Giải mật thành phố cổ bị chôn vùi ngoài khơi Ấn Độ
Xâu chuỗi các mảnh ghép, nhóm khảo sát đã xác định được hai thành phố cổ dưới vịnh Khambhat, cả hai đều nằm bên bờ một dòng sông cũ và được xây rất quy mô.
Vào năm 2001, Viện Hải dương Ấn Độ đã tiến hành các cuộc khảo sát hải dương học ở vịnh Khambhat để nghiên cứu tác động của ô nhiễm đối với môi trường biển ở đây. Trong cuộc khảo sát này, họ đã có một phát hiện không thể ngờ tới.
Trong khi đang chụp quét phần đáy biển với công nghệ sonar quét sườn, tại độ sâu 50 m, các chuyên gia đã chụp được các đường nét kiến trúc khá cân đối, đều đặn và lặp lại với các đường thẳng hình thành nên các mạng lưới ô vuông. Các cấu trúc này bao phủ một diện tích lên đến 13 km2.
Ngay lập tức, chính phủ Ấn Độ đưa thêm các nhóm khảo sát với thợ lặn đến hiện trường. Họ đã xác định được rất nhiều công trình đã tạo nên các vật thể dạng lưới, đó là các bức tường đá dài được tạo từ các khối đá do con người cắt xẻ, xếp chồng lên nhau.
Xâu chuỗi các mảnh ghép, nhóm khảo sát đã xác định được hai thành phố cổ biệt lập, cả hai đều nằm bên bờ một dòng sông cũ và được xây rất quy mô. Bản đồ mạng lưới các con phố gợi tưởng đến các di chỉ khảo cổ Mohenjo-Daro, Harrapa và các thành phố cổ đại khác của nền Văn minh lưu vực sông Ấn.
Video đang HOT
Đáng chú ý hơn, các chuyên gia đã thu thập được rất nhiều di vật và bằng chứng khác về sự định cư của con người, bao gồm các đồ dùng bằng đá, gốm, kim loại và gỗ. Thậm chí họ còn tìm thấy các mảnh xương còn sót lại.
Cho đến nay, nguồn gốc các thành phố cổ dưới vịnh Khambhat vẫn chưa được xác định, và các hoạt động khảo sát vẫn được tiến hành với kỳ vọng những ẩn số lịch sử của chúng sẽ được làm sáng tỏ.
Một điều trùng hợp thú vị là các truyện cổ Ấn Độ có miêu tả các quốc gia nằm ở vùng đất khô cằn trải dài nhiều dặm ở khu vực mà hiện giờ là các vùng biển Ả Rập và Ấn Độ Dương…
T.B (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Ẩn số về thành phố khổng lồ dưới đáy biển Cuba
Cho đến nay, nguồn gốc của thành phố cổ dưới đáy biển Guanahacabibes và lý do nó nằm sâu dưới đáy biển vẫn là điều chưa được giải đáp. Không loại trừ khả năng nó thuộc về một nền văn minh mà nhân loại chưa từng biết đến...
Vào năm 2001, chính phủ Cuba thuê một số nhà hải dương học khảo sát vùng biển nằm giữa điểm cực Tây Cuba và bán đảo Yucatan, ngoài khơi khu vực mà người Cuba gọi là bán đảo Guanahacabibes.
Khi lập bản đồ đáy biển tại khu vực sử dụng công nghệ chụp quét sonar cạnh sườn, các nhà khoa học bắt đầu nhận thấy dấu tích của các cấu trúc dạng đường thẳng trông rất cân đối như thể đây là một thành phố cổ nằm ở độ sâu khoảng 670 mét dưới mặt nước.
Các thợ lặn không thể hoạt động tại độ sâu với mức áp suất lớn như thế, nên họ đã sử dụng các tàu ngầm điều khiển từ xa ROV. Đây là các robot tự hành có thể di chuyển như tàu ngầm nhỏ, trang bị đèn pha và camera có thể gửi tín hiệu hình ảnh lên bề mặt.
Điều họ phát hiện đã khiến giới khảo cổ choáng ngợp. Đó là các công trình khổng lồ được xây bằng các khối đá nặng khoảng 40 đến 50 tấn, tảng này đặt chồng lên tảng kia. Chúng có các góc cạnh hình vuông, đường thẳng và đường cong tròn, và chắc chắn là tạo tác của con người.
Sau quá trình chụp quét và lập bản đồ chi tiết công phu, các nhà thám hiểm đã xác định được 30 công trình, giữa chúng là các đại lộ rộng lớn.
Dựa trên hình minh họa của các nhà hải dương học, có thể thấy những đường nét kiến trúc khá quen thuộc như ở các di chỉ cổ đại châu Mỹ như Chichen Itza hay Teotihuacan hay Palenque. Đó là các kim tự tháp dạng bậc thang, cao, mỏng ở phía sau, cạnh kế bên là các quảng trường rộng lớn.
Dựa trên các hình ảnh tái lập, giới nghiên cứu cho rằng di chỉ này có nhiều điểm tương đồng với các thành phố cổ ở Trung Mỹ của những tộc người bản địa như Maya, Aztec, Toltec... Và có thể là nó có mối liên hệ với những nền văn minh đã được biết đến ở Trung Mỹ.
Cho đến nay, nguồn gốc của thành phố cổ dưới đáy biển Guanahacabibes và lý nó nằm sâu dưới đáy biển vẫn là điều chưa được giải đáp, bởi không có ghi chép hay truyền thuyết nào của người bản địa về một thành phố bị nhấn chìm như vậy. Cũng không loại trừ khả năng nó thuộc về một nền văn minh mà nhân loại chưa từng biết đến...
T.B (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Sự thực sốc trận vây thành chết chóc nhất thời cổ đại Theo ước tính của các sử gia, số người bị diết trong trận vây thành Jerusalem có thể lên đến một triệu. Những người sống sót thì bị gom lại và bán làm nô lệ... Diễn ra năm 70 Sau Công nguyên, trận vây thành Jerusalem được các sử gia coi là trận hãm thành đẫm máu nhất thế giới thời cổ đại....