Giải mật Thủy Hử, nhận diện hảo hán: Bí ẩn cái chết của Tiều Cái
Cái chết của trại chủ Tiều Cái phải chăng ẩn tàng một âm mưu tránh quyền đoạt vị. Ai là kẻ chủ mưu ám hại Thác Tháp Thiên Vương? Mũi tên độc đoạt mạng trại chủ Lương Sơn không phải do Sử Văn Cung bắn.
Độc giả Việt Nam có lẽ vẫn còn xa lạ với thể loại giải mật các tác phẩm cổ điển. Nhưng ở Trung Quốc, giải mật đã thành một trào lưu từ lâu, và liên tục phát triển cho đến tận nay. Các tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng như Tây Du Ký, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng, Phong Thần diễn nghĩa… đều có hàng trăm người tham gia giải mật.
Giải mật là gì? Nói một cách đơn giản, đó là đi tìm những ẩn ý của tác giả cài vào trong tác phẩm của mình. Nghĩa là từ các mật ngữ, các tình tiết được che giấu kín đáo có chủ ý của tác giả, người giải mật tìm kiếm, xâu chuỗi lại với nhau trong một chủ đề. Từ đó, họ đưa ra một giả thuyết phù hợp với những gì mình tìm ra và cuối cùng là xác quyết tính hợp lý của giả thuyết đó.
Cho nên giải mật là một quá trình bất tận giải các câu đố mà tiền nhân để lại. Giải mật không phải tôn vinh hay bài xích các nhân vật, các cố sự, mà là tìm ra ý nghĩa đích thực của những tình tiết trong tác phẩm. Với một kết quả mà người giải mật đưa ra, sẽ có bạn đọc vỗ đùi khen hay, nhưng cũng sẽ có nhiều độc giả không đồng tình, có thể vì giả thuyết chưa đủ độ thuyết phục, hoặc đơn giả là vì kết quả đó không đúng như ấn tượng mà nhân vật đã ăn sâu vào đầu óc của người đọc.
Tranh Thủy Hử của Kimiya Masago.
Thủy Hử của Thi Nại Am, một trong Tứ Đại Kỳ Thư của văn học cổ điển Trung Quốc, là câu chuyện của 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc. Nhưng có thực tác giả Thi Nại Am muốn xây dựng họ thành những anh hùng hay không? Hay đây là câu chuyện của vợ lừa chồng, chồng lừa vợ, anh phản em, em phản anh, thầy dối trò, trò dối thầy?
KỲ I: Bí ẩn cái chết của Tiều Cái
Thủy Hử viết khá rõ ràng về cái chết của Tiều Cái. Trại chủ Lương Sơn dẫn quân đi đánh Tăng đầu thị, gặp phục binh nên thua chạy. Trên đường đào tẩu, Tiều Cái trúng phải độc tiễn của Sử Văn Cung. Về đến trại, Thác Tháp Thiên Vương ốm liệt giường liệt chiếu rồi chết. Bàn về cái chết của Tiều Cái, ai nấy đều cho rằng Tống Giang thấy chết mà không cứu, chỉ chăm cầu cúng, giải hạn, cúng sao, cúng vong chứ không đưa đi… cấp cứu: “Tống Giang ngồi luôn trước giường Tiều Cái mà khóc than rất là thảm thiết, các vị đầu lĩnh cũng đều ở đó mà hầu hạ trông nom.”
Rốt cuộc Tống Giang chỉ thuận nước đẩy thuyền, tiện tay dắt dê hay có sự tình ẩn giấu đằng sau? Thủy Hử đã để lại một số manh mối để thấy rằng chính Tống Giang mới là kẻ chủ mưu và người bắn lén Tiều Cái không phải Sử Văn Cung.
Tiều Cái di ngôn lại cho Tống Giang. Ảnh: Phim Thủy Hử.
Ai chủ mưu hại Tiều Cái?
Trước tiên hãy nói về trại chủ đời thứ nhất của Lương Sơn, đó là Bạch y tú sỹ Vương Luân. Cái chết của Vương Luân do Lâm Xung ra tay dưới sự thúc đẩy của Tiều Cái. Khi bảy anh em tới xin nhập bọn, sau tiệc tiếp phong, Ngô Dụng bàn với Tiều Cái: “Nếu quả hắn có bụng lưu chúng ta ở đây, thì bây giờ đã định vị thứ rồi mới phải. Việc ấy dẫu đến Đỗ Thiên, Tống Vạn cũng xin tùy theo đáp ứng chứ không hiểu được thâm ý của Vương Luân, duy có một anh chàng Lâm Xung là ngày trước đã làm qua Giáo Đầu ở kinh sư cũng đã hơi hiểu việc, nay bất đắc dĩ phải ngồi vào bậc ghế thứ tư, thì trong lòng vẫn hậm hực bất bình, xem như cách nói chuyện với bác buổi sáng thì đủ biết. Tôi xem anh ta thực là có ý trở mặt với Vương Luân; để tôi thuyết cho mấy câu, khắc là họ tính ngay lập tức.”
Tới khi Lâm Xung tóm lấy Vương Luân định đâm thì “đoạn rồi Nguyễn Tiểu Nhị ngăn giữ Đỗ Thiên, Nguyễn Tiểu Ngũ ngăn giữ Tống Vạn, Nguyễn Tiểu Thất ngăn giữ Chu Quý, làm cho bọn lâu la ở dưới đều ngây người đờ mắt mà sợ hãi kinh hồn.”
Có thể nói Lâm Xung là cánh tay, nhưng Tiều Cái mới là trí não của âm mưu lật đổ. Rốt lại Tiều Cái trở thành trại chủ đời thứ hai. Rồi cũng là nhân quả báo ứng, cái chết của trại chủ Tiều Cái sao có thể dễ dàng do người ngoài thực hiện. Hẳn nhiên là do trại chủ đời ba Tống Giang bày mưu và một vị anh em dưới trướng Tiều Cái đã ra tay hạ thủ.
Tại sao Tống Giang phải lấy mạng Tiều Cái? Xin thưa bởi họ có mâu thuẫn không thể hóa giải. Tiều Cái là trại chủ, chủ trương lên núi làm cướp, dưới tay là một đám đại đầu lĩnh rách giời rơi xuống như Lưu Đường, Nguyễn Thị Tam Kiệt, và một tay kiệt hiệt Lâm Xung nặng lòng thù oán với triều đình. Chủ trương của Tiều Cái là uống bát tửu to, ăn miếng thịt lớn, vui lòng khoái ý mà tiêu dao tháng ngày.
Ngược lại, Tống Giang đang ngồi ghế thứ hai, vốn là viên tiểu lại, Tống Giang không nặng lòng phản nghịch, phe cánh của gã cũng một dạng đại loại như Hô Duyên Chước, Hoa Vinh, Từ Ninh,… là các cựu quan tướng triều đình, vì thua trận hoặc bị ép buộc tới mức phải bỏ lên núi, nên tất cả đều có tư tưởng mong được chiêu an. Hễ Tiều Cái còn thì giấc mộng chiêu an của Tống Giang khó lòng thực hiện được.
Mâu thuẫn của Tiều – Tống có thể kể ra cụ thể ở mấy sự tình sau:
a. Hồi 41, sau sự kiện cướp pháp trường ở Dương Châu, Tống Giang lên Lương Sơn rồi muốn về đón cả nhà lên núi, Tiều Cái không đồng ý. Nhưng sau khi Tống Giang về, nhận được ba cuốn thiên thư từ Cửu thiên huyền nữ, thì không hề thấy chàng ta chia sẻ gì cho ông trại chủ mà chỉ đem ra bàn luận với Ngô Dụng. Đây có thể nói là một dạng khoét vách tường, tức tìm cách lôi kéo người của Tiều Cái.
Video đang HOT
b. Cũng từ sự kiện này, một đại đầu lĩnh thế hệ đầu của Lương Sơn Bạc đã nhìn ra manh mối. Đó là Nhập Vân Long Công Tôn Thắng. Tuy Công Tôn Thắng nằm trong nhóm bảy hào kiệt cướp sinh thần của Sái Thái sư, được Tống Giang cứu mạng, nhưng sự thực thì ơn ấy của Tống đối với Công Tôn không dày như với Ngô Dụng, Lưu Đường, Tam Nguyễn. Độc giả chắc còn nhớ Tiều Cái và Công Tôn Thắng dẫu được báo trước, nhưng do phải ở lại giải quyết sự vụ Tiều gia trang nên trốn không kịp. Nên người mà Công Tôn chịu ân sâu tha mạng phải là Chu Đồng. Anh chàng đạo sĩ này nhìn ra manh mối mâu thuẫn Tiều Cái – Tống Giang, liền thác cớ còn mẹ già nên trốn về, suýt nữa thì Nhập vân nhất khứ bất phục phản.
c. Mâu thuẫn trở nên rõ rệt khi ở hồi 46, Bệnh Quan Sách Dương Hùng, Biện Mệnh Tam Lang Thạch Tú, lên núi xin nhập bọn. Bấy giờ Tiều Cái từ chối vì hai gã trộm gà này không đáng mặt hảo hán. Tuy nhiên Tống Giang giữa chốn đông người công nhiên bác bỏ ý Tiều Cái, được Ngô Dụng và số đông tán thành “Các đầu lĩnh cùng ra sức khuyên can. Bấy giờ Tiều Cái mới thư tâm mà tha cho Dương Hùng, Thạch Tú.” Thậm chí việc đánh Chúc gia trang cũng do Tống Giang tự ý cắt đặt. Đọc đến đây ta thấy Tiều Cái trở nên cô độc lạc lõng hơn bao giờ hết ngay tại Tụ Nghĩa sảnh.
d. Hồi 57, đánh Thanh Châu, Tiều Cái muốn tìm cách vãn hồi sự tình nên muốn tự cầm quân. Tống Giang liền thẳng cánh bác bỏ: “Ca ca là ông chủ sơn trại, không thể một ngày rời bỏ ngay được. Vả chăng việc này là của tôi, người ta xa muôn dặm tới đây nếu tôi không đi, thì sao cho người ta an tâm, Vậy xin ca ca để mặc cho tiểu đệ cùng mấy anh em đi cho được việc…” Ta thấy Tống Giang nhấn mạnh việc anh em tới là vì Tống Giang chứ không phải vì trại chủ Tiều Cái.
e. Vụ Đoàn Cảnh Trụ hiến ngựa. Tác giả một lần nữa nói tới việc con Chiếu dạ ngọc sư tử là để hiến cho ngài phó trại Tống Công Minh chứ không phải dành cho ông trại chủ Tiều Bảo Chính. Tới đây thì Tiều Cái không còn cách nào khác, phải khăng khăng tự dẫn binh đi đánh rồi.
Và đó cũng là cơ hội để Tống Giang ra tay.
Đời sau có người cho rằng ba chữ Tăng đầu (tăng – zng) cận âm với Tranh đầu (tranh – zhng) ám chỉ việc tranh ngôi đầu, và tên của Tăng Thị Ngũ Hổ lần lượt là Tăng Mật, Tăng Đồ, Tăng Sách, Tăng Khôi, Tăng Thăng, không biết vô tình hữu hữu ý ghép lại là “mật đồ sách khôi thăng” – Bí mật mưu đồ đoạt ngôi đầu.
Tác giả Thi Nại Am đã thòng một câu rất giá trị: “Khi Tiều Cái đi rồi, Tống Giang liền quay về sơn trại, sai Đới Tung xuống núi đi theo, để thăm dò tình thế.” Rốt lại ai sẽ là người bắn mũi độc tiễn theo lệnh Tống Giang?
Theo doanhnghiepvn.vn
Chị dâu Võ Tòng và dàn mỹ nhân lẳng lơ phim 'Thủy Hử' 1988 giờ ra sao?
"Thủy hử" ra mắt năm 1998 và được coi là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc. Sau 21 năm, cuộc sống của các mỹ nhân trong phim đều có nhiều thay đổi.
Đảm nhận vai Phan Kim Liên là diễn viên Vương Tư Ý. Thời điểm gia nhập đoàn phim, Vương Tư Ý mới 26 tuổi. Dù nhân vật có tạo hình kín đáo nhưng nhờ diễn xuất tốt cùng với biểu cảm ánh mắt thần thái, người đẹp sinh năm 1972 lột tả thành công vẻ lẳng lơ của Phan Kim Liên.
Sau thành công của "Thủy hử", Vương Tư Ý còn tham gia nhiều bộ phim truyền hình khác như: "Công chúa Trang Cơ", "Đại Đường ngự sử Tạ Dao Hoàn"... Vài năm trở lại đây, thỉnh thoảng cô mới tham gia một vài vai diễn phụ trong phim truyền hình.
Vương Tư Ý gia nhập làng giải trí với tư cách người mẫu từ năm 13 tuổi. Nhờ lợi thế ngoại hình, mỹ nhân xứ Đài dần lấn sân sang diễn xuất và gây được ấn tượng mạnh với khán giả.
Thời điểm đóng "Thủy hử", Vương Tư Ý vướng tin đồn hẹn hò với bạn diễn Đinh Hải Phong - người đảm nhận vai Võ Tòng. Theo Sohu, để nhân vật được hoàn hảo nhất cả hai diễn viên dành nhiều thời gian và công sức cùng nghiên cứu, thảo luận kịch bản. Trong mắt người trong giới, Vương Tư Ý và Đinh Hải Phong được nhận xét đẹp đôi. Tuy nhiên, sau khi phim đóng máy, cả hai không đến với nhau. Dù chỉ là tin đồn song chuyện Vương Tư Ý - Đinh Hải Phong có tình ý với nhau khi hợp tác chung khiến bà xã nam diễn viên bị trầm cảm một thời gian. Rất may mắn, hiện tại hai vợ chồng "Võ Tòng" Đinh Hải Phong đều rất hạnh phúc.
Năm 2007, Vương Tư Ý kết hôn với chồng làm ngoài ngành giải trí. Sau đó, cô cũng dần rút khỏi làng giải trí. Theo Sohu, hiện tại hai vợ chồng Vương Tư Ý vẫn chưa sinh con dù cô đã bước sang tuổi 46.
Nhan sắc nàng Phan Kim Liên bị cho là xuống sắc so với thời còn nổi tiếng. Cô cũng ít tham gia các sự kiện giải trí mà dành thời trang tập trung cho gia đình.
Đảm nhận vai Phan Xảo Vân trong "Thủy hử" 1998 là diễn viên Ngưu Lợi. Phan Xảo Vân được miêu tả là người lẳng lơ, dù đã lấy chồng nhưng vẫn tư thông với hòa thượng. Sau khi mọi chuyện bị vỡ lở, Xảo Vân bị chồng chém mất mạng.
Ngưu Lợi sinh ra trong một gia đình quân nhân bình thường ở Bắc Kinh và tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Ban đầu, người đẹp họ Ngưu theo đuổi sự nghiệp vận động viên thể thao. Cô từng giành chức vô địch bơi lội và bắn súng. Từ năm 1991, người đẹp chuyển sang đóng phim và gặt hái được nhiều thành công. Cô từng tham gia các tác phẩm như "Trộm long tráo phụng", "Ngọc quan âm", "Tuyệt đại song kiêu"...
Ở tuổi 47, Ngưu Lợi vẫn giữ được vẻ tươi trẻ, thân hình thon gọn khiến nhiều cô gái ao ước. Khi rảnh rỗi, nữ diễn viên U50 thường dành thời gian ở phòng tập gym để rèn luyện thân thể.
Người đẹp sinh năm 1972 tự tin diện bikini ở tuổi 47 trong một chuyến đi du lịch gần đây. Ngưu Lợi hiện tại ít đóng phim, thay vào đó cô thường xuất hiện trên sân khấu các sự kiện của đài CCTV vào các dịp lễ lớn như Tết Trung thu, Tết Nguyên đán...
Không chỉ có sự nghiệp thành công, nàng "Phan Xảo Vân" còn có cuộc sống hạnh phúc và viên mãn bên ông xã. Cô kết hôn năm 1996 với một người ngoài ngành giải trí. Cuối tháng 10 vừa qua, Ngưu Lợi khoe ảnh hai vợ chồng đi du lịch kỉ niệm 23 năm ngày cưới trên mạng xã hội
Nhân vật Hỗ Tam Nương do Trịnh Sảng thủ vai. Cô được biết đến với tên gọi Đại Trịnh Sảng hay Trịnh Sảng 6X để phân biệt với tiểu hoa đán 9X rất nổi tiếng cùng tên. Trong phim, Hỗ Tam Nương là một nữ hán tử, oai phong không kém cánh mày râu.
Trịnh Sảng sinh năm 1966 tại Thẩm Dương, Liêu Ninh, Trung Quốc. Hiện nay cô vẫn tham gia đóng phim điện ảnh, truyền hình và là thành viên của Hiệp hội phim Trung Quốc.
Người đẹp họ Trịnh từng tham gia nhiều bộ phim như "Thiên Long Bát Bộ" 2003 vai Dư Bà, "Thành Cát Tư Hãn", "Lục chỉ cầm ma", "Võ Tắc Thiên" 1995....
Ngoài diễn xuất, người đẹp 6X hiếm khi xuất hiện trên truyền thông hoặc các sự kiện khác.
Nhân vật Kim Thúy Liên do Vu Nguyệt Tiên thể hiện. Kim Thúy Liên vốn là cô đào ca hát bị chủ nợ họ Trịn bắt nạt sau đó được Lỗ Trí Thâm giải cứu.
Vu Nguyệt Tiên sinh năm 1971 ở Nội Mông. Cô tốt nghiệp Học viện Sân khấu Trung ương. Triệu Bổn Sơn - danh hài giàu nhất Trung Quốc là anh rể của Vu Nguyệt Tiên. Vợ Triệu Bổn Sơn là Mã Lệ Quyên, trong khi đó người đẹp họ Mã vốn là chị họ của Vu Nguyệt Tiên.
Ở tuổi 48, diễn viên họ Vu vẫn tích cực hoạt động trong làng giải trí. Ngoài "Thủy hử", cô từng tham gia nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Series "Hương thôn ái tình", "Thư kiếm ân cừu lục", "Tây du ký hậu truyện", "Đại túy hiệp",...
Ở tuổi 50, diễn viên họ Vu được nhận xét trông vẫn cô cùng xinh đẹp và gợi cảm. Đời tư của Vu Nguyệt Tiên khá kín tiếng. Cô kết hôn với Trương Học Tùng - bạn học cùng lớp Đại học. Cặp đôi kết hôn đã lâu nhưng không sinh con. Chia sẻ trên Sohu, ông xã Vu Nguyệt Tiên cho biết, vợ anh từng muốn có một đứa con song anh đã từ chối. Lý do Trương Học Tùng đưa ra vì có con nhỏ sẽ làm phiền cuộc sống vợ chồng son của cả hai. Hiện tại, cặp đôi dành thời gian cho công việc và đi du lịch cùng bạn bè.
Vai diễn Tôn Nhị Nương được thể hiện bởi Lương Lệ. Trong phim, nhân vật Tôn Nhị Nương miêu tả là người phụ nữ sắc sảo, chân tay khỏe mạnh, tinh thông võ thuật và ăn mặc khá diêm dúa, dùng nhiều đồ trang sức. Ban đầu, Nhị Nương cùng chồng Trương Thanh mở quán rượu. Sau đó, họ cùng Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm về đầu quân cho Lương Sơn Bạc.
Lương Lệ sinh năm 1961 tại thị trấn Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, là người gốc Sơn Đông, Trung Quốc. Cô theo học múa từ khi mới 12 tuổi. Năm 1984, cô được chuyển tới công tác tại Nhà hát Nghệ thuật Nhân dân tỉnh Thiểm Tây và bắt đầu thử sức với vai trò diễn viên. Ngoài "Thủy hử", Lương Lệ còn tham gia nhiều bộ phim ấn tượng khác như "Võ Tắc Thiên", "Anh hùng xạ điêu", "Tây du ký"...
Hiện tại, diễn viên 57 tuổi vẫn tích cực theo đuổi sự nghiệp diễn xuất. Cô tham gia nhiều bộ phim truyền hình như "Bí mật của người vợ", "Thiên nhai nữ nhân tâm", "Ngã thị hạnh vận nhân"... Bên cạnh đó, Lương Lệ còn mở công ty điện ảnh và truyền hình riêng ở Bắc Kinh với tư cách chủ tịch hồi đồng quản trị. Về đời tư, nữ diễn viên từng trải qua 2 cuộc hôn nhân thất bại. Hiện tại cô sống độc thân.
Vai diễn Lý Sư Sư do Hà Tình đảm nhận. Lý Sư Sư là kỹ nữ nổi danh thời Bắc Tống với nhan sắc diễm lệ, tài năng hơn người. Sư Sư vướng vào mối tơ tình với vua Tống Huy Tông và chàng lãng tử Yến Thanh
Ngoài vai Lý Sư Sư trong "Thủy Hử", Hà Tình còn thể hiện vai Liên Liên trong "Tây du ký" 1986, Tiểu Kiều trong "Tam quốc diễn nghĩa" 1995 và Tần Khả Khanh trong "Hồng lâu mộng" 1987. Cô là diễn viên duy nhất từng góp mặt trong bốn bộ phim kinh điển chuyển thể từ Tứ đại danh tác. Xinh đẹp, tài giỏi song Hà Tình có tình duyên trắc trở. Cô từng bất chấp tất cả để kết hôn với Hứa Á Quân dù nam diễn viên đã có hai đời vợ. Năm 2003, cặp đôi ly hôn dù đã có với nhau một con chung. Vai diễn gần đây nhất của cô là nhân vật Tôn Thái hậu trong bộ phim truyền hình "Nữ y Minh phi truyện".
2sao.vn | Photobook
Theo 2sao
Cuộc đời bi thảm của mỹ nhân 'Hồng Lâu Mộng': Hai cuộc hôn nhân tan vỡ, tiên nữ cạo trọc vì bệnh ung thư Cho đến khi qua đời, những dư âm về cuộc sống và cả đường tình duyên của nữ diễn viên nổi tiếng trong "Hồng lâu mộng" vẫn khiến khán giả thổn thức. Nhắc tới những bộ phim kinh điển của Trung Quốc, người ta không thể bỏ qua bộ phim truyền hình chuyển thể từ tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng, một trong Tứ...