Giải ngân vốn FDI đạt 17,6 tỷ USD
Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến 20-11, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 31,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Ảnh minh họa
Trong đó có 3.478 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 14,7 tỷ USD, tăng 28,2% về số dự án và giảm 7% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; 1.256 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5,9 tỷ USD, giảm 20,7%.
Đặc biệt, có tới 8.561 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 11,2 tỷ USD, tăng 47,1%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 11 tháng ước tính đạt 17,6 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trân Trân
Video đang HOT
Theo CAND.com.vn
VND tăng giá
Việc Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn một có nguy cơ khiến USD giảm giá so với Nhân dân tệ (CNY), qua đó đẩy VND tăng giá.
Trước thực trạng trên, thay vì nỗi lo tỷ giá tăng mạnh như những tháng đầu năm nay, nhiều chuyên gia lo ngại VND tăng giá có thể gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.
VND đảo chiều tăng giá
Trên thực tế, đồng USD đang có xu hướng điều chỉnh giảm nhẹ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung dịu xuống. Hiện USD Index đang xoay quanh mức 98,2 điểm, giảm 1% so với mức đỉnh 2 năm. Mặc dù vậy, tính từ đầu năm đến nay USD vẫn tăng giá khoảng 2,4%. Theo các chuyên gia, mức tăng nay có thể sẽ không còn nếu thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung được ký kết.
Sự đảo chiều của USD là cơ hội để nhiều đồng tiền khác, đặc biệt là CNY phục hồi. Theo đó, tỷ giá USD/CNY có thời điểm đã giảm xuống mức 6,98. Sự suy yếu của USD so với CNY chắc chắn sẽ tác động đến diễn biến tỷ giá trong nước theo hướng đẩy VND tăng giá.
Nhận định trên không phải không có cơ sở khi nhớ lại giai đoạn trước, sự mạnh lên của USD đã đẩy nhiều đồng tiền trong khu vực lao dốc, nhưng VND vẫn vững vàng trong vòng xoáy này.
Thậm chí, VND có xu hướng tăng giá nhẹ trong thời gian gần đây trong bối cảnh đồng USD có xu hướng điều chỉnh. Cụ thể, theo Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong thang 10m, cả tỷ gia trung tâm va tỷ gia giao dịch thực tế tại cac NHTM đều giảm nhẹ so với cuôi thang 9, và xu hướng này vẫn kéo dài trong nửa đầu tháng 11. Đây là diễn biến đáng lưu ý bởi tỷ giá trung tâm được điều chỉnh tăng liên tục trong 9 tháng đầu năm nay.
Hiện tỷ giá trung tâm đang được NHNN niêm yết ở mức 23.145 VND/USD, tương đương với thời điểm cuối tháng 10 và thấp hơn 16 VND so với cuối tháng 9. Tính chung từ đầu năm đến nay, tỷ giá trung tâm mới tăng 1,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 2,4% của USD.
Ứng phó thế nào?
Sự phục hồi của VND so với USD càng khiến VND tăng giá so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực, đặc biệt là CNY. Theo số liệu thống kê của NHNN, nếu như tại thời điểm cuối tháng 2/2019, 1 CNY đổi được 3.429 VND, thì đến nay chỉ còn đổi được 3.305 đồng, có nghĩa VND đã tăng khoảng 3,6% so với CNY.
Đáng quan ngại hơn, đà tăng giá của VND còn có thể mạnh hơn do USD đảo chiều giảm so với CNY khi Mỹ và Trung Quốc chuẩn bị ký kết thỏa thuận thương mại. Trong khi nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế tiếp tục dồi dào khi mà cán cân thương mại thặng kỷ lục hơn 9 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm; vốn FDI giải ngân đạt 16,2 tỷ USD, vốn FII đạt 10,8 tỷ USD...
Việc VND lên giá chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu, nhưng mức độ ảnh hưởng là không lớn. Thứ nhất, do mức độ tăng giá của VND không lớn. Thứ hai, do đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng thiết yếu, hoặc nguyên vật liệu sơ chế nên mức độ co giãn về giá là không nhiều. Bằng chứng là hiện xuất khẩu của Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao trong bối cảnh thương mại toàn cầu giảm tốc.
Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV cho rằng, tỷ giá không tác động nhiều đến xuất, nhập khẩu của Việt Nam do cấu trúc nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đang bị Mỹ đưa vào danh sách theo dõi về thao túng tiền tệ. Vì vậy, NHNN cần phải cực kỳ thận trọng, không để bị cuốn theo cuộc xung đột tiền tệ giữa Mỹ và Trung Quốc. "Phải lưu ý đối với nền kinh tế nước ta, ổn định vĩ mô là quan trọng nhất, muốn vậy thì cần phải ổn định tỷ giá", TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia ngân hàng, tỷ giá biến động lên xuống là điều hoàn toàn bình thường trong bối cảnh đất nước mở cửa hội nhập. Việc VND tăng giá có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng lại có thể mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Giải pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tác động tiêu cực của tỷ giá đến hoạt động sản xuất kinh doanh là các doanh nghiệp cần sử dụng các công cụ phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi... để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.n
Hà Anh
Theo Enternews.vn
VNM ETF, KIM VN30 ETF bị rút vốn, VFMVN30 ETF hút tiền trở lại trong tháng 11 Biến động thị trường thường có sự đồng pha với dòng vốn ETFs. Khi các quỹ ETFs đồng thuận hút tiền, thị trường thường có diễn biến tích cực và ngược lại khi dòng vốn rút khỏi các quỹ ETF, thị trường thường tiêu cực. Trái với đà bứt phá của thị trường thế giới, chứng khoán Việt Nam giao dịch khá ảm...