Việt Nam để đảm nhận việc cai trị dưới sự bảo hộ của người Pháp. Tuy vậy, không ai dám khẳng định chắc chắn rằng hai người có từng gặp nhau trên chuyến tàu này.
Khi về nước, danh tiếng về nhan sắc của bà đã lan truyền không chỉ mỗi vùng Nam Kỳ mà toàn cõi Đông Dương. Nhiều tài liệu ghi chép lại, bà đã 3 lần giành giải hoa hậu Đông Dương trước khi trở thành chính cung hoàng hậu của vua Bảo Đại.
Nguyễn Hữu Thị Lan sở hữu tài sắc vẹn toàn.
Trong một lần đi nghỉ cùng cậu là ông Lê Phát An tại Đà Lạt, bà nhận được giấy mời từ Đốc Lý thành phố Đà Lạt mời hai cậu cháu đến dự dạ tiệc ở khách sạn Palace.
Bà không muốn dự khiến người cậu phải năn nỉ và thuyết phục bà đến chào nhà vua một chút rồi về. Nể lời cậu, bà trang điểm sơ sài, mặc chiếc áo dài bằng lụa đen mua bên Pháp miễn cưỡng đi. Nhưng chính sự giản dị, mộc mạc đó đã làm cho trái tim nhà vua thổn thức để đến một ngày nhà vua chính thức cầu hôn bà.
Video đang HOT
Ra điều kiện cưới khắc nghiệt với nhà vua
Nhận được lời cầu hôn từ nhà vua, gia đình bà Nguyễn Hữu Thị Lan đồng ý gả cưới có điều kiện. Theo đó, người đẹp phải được tấn phong Hoàng hậu Chánh cung ngay trong ngày cưới. Điều này đã làm cho các quan trong triều không hài lòng, bởi trong 13 triều vua nhà Nguyễn chỉ mới có 2 trường hợp được phong Hoàng hậu khi còn sống.
Thêm một điều kiện khác là bà Lan được phép giữ đạo Công giáo và sau này các con phải được rửa tội theo giáo luật Công giáo.
Năm 1934, Nguyễn Hữu Thị Lan được phong tước Nam Phương Hoàng hậu.
Vua Bảo Đại đã chấp nhận tất cả, thậm chí bất chấp từ chối hôn thê do mẹ là thái hậu Từ Cung chọn cho để lấy bằng được Nguyễn Hữu Thị Lan. Điều này chứng tỏ tình yêu của nhà vua dành cho bà rất mãnh liệt.
Thái hậu Từ Cung rất buồn khi ý định của mình bị nhà vua bác bỏ. Vua Bảo Đại khẳng định với mẹ, nếu không lấy được nàng, ông sẽ độc thân suốt đời.
Ngày 20/3/1934, hôn lễ của nhà vua được cử hành tại Huế. Sau 4 ngày, lễ tấn phong Hoàng hậu diễn ra rất trọng thể tại điện Dưỡng Tâm, Nguyễn Hữu Thị Lan được nhà vua phong tước Nam Phương Hoàng hậu.
Ở cương vị Hoàng hậu, Nam Phương đã giúp cho nhà vua trong các hoạt động ngoại giao, đón tiếp các quốc khách, giao thiệp với Pháp. Với tư cách đệ nhất phu nhân, bà không ở trong thâm cung như các Hoàng hậu, cung phi tiền triều mà được làm các công việc xã hội, khuyến học, khen thưởng học sinh giỏi, giúp đỡ người nghèo, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội.
Sau nhiều năm chung sống, bà có với vua Bảo Đại 5 người con, 2 hoàng tử và 3 công chúa.
Cuộc đời giai nhân đẹp nhất của Trịnh Công Sơn, được nhạc sĩ gửi 300 bức thư tình
Dao Ánh, cô gái Huế xinh đẹp, mỹ miều là mối tình đậm sâu của Trịnh Công Sơn thời thanh xuân và cũng là "bóng hồng" trong nhiều lời ca của cố nhạc sĩ.
Người tình đẹp nhất của nhạc sĩ tài hoa
Ngô Vũ Dao Ánh là cô gái gốc Hà Nội nhưng theo cha vào Huế sinh sống từ năm 1952. Cha bà là giáo sư Ngô Đốc Khánh, dạy tiếng Pháp ở Trường Quốc học.
Dao Ánh thời trẻ sở hữu nhan sắc sắc sảo và đằm thắm, khuôn mặt bầu bĩnh, đôi mắt to tròn vô ưu. Bà được xem là người tình đẹp nhất trong số các mối tình của Trịnh Công Sơn và cũng là "bóng hồng" trong 300 bức thư tình của nhạc sĩ họ Trịnh trong 37 năm từ khi gặp gỡ đến cuối đời.
Bà cũng là em gái ruột của Ngô Vũ Bích Diễm - người mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng yêu và viết tặng "Diễm xưa". Với Dao Ánh, cố nhạc sĩ Trịnh có mối tình khắc cốt ghi tâm hơn với chị gái Bích Diễm.
Dao Ánh được xem là người tình đẹp nhất trong số các mối tình của Trịnh Công Sơn.
Vẻ đẹp của Dao Ánh thời trẻ.
Thời điểm nhạc sĩ hụt hẫng khi phải từ bỏ tình cảm với Bích Diễm, Dao Ánh mới chỉ là cô bé 15 tuổi đã viết thư động viên Trịnh Công Sơn. Họ bắt đầu thân thiết với nhau kể từ đó.
Dao Ánh - người tình nhỏ hơn Trịnh Công Sơn 8 tuổi là người phụ nữ đi xuyên suốt qua những bài hát của ông. Điều đó được thể hiện qua nhiều ca khúc được Trịnh Công Sơn viết tặng Dao Ánh như: "Mưa hồng", "Còn tuổi nào cho em", "Ru em từng ngón xuân nồng", "Lời buồn thánh",...
Người con gái yêu Trịnh Công Sơn từ tuổi trăng rằm
"Thư tình gửi một người" là tựa đề một cuốn sách tập hợp hơn 300 trang thư tay của chàng trai họ Trịnh viết cho người tình Dao Ánh kể về một trong những mối tình đơn phương của ông.
Những bức thư tình tuyệt tác này được viết trong khoảng thời gian Trịnh Công Sơn dạy học ở một trường dành cho người Thượng ở Blao, Lâm Đồng.
Dao Ánh bên Trịnh Công Sơn (phía sau) năm bà 16 tuổi.
Bức thư đầu tiên cố nhạc sĩ gửi cho bà Ánh đề ngày 2/9/1964 đầu bằng:
"Dao Ánh thân mến,
Cơn mơ kéo anh trở dậy vào lúc 3 giờ sáng.
Bây giờ núi đồi Blao còn đêm mù sương và im lìm ngủ. Anh thắp nến trắng viết thư cho Ánh và trùm chăn quanh mình. Mình cao nguyên này lạnh suốt ngày... Ánh ơi,..".
Trong một bức thư gửi tình yêu thanh xuân của cố nhạc sĩ viết cho Dao Ánh ngày 18/2/1965 có đoạn: "Anh nhớ Ánh nhớ nghìn năm yêu dấu vô cùng. Bao giờ hư vô biến mất trên cuộc đời này trên đời anh hở Ánh. Ánh ơi gió đã đầy cả căn phòng anh trọ. Nhớ Ánh rất thê thiết".
Phải tới năm 1966, sau gần 3 năm liên lạc với hàng trăm bức thư nồng nàn, cũng là thời điểm Dao Ánh bước sang tuổi 18, Trịnh Công Sơn mới ngại ngùng viết lời yêu: "Dao Ánh, có một điều không nên nói ra mà vẫn phải nói trong lúc uống thật say để có đủ can đảm nghe lời phủ nhận hay cái gật đầu: Anh yêu Ánh... Nếu điều đó không làm Ánh phiền lòng thì hãy đến bên anh bằng một dáng dấp khác, bằng một thời khắc và bằng một vẻ nồng nàn mà anh hằng mong đợi".
Sau lời tỏ tình ấy, họ chính thức yêu nhau, Khi đó, Dao Ánh là nữ sinh của trường Đồng Khánh. Hai năm sau, chuyện tình của họ tan vỡ khi Trịnh Công Sơn chủ động chia tay Dao Ánh. Sau đó, bà sang Mỹ học tập và lập gia đình. Song, hai bên giữ mối quan hệ thân thiết và vẫn giữ liên lạc với nhau.
Sau 20 năm xa cách, Dao Ánh trở về Việt Nam. Gặp lại người yêu cũ, nhạc sĩ viết tặng bà ca khúc "Xin trả nợ người", trong đó có những lời đầy day dứt: "Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình...".
Dao Ánh và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong một lần gặp lại nhau.
Khi trở lại Mỹ, Dao Ánh ly hôn.
Những ngày tháng cuối đời, dù nằm trên giường bệnh nhưng cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn vẫn nhớ tới bà. Bức thư cuối cùng trong tập sách không phải là thư tay với những dòng chữ nắn nót nữa, mà gửi bằng email ông nhờ người đánh máy hộ, gửi hồi 11h30 ngày 17/1/2001. Vài tháng sau thì ông qua đời.
Nhan sắc hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, là "nữ hoàng" quảng cáo và kết cục đầy bi thảm Vẻ đẹp của cô Ba lẫy lừng khắp chốn, bao công tử nhà giàu say mê. Miss Sài Gòn thế kỳ 19, nhan sắc lẫy lừng Nhắc tới danh hiệu mỹ nhân Sài Gòn xưa, người ta nhắc nhiều tới Ba Trà, Tư Nhị, Sáu Hương... - những nhan sắc làm si mê biết bao công tử nhà giàu đương thời. Nổi danh...